221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
875950
Nhiều bạn đọc hưởng ứng "nói không với phóng nhanh vượt ẩu"
1
Article
null
Nhiều bạn đọc hưởng ứng 'nói không với phóng nhanh vượt ẩu'
,

Phong trào “Nói không với phóng nhanh vượt ẩu” do VietNamNet khởi xướng đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo bạn đọc cả nước. Theo nhiều bạn đọc, tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và tăng cường hình thức kỷ luật, xử phạt người vi phạm là điều quan trọng nhất để giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.

 

 
Soạn: HA 984159 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông cho người dân là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

Phan_ngoc_thach@yahoo.com

Vấn đề giao thông vẫn luôn là đề tài nóng bỏng trên các phương tiện truyền thông. Không phải bây giờ chúng ta mới nói, mới tuyên truyền. Nhiều cơ quan, ban ngành chức năng cùng vào cuộc nhưng kết quả vẫn không mấy khả quan. Tai nạn giao thông vẫn tăng, vẫn nhiều người chết vì tai nạn giao thông mỗi ngày. 

 

Theo tôi, để giải quyết một vấn đề, chúng ta phải nhìn từ nhiều góc độ. Có một đợt, các cơ quan, ban ngành chức năng làm mạnh, làm kiên quyết với các trường hợp vi phạm giao thông thì số vụ vi phạm giảm, người dân “sợ"… Xử phạt cũng chỉ là một biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm của người dân. Mục tiêu cuối cùng là người tham gia giao thông được an toàn, ý thức chấp hành luật an toàn giao thông tốt.

 

Theo tôi, việc tuyên truyền để người tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông vẫn cần phải được tiếp tục. Chúng ta triển khai tại các trường học, cơ quan, đơn vị.

 

Cùng với tuyên truyền là hình thức kỷ luật, xử phạt người vi phạm. Người vi phạm, ngoài việc xử phạt, các cảnh sát giao thông có thể gửi thông báo về tổ dân phố, trường học, cơn quan, đơn vị và yêu cầu các trường, cơ quan, đơn vị đó cũng phải có hình thức kỷ luật thích hợp. Tổ dân phố có thể dán biên bản vi phạm luật giao thông lên bảng thông báo của tổ, đồng thời phê bình trước cuộc họp tổ. Các nhà trường cũng có thể dán biên bản vi phạm luật giao thông lên bảng thông báo của trường, đồng thời có mức kỷ luật thích hợp, nặng có thể cho thôi học một năm. Các cơ quan, đơn vị cũng làm như trên, và có hình thức kỷ luật theo từng đơn vị.

 

Theo tôi xử phạt và kỷ luật vẫn là giải pháp hàng đầu. Như vậy, không chỉ cảnh sát giao thông mà tất cả các cơ quan ban ngành cùng vào cuộc và duy trì sẽ cải thiện được tình trạng vi phạm luật giao thông hiện nay.

 

Bên cạnh đó, công an, cảnh sát giao thông cũng cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ và tạo hình ảnh tốt đối với người tham gia giao thông. Cá nhân tôi thực sự chưa hài lòng với nhiều cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông trên đường phố Hà Nội. Đã bao giờ cảnh sát giao thông tự hỏi “Người tham gia giao thông nghĩ gì về mình? Họ yêu, họ tôn trọng, họ ghét hay họ sợ?” 

 

Tôi chứng kiến rất nhiều người vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, đỗ sai quy định, phóng nhanh, đèo ba,... đúng là ý thức của người tham gia giao thông kém. Nhưng nếu tại ngã ba, ngã tư có cảnh sát giao thông đứng điều khiển thì tôi tin chắc rằng, người tham gia giao thông sẽ không dám vượt đèn đỏ, không dám rẽ sai quy định hay đèo ba, không dám đứng không đúng vạch quy định… Nếu để ý, nhiều đồng chí cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ thường đứng xa ngã tư, ngã ba… Đứng ở vị trí đó làm sao cảnh sát giao thông quan sát hết được các ngả đường? Làm sao hướng dẫn người tham gia giao thông đi đúng luật? Vì ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, chưa biết hay biết mà vẫn vi phạm thì cảnh sát giao thông phải chỉ cho họ thấy cái sai, phải hướng dẫn họ đi cho đúng, không phải trường hợp nào cũng phạt, cũng lập biên bản.

