Dẫu Ông Bush, bà Rice có thế nào đối với việc này việc khác, nhưng riêng với vấn đề Việt
Trong những ngày qua, thư từ, ý kiến bạn đọc liên tiếp gửi về Toà soạn ViệtnamNet để Chúc mừng Hội nghị cấp cao APEC14 và cũng bày tỏ tình cảm, nguyện vọng của người dân nước chủ nhà với các vị lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, đặc biệt là Nguyên thủ các nước chính thức thăm Việt Nam nhân dịp này.
Có thể nói Trung Quốc, Nhật Bản, Nga , Mỹ, Chi lê nước nào, vị nguyên thủ nào cũng có những mối quan hệ đặc biệt . Nhưng với các vị khách đền từ nước MỸ: Ông Bush, bà Rice thì vẫn là trung tâm chú ý của đại đa số người dân Việt … Bởi như nhiều người nói, 50 năm qua, nước Mỹ, chính trường Mỹ đã quá gay cấn về vấn đề Việt Nam và ngược lại không một gia đình Viêt Nam nào lại không bị tác động vì cuộc chiến đương đầu với nước Mỹ.
Với tâm thế như vậy, Ông Bush tránh sao khỏi dè dặt, nhưng rồi điều bất ngờ đã đến với ông và những cộng sự . Đó là sự đón tiếp chân thành nồng hậu của người dân Việt
Lý giải về vấn đề này anh Đinh Quốc Đức (45 Đào Duy Từ HN) viết: Với quốc gia Hoa Kỳ, chúng tôi là thế hệ được sinh ra sau chiến tranh, nhưng chúng tôi là công dân Việt Nam nên tôi cũng rất hiểu về cuộc chiến ấy... Nếu có thể gửi thông điệp này của tôi đến các vị lãnh đạo và nhân dân Hoa Kỳ nhân dịp tổng thông Bush sang tham dự hội nghị cấp cao APEC VIET NAM 2006 thì tôi xin được nói rằng: ”Chiến tranh là việc của quá khứ và mọi thứ đã qua đi. Ngày nay, chúng tôi coi người dân Hoa kỳ là những người bạn bởi có rất nhiều người dân Hoa Kỳ phản đồi chiến tranh Việt Nam trong quá khứ và rất nhiều người hiện nay mong muốn tìm hiểu, hợp tác với Việt Nam và chắc chắn trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẻ, sâu sắc hơn... Chúng tôi cũng mong muốn mọi rào cản giữa Việt
Đó là tiếng nói của hầu hết lớp trẻ- khá rõ ràng, phải chăng vì họ chưa phải đối đầu quyết liệt nên có cái nhìn thanh thản!
Có lẽ đó là điều băn khoăn, Bỡi vậy khi một cựu chiến binh quân giải phóng miền nam năm nay đã vào tuổi 70- tuổi xưa nay hiếm, người đã từng chiến đấu ở chiến trường ác liệt viết thư cho Tổng thống G.Bush và ngoại trưởng C.Rice, thì lập tức bức thư được dư luận chú ý. Ông Trương Hoàng Dũng tác giả bức thư khẳng định: Ngày ấy, là một chiến sĩ Giải phóng quân Miền Nam Việt nam với đầy đủ ý thức giác ngộ về ý nghiã và nghĩa vụ của mình đối với lý tưởng của cuộc chiến đấu, tức sự sống còn của bản thân, của gia đình, của cả dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc tôi mà tôi đang dấn thân. Vậy vì sao ông viết thư cho Tổng thống bush? câu trả lời cũng rất tự nhiên:
Sự hâm mộ và thiện cảm của cá nhân tôi cũng như của nhiều người thuộc thế hệ chúng tôi dành cho hai vị Tổng thống đầy cá tính (Bill Clinton, George Bush) và hai vị nữ ngoại trưởng (Madeleine Albright, Condoleezza Rice) đầy thông minh, bộc trực, cả quyết trong trong quan hệ quốc tế và cũng đầy nữ tính và khiêm tốn trong tiếp xúc với nhân dân Việt nam; có nghĩa là chúng tôi hiểu được, và quí trọng các vị đó vì quí vị đó đều là sứ giả mang những thông điệp của thiện chí và hoà giải, đã đặt nền móng cho sự thành tâm hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác lâu dài vì lợi ích của hai nước chúng ta. Không ai mà không có thiện cảm với những người như thế với những sứ mạng như thế.
