Nhiều bạn đọc VietNamNet gợi ý một số cải tiến trong dịch vụ công chứng trước sự quá tải, thủ tục rườm rà, cùng một số tiêu cực phát sinh ở các phòng công chứng hiện nay.
Vo Va Bui,
USA, vovabui@yahoo.comChuyện giải quyết thủ tục hành chính nói chung, chuyện công chứng nói riêng những chuyện như thế ở quê nhà vẫn còn là cơm bữa và thực đáng buồn.
Nơi tôi đang ở, dịch vụ công chứng phố nào cũng có vì nó đã được tư nhân hóa. Theo tôi, điều đó cũng không có gì là ghê gớm cả, những cơ sở công chứng đều là những người làm về luật, họ có kiến thức về luật, họ phải đăng ký và chịu trách nhiệm với luật pháp về công việc mà họ công chứng. Cho nên, chuyện công chứng bên này không quá vất vả như quê ta. Tại sao chúng ta không học những cái văn minh cải cách của các nước khác nhỉ?
Thu Hồng
Đi công chứng, quá nhọc nhằn! Tôi cũng là người từng đi công chứng, công chứng hợp đồng thuê nhà mà mất cả ngày, một ngày ấy đối với một người làm được rất nhiều việc, hơn nữa phòng công chứng quy định là phải đánh máy hợp đồng ở cơ quan công chứng (không sử dụng hợp đồng tự đánh ở nhà). Vì vậy, chi phí cho một lần công chứng như vậy tôi cũng chẳng biết bao nhiêu tiền, chỉ biết có là khi tôi đóng tiền, thủ quỹ bảo tôi phải đóng 100 ngàn, cả ngày chờ đợi mới chứng nhận được giấy tờ nên bảo sao nghe vậy cho xong, đến khi nhận hóa đơn thanh toán để ký tên thì chỉ thấy có 50 ngàn. Khá ngạc nhiên nhưng tôi đã chán ngấy với việc chờ đợi nên cũng chẳng muốn tranh cãi làm gì, chỉ mong sao thoát được chỗ công chứng càng sớm càng tốt.
Ngày nay, nhu cầu công việc đòi hỏi người người đi công chứng, nhà nhà đi công chứng. Thiết nghĩ, các cơ quan chức trách quản lý hệ thống công chứng thế nào, nhưng các thủ tục thì quá rắc rối, thời gian chờ đợi quá lâu, cũng chẳng có ai hướng dẫn các thủ tục cho người đến công chứng, nếu có thì thái độ của người hướng dẫn cũng nặng nề, qua loa... Như vậy, công chứng là gì nhỉ?
Tran Ba Minh, Thái Nguyên
Tôi không ở Hà Nội nhưng tôi đã từng chứng kiến việc công chứng tại phòng công chứng Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội. Tôi thấy những điều quý báo phản ánh là hoàn toàn đúng. Theo tôi, chúng ta nên học một chút văn minh của các nước trên thế giới. Có nước nào cần nhiều giấy tờ công chứng như ở Việt
Ly Son Tung, lysontung@fpt.vn
Tôi đã nhiều lần đi công chứng giấy tờ, tôi thấy nhân viên ở phòng công chứng làm việc hết sức vô nguyên tắc, họ vặn vẹo và đòi hỏi những giấy tờ mà từ trước tới nay không bao giờ cơ quan nào đòi hỏi. Điều đáng buồn là vẫn với một số giấy tờ đó, chỉ việc gửi mấy “cò mồi” là làm được rất dễ dàng. Mong các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mỗi khi đi, bỏ bớt những giấy tờ thủ tục không cần thiết.