 

Nguyen Ngoc Trung, 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Tôi rất hoan nghênh và ủng hộ phong trào “Nói không với phóng nhanh vượt ẩu” do VietNamNet khởi xướng. “Phóng nhanh vượt ẩu” đã để lại hậu quả đau lòng cho biết bao gia đình Việt Nam.

 

Thời gian trước đây, chúng ta đã từng rất coi trọng tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng và văn hóa. Chính nhờ cuộc cách mạng này, chúng ta đã gột rửa được nhiều thói hư, tật xấu trong dân và nó đã góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

 

Tôi nghĩ rằng, hiện nay, chúng ta cũng cần phải có một cuộc cách mạng giáo dục ý thức công dân sâu rộng trong toàn dân về mọi mặt, trong đó trước mắt coi trọng công tác giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông. Phải mổ xẻ làm cho mỗi người dân có ý thức tự giác chấp hành tốt luật lệ giao thông. Muốn có ý thức xã hội tốt thì bằng mọi biện pháp, phối hợp các tổ chức đoàn thể làm công tác giáo dục cho người dân phải có lối sống tốt, chính lối sống xô bồ hiện nay đã làm hư hỏng ý thức tham gia giao thông của người dân. Giáo dục lối sống văn minh cho người dân phải thuộc trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền trong cả nước. Lối sống của một nền sản xuất nhỏ, văn hóa làng xã khép kín, giấc mơ tiểu nông vẫn ngự trị trong ý thức của nhiều cán bộ, người dân đã làm hạn chế ý thức xã hội tiên tiến.

 

Chúng ta phải có một lối sống tốt để có một đất nước Việt Nam cất cánh bay lên. Tham gia hội nhập với thế giới, bắt đầu mỗi người dân phải thực hiện tốt ý thức chấp hành giao thông là “Nói không với phóng nhanh vượt ẩu”. Phải chăng đây là điểm khởi đầu bước hài vạn dặm của dân tộc Việt Nam?

 

Nguyễn Đình Khôi, Cầu Giấy, Hà Nội

Những ngày này, người dân Hà Nội không ai không lo ngại về tình trạng giao thông (GT) của thành phố. Nạn ùn tắc xảy ra trên diện rộng và ngày một thêm trầm trọng. Số vụ tai nạn GT tăng làm tăng số người chết và bị thương. Chỉ trong vài ngày trên đường phố thủ đô đã xảy ra 2 vụ tai nạn GT kinh hoàng với 2 vị GS đầu ngành của Việt Nam và thế giới: GS Nguyễn Văn Đạo (đã tử nạn) và GS Seymour Papert (đang rất nguy kịch). Thật đau xót và đáng hổ thẹn. Khi văn hoá đi đường thấp kém, khi luật pháp không nghiêm, khi lực lượng và phương tiện kỹ thuật không đảm bảo, không đồng bộ thì GT thành phố sẽ rối loạn, tác hại sẽ khôn lường.

 

Trước tình trạng đó, để lập lại trật tự an toàn giao thông, tôi cho rằng  thành phố phải có ngay những biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ hơn nữa.

 

Trước hết, phải huy động lực lượng đủ mạnh gồm cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công an, dân phòng, thanh niên tình nguyện,… để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhất là ở các nút trọng điểm, những giờ cao điểm. Cần phạt thật nặng mọi đối tượng vi phạm. Dùng số tiền phạt đó bồi dưỡng, khuyến khích lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng thời xử lý nghiêm những người trong lực lượng có hành vi tiêu cực hoặc không làm tròn phận sự.

