Bài viết WTO – Giáo dục và sự thắng thua đã nhận được rất nhiều ý kiến tâm đắc, đồng tình với tác giả rằng nguồn nhân lực có tri thức là yếu tố quyết định tới sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Nhưng làm thế nào để Việt
Nguyễn Xuân Lành, Pháp
Tôi đã gặp được bài báo duy nhất đề cập về khả năng trí tuệ của dân tộc như là yếu tố quyết định cho sự phồn thịnh của một quốc gia. Đây là điều mà tôi xác quyết từ lâu. Trí tuệ, tư duy, sáng tạo chính là kho tàng quý hoá nhất của một dân tộc. Bởi vậy, ngành phải cải tổ đầu tiên ở Việt
Chinh Truc
Một bài viết tuyệt vời, giáo dục quả là cần thiết nhất cho sự phát triển của một quốc gia. Cơ hội đã đến,thách thức cũng rất lớn, nhưng tôi nghĩ rằng Việt
Thật đáng phải suy nghĩ nghiêm túc khi không có nước nào trên thế giới công nhận một bằng ĐH của Việt
Hoang Le Minh, Hà Nội
Chắc chẳng ai còn bàn cãi việc có cần hay không tri thức! Nhưng để cung cấp cho nguồn nhân lực dồi dào(?), chúng ta không chỉ cần có trường lớp, cần có sách giáo khoa hay những điều kiện vật chất khác. Bản thân tôi cũng là một sinh viên, còn đang học tập trên ghế nhà trường, tôi thấy điều kiện học tập cũng không tồi lắm. Nhưng để có được thành công thì không thể nói suông được. Liệu sinh viên hay ngay cả giáo viên đã thực sự làm việc hết mình chưa? Đã bao giờ họ làm việc chỉ do chống đối?
Ai cũng biết WTO là một sân chơi lớn, ở đó không dành cho những người còn mang nặng tư tuởng bao cấp, bảo thủ, ỉ lại. Và cũng không thể tồn tại lối làm ăn nhỏ, vì lợi trước mắt mà bỏ đi uy tín của mình. Phải chăng chúng ta cũng sẽ phải trải qua những quy luật tất yếu của các nước đang phát triển khi gia nhập WTO?
Phạm Trúc Việt, HV Hành chính Quốc gia
Tôi đã đọc bài viết trên và thấy rằng nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có tri thức là vô cùng quan trọng và cần thiết nhất hiện nay. Muốn làm được điều đó, ngành giáo dục phải nhìn thẳng vào chất lượng đào tạo hiện nay. Đây là vấn đề đã được nói nhiều nhưng giải quyết tới nay vẫn chưa triệt để. Nên có cách nhìn mới về giáo dục, không chạy đua theo thành tích,mà phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Làm được điều đó, chắc chắn chúng ta sẽ đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển hiện nay.
Lê Nết, net.le@lctlawyers.com
Cảm ơn bài báo rất hay. Giáo dục là quan trọng. Nhưng giáo dục cái gì lại càng quan trọng hơn. Ngoài giáo dục, tôi mong chúng ta lưu ý thêm một điểm nữa: tính chủ động. Lâu nay, chúng ta được giáo dục phải nghe lời, phải chờ ý kiến chỉ đạo, chờ phân bổ công tác, chờ chỉ tiêu… thì nay là lúc không thể chờ chỉ đạo được nữa. Bây giờ là lúc chủ động hay là chết.
Vu Dinh Chi
Bài viết rất hay, nhưng có lẽ nên thêm phần trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý ngành cần phải làm gì? Nhân dân đang mong chờ người sáng suốt!
Đỗ Ngọc Quỳnh, dnquynh@hcm.fpt.vn
Hoàn toàn tán thành ý kến trong bài viết của tác giả. Hôm nay tôi rất lo khi đọc trong báo "Tuổi Trẻ" là "học phí sẽ tăng từ 4-10 lần". Như vậy giáo dục, đào tạo sẽ dành cho ai? Ai sẽ sống sót, chứ không chỉ thắng thua, khi "cả dân tộc bước ra biển lớn". Mong sao, không chỉ mong mà chúng ta cùng chiến đấu, để "ai cũng được ấm no, ai cũng được học hành".
Tran Tan Anh, t.anh@sdv.com
Cần phải có những bài viết với nhiều con số cụ thể như thế này mới làm cho mọi người hiểu được sâu sắc. Vâng, nếu không muốn bị thụt lùi thì phải có tri thức, câu hỏi đặt ra là: Một vấn đề lớn như vậy mà chỉ có một trang giấy, xin tác giả cho thêm những phân tích sâu sắc hơn, cụ thể hơn và thiết thực hơn. Xin cảm ơn.
Quang Huy, huybkk47@yahoo.com
Theo tôi, đã vào WTO thì mọi thứ phải thay đổi để thích nghi. Giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên cải cách giáo dục đòi hòi rất nhiều tiền của và thời gian. Điều chúng ta có thể làm hàng ngày là giáo dục con cái chúng ta, học sinh chúng ta. Chỉ có những con người ý thức được và tự giác mới không bị tụt hậu. Chúng ta luôn nói rằng nước ta có nhiều tài nguyên, có truyền thống lịch sử hào hùng, theo tôi đó là một sai lầm. Bây giờ chúng ta phải đổi lại khẩu hiệu: "Nước ta thuộc các nước nghèo nhất thế giới, nếu không học thì sẽ không bao giờ vươn lên được".