Ngọc Tuân, Hà Nội
Tôi đã nhiều lần phải đến phòng công chứng số 1 Bà Triệu để công chứng tài liệu và thấy rằng tại đây luôn quá tải. Lượng người công chứng rất đông, đến muộn chút là có thể phải quay về chờ đầu buổi khác. Vì lượng người đông như vậy, giấy tờ công chứng đưa vào lại không có việc kiểm soát chặt chẽ nên nếu xảy ra việc mất giấy tờ thì cũng không có gì làm chứng. Tôi nghĩ nên có biện pháp cụ thể hơn về vấn đề này.
hanoicvn@yahoo.com
Việc chờ đợi trong các phòng công chứng không có gì là mới cả, nhưng có lẽ nguyên nhân dẫn đến việc đó có khi một phần do chính những nhà tuyển dụng lao động. Họ luôn đòi hỏi hồ sơ nộp phải có công chứng. Điều đó có thực sự cần thiết không khi chỉ là bộ hồ sơ để tuyển chứ chưa phải đã là nhân viên chính thức của đơn vị mình? Hơn nữa, nên chăng các phòng công chứng trang bị hệ thống xếp hàng tự động, như đã sử dụng trong các ngân hàng, người dân đỡ phải chen lấn mệt mỏi?
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội
Tôi là người hiểu rõ quy định của nhà nước về công tác công chứng, tôi rất nhiều lần đã đi công chứng tại UBND xã, huyện. Tôi thấy một vấn đề bức xúc nhất đặt ra lại là: ở các điểm công chứng, người ta lại chỉ công chứng cái mà người ta thích công chứng, chứ không phải cái mà pháp luật quy định công chứng đúng thẩm quyền. Đặc biệt, tất cả các giấy tờ uỷ quyền, về nguyên tắc, UBND xã, huyện được công chứng, chứng thực, song hễ là giấy uỷ quyền khiếu nại thì mặc dù nghị định 53/2005/NĐ-CP quy định là được phép uỷ quyền, song UBND xã Minh Khai đã bị UBND huyện Từ Liêm yêu cầu không công chứng, chứng thực.
Ngay tại phòng công chứng nhà nước số 3 của Hà Nội đặt tại phố Trần Đăng Ninh, cũng phải tới lần thứ ba, sau hai lần đấu trí, đấu luật với công chứng viên, tôi mới có được một giấy uỷ quyền thể hiện được đầy đủ ý chí, nguyện vọng của đương sự, còn hai lần trước, công chứng viên cũng ghi giấy uỷ quyền cắt xén đỡ quyền hợp pháp của đương sự. Và dù tôi có thể viết ra đầy đủ nội dung uỷ quyền phù hợp với quy định của pháp luật, công chứng viên cũng không công chứng mà chỉ công chứng vào bản do công chứng viên soạn thảo (để thu được 30.000 đồng tiền soạn thảo văn bản?).
Lương Thế Quang, Tp.
Tôi cũng đã nhiều lần đi công chứng nên cũng thông cảm với bức xúc của các bạn. Chúng ta có cách nào khác để khắc phục nỗi khổ này không nhỉ? Tại sao các công ty, cơ quan nhà nước cần bản công chứng? Ngay bản thân họ cũng không biết trả lời thế nào? Bởi vì có bản gốc chỉ cần một động tác đối chiếu khi chính thức tiếp nhận thì đâu đến nỗi người dân cứ phải dài cổ đi công chứng. Tôi xin nhắc bạn là bản công chứng chỉ dùng đuợc 6 tháng thôi, sau 6 tháng bạn lại phải... chờ tiếp đấy! Theo tôi, cách nhanh nhất chấm dứt tình trạng này là bỏ quy định công chứng, dân đỡ khổ, để các công chứng viên làm việc khác có ích cho xã hội hơn, phải không?
Manh Duc, Hà Nội
Theo tôi, để chấm dứt tình trạng quá tải ở các phòng công chứng, Nhà nước nên quy định thật cụ thể và rõ ràng từng loại giấy tờ cần phải công chứng, mỗi loại giấy tờ có thể công chứng ở cấp nào. Hơn hết các quy định đó phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trước phòng công chứng.
Ý kiến của bạn?