 

Thứ hai, phải sửa chữa, bổ sung ngay hệ thống đèn tín hiệu giao thông, biển báo, vạch sơn,…không thể để tình trạng khi cần đèn tín hiệu giao thông nhất thì mất điện, nút cần đèn tín hiệu giao thông thì không có, nút có thì không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả như hiện nay. Phải thấy rằng  vì mất điện mà để mất đèn tín hiệu giao thông hoặc giảm đèn đường là rất nguy hiểm và thiệt hại sẽ rất lớn

Thứ ba, tăng cường tuyên truyền vận động đến từng trường học, từng cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, từng gia đình để ai nấy đều nhận rõ: Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, để đơn vị vững mạnh, doanh nghiệp hưng thịnh, gia đình hạnh phúc và đó cũng là uy tín, là danh dự của chúng ta..

 

Hoàng Ngọc Sơn, VP Tỉnh uỷ Nam Định

Qua vụ TNGT đầy tai tiếng, chúng ta cần dũng cảm nhận thấy:

 

1. Ý thức công dân của một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn quá kém, đặc biệt là giới trẻ - người quyết định tương lai đất nước; tính tự do, coi thường kỷ cương pháp luật đã ăn sâu vào tiềm thức của bộ phận công dân này, lối sống đua đòi, thiếu trách nhiệm với cộng đồng đang trở thành phổ biến trong giới trẻ, trung niên... (cả tri thức).

 

2. Chúng ta đã có sự buông lỏng về giáo dục ý thức công dân cho nhân dân, nhất là giới trẻ và trong học đường. Các biện pháp về giáo dục kiến thức pháp luật trong cộng đồng của chúng ta chưa đủ tầm, chưa thường xuyên để tạo ra sự chuyển biến mạnh về nhận thức.

 

3. Các biện pháp chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn sự bùng phát TNGT. Nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn do TNGT của các cấp chính quyền chưa thực sự đầy đủ nên các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa TNGT chưa được quan tâm đúng tầm; thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông hiệu quả, chất lượng kém.

 

4. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các phương tiện giao thông.

 

Để giảm thiểu TNGT, tôi đề nghị tập trung vào một số điểm sau:

 

1. Đưa môn giáo dục công dân vào học đường từ cấp tiểu học cho đến bậc THCN và ĐH (chú trọng giáo dục Luật Giao thông Đường bộ, Đường sắt và Đường thuỷ nội địa); môn giáo dục công dân phải trở thành môn học chính từ bậc THCS trở lên. Đẩy mạnh và thường xuyên tuyên truyền kiến thức pháp luật (chú trọng kiến thức về luật giao thông, văn minh đô thị) với nhiều hình thức cho nhân dân (nên chuyển mục an toàn giao thông ở buổi sáng hàng ngày sang buổi tối - 18h45 trên VTV1 và VTV3)

 

2. Tăng hình thức xử phạt với mức chế tài cao hơn về tài sản, xử lý hình sự không phân biệt bất kể người đi bộ, người điều khiển phương tiện thô sơ và cơ giới nhằm răn đe, ngăn chặn có hiệu quả hành vi vi phạm luật giao thông. 

 

Hoàng Hà, Nghệ An, hoangha_1954@yahoo.com.vn

"Nói không với phóng nhanh vượt ẩu", ai cũng đồng tình với nội dung của cuộc vận động này. Nhưng để làm được việc đó, ngoài việc nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục để mọi người có ý thức thực hiện đúng Luật Giao thông, đề nghị Quốc hội ban hành những biện pháp thật mạnh để xử lý những kẻ coi thường pháp luật về an toàn khi tham gia giao thông gây ra những hậu quả thật đau xót như thời gian qua.

 

Phạm Tuyết Nhung, Hà Nội

Tôi nghĩ vấn đề chấn chỉnh giao thông đô thị cần làm càng sớm càng tốt. Nhiều lúc, tôi cũng tự hỏi sao mọi người tham gia giao thông không từ tốn một chút? Nhường nhau nửa bánh xe máy có khi đỡ tắc cả đoạn đường. Tôi đi trên đường Tràng Thi, đèn đỏ dừng lại, thấy một anh thanh niên phóng vù vù qua đèn đỏ suốt dọc phố, cuối cùng tôi với anh ấy vẫn gặp nhau tại đèn đỏ ở Cửa Nam, suy cho cùng anh ta cũng có nhanh được đâu?