Đồng cảm với người cựu chiến binh, nhiều người tán thành câu nói đầy trách nhiệm và trí tuệ của nguyên Tổng thống Bill Clinton "chúng ta không thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể xây dựng được tương lai tốt đẹp giữa hai nước chúng ta"...
Có ý kiến đánh giá một cách sòng phẳng; Dẫu Ông Bush, bà Rice có thế nào đối với việc này việc khác, nhưng riêng với vấn đề Việt
Dẫu ông Bush đến Hà Nôi không có món quà quý "PNTR ",nhưng không ai trách ông và tin lời thanh minh của ông: Tổng thống muốn,nhưng chưa được". Có một nhận xét hết sức lý thú: ở vị trí như ông G..Bush khi tới Việt nam, ông đã được hàng triệu người Việt Nam quan sát chặt chẽ (Tất nhiên là qua truyền hình). Và thật lạ: Đến Việt nam, đến với một đất nước "vốn thù đich" vậy mà trông ông luôn nở những nụ cười, khác hẵn với hình ảnh của ông trên màn hình, báo chí khi ông đến nơi này, nơi nọ.
Trong số những nền kinh tế thành viên APEC đã có những đồng minh của Mỹ mang quân đến Việt Nam và họ đã sớm nhận ra trách nhiệm của mình trong quá trình góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh để lại với những công trình nhân đạo cụ thể được nhân dân các địa phương ghi nhận .....và đã có một số bạn đọc đề nghi Mỹ cần giúp đỡ nhân đạo cho nạn nhân chất độc da cam, cũng như giúp đỡ nạn nhân chiến tranh nói chung ....Bạn đọc đặt vấn đề sao không bố trí mời lãnh đạo nước Mỹ đến thăm các trại nuội dưỡng trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, làng SOS....
Nhân sự kiện Tổng thống Mỹ và Tổng thống
Từ vị trí cụ thể của mình, lớp trẻ nhìn vào cơ hội học tập, họ quan tâm đến học bỗng ,visa ...Doanh nghiệp quan tâm đến luật lệ kinh doanh....Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất mà tất cả mọi ý kiến gửi về đều thống nhất như bạn đọc Huy Cường từ thành Vinh xứ Nghệ viết:
Lịch sử của hai nước chúng ta tuy có nhiều duyên nợ , song hôm nay Chúng ta gác lại quá khứ và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Trong thời gian vừa qua tôi rất khâm phục Ngài trong các quyết sách thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt nam của chúng tôi. Người dân VN luôn biết ơn ngài trong các hoạt động gần đây đã giúp VN trong việc gia nhập WTO và nhiều các hoạt động ý nghĩa khác.Có thể nói vị nguyên thủ nào cũng có mối quan hệ đặc biệt . Nhưng với các vị khách MỸ thì vẫn là trung tâm chú ý của đa số người Việt
Hôm nay, Ngài và Phu nhân đã đến Việt nam. Chắc ngài đã nhìn nhận thực tế một Việt nam trên đà đổi mới, phát triển . Một đất nước mà người dân chúng tôi đang mong đợi quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt- Mỹ phát triển cho xứng tầm mong đợi của nhân dân hai nước. . Là thời điểm mới, mong quan hệ hợp tác của hai nước mãi mãi tốt đẹp và sớm bù đắp lại những gi trong quá khứ đã từng xảy ra với người dân của hai nước chúng ta.
-
Phan Ánh
Ý kiến của Bạn?