Thai Anh, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài phân tích của tác giả Bùi Văn đã nói lên mặt trái của ngành giáo dục hiện nay. Với nguồn nhân lực cực kì dồi dào và tiềm năng, chúng ta phải làm gì để tận dụng và phát huy hết khả năng, tạo đà cho sự phát triển của đất nước? Muốn có tri thức tốt phải có cơ sở giáo dục tốt, muốn có nền giáo dục tốt phải có hệ thống sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy tốt và con người tốt, muốn có hệ thống đồng bộ về giáo dục phải có định hướng đúng do Nhà nước vạch sẵn và triệt để thực hiện. Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi cho riêng ngành giáo dục mà cho tất cả các ngành.
Lê Lý Thuận, Q. 8, Tp.Hồ Chí Minh
Trong lịch sử nhân loại, dù ở lĩnh vực nào, những người đi tiên phong bao giờ cũng là nhóm người ưu tú nhất. Một dân tộc khôn ngoan luôn giúp đỡ hoặc hỗ trợ những người đi tiên phong. Từ việc mở mang bờ cõi, khám phá thiên nhiên đến cả những cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại nhất, những người đi tiên phong ấy hầu hết đều được sự giúp đỡ cần thiết của các nhà lãnh đạo anh minh. Người đi tiên phong phải chịu sức ép rất lớn của cuộc “khai phá”, “mở lối”. Với sự dũng cảm phi thường, những người đi tiên phong đã đem đến cho những người đi sau “một tiền lệ” để số đông còn lại tiếp tục dấn bước. Trong “cuộc chiến” ấy đôi khi họ phải thất bại trước sự cản lối của chính con người.
Vậy thử hỏi, chúng ta hiện nay có ai là “người tiên phong” hay không? Theo chủ quan của người viết, dân tộc Việt Nam, trước ngưỡng cửa WTO, vẫn đang có nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực đang là “kẻ tiên phong”. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta đã có chính sách gì? Cơ quan nào phát hiện và giúp đỡ những người ấy hay không?
Quang Huy, huybkk47@yahoo.com
Theo tôi, đã vào WTO thì mọi thứ phải thay đổi để thích nghi. Giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, cải cách giáo dục đòi hỏi rất nhiều tiền của và thời gian. Điều chúng ta có thể làm hàng ngày là giáo dục con cái chúng ta, học sinh chúng ta. Chỉ có những con người ý thức được và tự giác mới không bị tụt hậu. Chúng ta luôn nói rằng nước ta có nhiều tài nguyên, có truyền thống lịch sử hào hùng, theo tôi đó là một sai lầm. Bây giờ chúng ta phải đổi lại khẩu hiệu: "Nước ta thuộc các nước nghèo nhất thế giới, nếu không học thì sẽ không bao giờ vươn lên được". Và theo tôi, khi đã gia nhập WTO, vấn đề liên quan đến giáo dục cần cải cách nhất đó là trình độ ngoại ngữ. Muốn hội nhập cần ngoại ngữ. Hãy coi tiếng Anh là tiếng Hội nhập. Không thể đi làm việc với đối tác lại cứ phải thông qua phiên dịch.
Phạm Bách, Vinh, Nghệ An
Tôi rất tâm đắc với bài viết của tác giả Bùi Văn. Tôi có cảm giác như một luồng sinh khí mới đã chảy dạt dào trong chính bản thân mình. Được xếp vào hàng ngũ công dân dưới 30 tuổi, chiếm 56% tỉ lệ dân số Việt Nam, tức nguồn "tài nguyên" lớn của cả dân tộc, tôi tự hào lắm chứ. Hơn lúc nào hết, tôi cũng như thế hệ trẻ hôm nay của đất nước đã và đang rất phấn khởi, tự tin sẵn sàng cho cho công cuộc hội nhập quốc tế đầy thử thách ở phía trước. Tin rằng với cơ hội mới và bản lĩnh của cả một dân tộc vốn giàu bản sắc và truyền thống, chúng ta sẽ từng bước tự tin sánh vai cùng các quốc gia phát triển trên thế giới.
Lê Thị Thu Vân, ytvctan@hcm.vnn.vn
Tôi là người viết không giỏi, ý không hay. Tôi không hề giỏi về bình luận chính trị, không hay về phân tích kinh tế. Nhưng khi đọc xong bài viết này, từ sâu thẳm trong tôi cảm thấy rất ưng ý với nội dung bài này. Bài viết nói lên được điều lo lắng khắc khoải - mà tôi nghĩ trong mỗi chúng ta - những người có chút quan tâm đến tình hình đất nước và sự chuyển mình đang hướng lên của dân tộc ta - những người có chút băn khoăn khi thấy các nước quanh ta luôn đi trước và đứng trên mình - làm mình luôn có chút tự hỏi khong biết khi nào mình mới có thể ngẩng mặt lên được với cường quốc năm châu. Tôi rất tâm đắc với câu này của tác giả bài viết "Thế hệ này không được phép bỏ lỡ, để thế hệ mai sau khỏi mang niềm tiếc nuối." Một chút ưu tư chia sẻ với tác giả.
Ý kiến của bạn?