 

Tôi dắt con trai đi chơi trên vỉa hè, bé cứ đòi đi xuống lòng đường, tôi giải thích lòng đường dành cho xe ô tô và xe máy, người đi bộ đi trên vỉa hè. Đúng lúc đó có đoàn người rất đông đi dưới lòng đường, lúc này tôi giải thích cho con tôi khó làm sao.

 

Mong lắm Hà Nội ngày một văn minh hơn.

 

Nguyễn Tân, 10/14 Đào Duy Từ, Đà Nẵng

Tôi đồng ý là cần nâng cao ý thức công dân nhưng chỉ một phần thôi. Quan điểm của tôi là nâng cao ý thức hành xử công việc toàn bộ cơ quan quản lý các cấp của Nhà nước. Trong vấn đề giao thông, nếu như tất cả cảnh sát giao thông làm đúng theo luật thì ngay cả những người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định cũng đều bị xử phạt. Nếu như cảnh sát giao thông hành xử cương quyết thì làm gì có chuyện xe lớn bị tội, xe nhỏ ít tội; nếu như ở mỗi quận có một đội cảnh sát thường trực đi lại trên phố thì liệu có kẻ dám phóng nhanh vượt ẩu? Tại các quốc lộ, giá như các chủ tịch xã chịu khó quy hoạch các sân phơi lúa cho dân thì làm gì có chuyện người dân đem lúa ra đường phơi, gây cản trở giao thông...

 

Tóm lại, quan điểm của tôi cho là để tạo nên ý thức công dân, trước tiên phải tạo nên ý thức của các cấp quản lý từ địa phương trở lên.

 

Hà My, ĐH Thủy Lợi

Tai nạn giao thông hiện nay đã lên tới mức báo động đỏ, đặc biệt là đường bộ. Chỉ trong có mấy ngày, tai nạn giao thông đã làm chúng ta mất đi một Giáo sư giỏi và một Giáo sư bị thương nặng. Đó là những người nổi tiếng và được đưa tin trên báo. Người làm ra của chứ của không làm ra người. Hãy biết thương yêu quý trọng bản thân mình.

 

Theo tôi, khi chưa có giải pháp cụ thể về hạn chế xe máy, chúng ta cần làm ngay hệ thống cầu vượt cho người đi bộ qua đường ở những cung đường rộng, phạt thật nặng những người sang tắt, không đúng quy định. Từng bước giảm thiểu xe máy bằng cách cấm đi vào một số tuyến phố giờ cao điểm. Có như vậy mới có thể dãn lượng người và tạo dần ý thức dùng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi bộ.

 

Nếu nhà nước không có những giải pháp cứng rắn ngay từ bây giờ, theo chủ quan của tôi, hai năm nữa, người dân đi bộ cũng khó chứ chưa nói tới đi xe. Thiết nghĩ các cơ quan chủ quản hãy mạnh tay, cho dù còn nhiều ý kiến chưa đồng tình nhưng tương lai sẽ có lợi.

 

Phùng Tiến Bộ, Trung Kính, Hà Nội
Tất cả chúng ta chắc không có ai đã quên bài học vỡ lòng đầu tiên về câu chuyện "Hai con dê con". Ý nghĩa nhân văn trong bài học đó rất sâu sắc.  Nhưng đáng tiếc, trong khi giảng về bài học đó, ít thầy cô giáo tiểu học nào lại giảng giải cho các em ý nghĩa sâu xa đó. Mà phần lớn chỉ giảng về phần "chữ viết" là chính để rồi mãi về sau này khi lớn khôn rồi ta mới hiểu phần "nghĩa" của câu chuyện ngụ ngôn đó. Là một phụ huynh đang có con đi học, tôi mạo muội góp một ý kiến nhỏ, mong sao nền giáo dục của nước nhà sẽ có những thay đổi, hòng tạo ra những thế hệ mới vừa hồng vừa chuyên theo đúng nghĩa của nó!

 

 

 

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,