221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
822716
Giảm nửa công chức để chống tham nhũng, bạn đọc nghĩ gì?
1
Article
null
Giảm nửa công chức để chống tham nhũng, bạn đọc nghĩ gì?
,

Ý tưởng giảm một nửa số công chức để chống tham nhũng của TS Lê Kiên Thành đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình, chia sẻ của bạn đọc VietNamNet. Bên cạnh ý kiến cho rằng cần thiết phải thanh lọc đội ngũ công chức, không ít bạn cũng băn khoăn nếu được thực thi, quy trình sẽ thanh lọc ai, liệu lãnh đạo có quyết tâm thanh lọc…

 

Cần thiết phải thanh lọc và đổi mới

 

Soạn: AM 847333 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cần thiết giảm số lượng công chức để tăng lương, tăng hiệu quả công việc.

Phương Mai, netle2000@yahoo.com
Tôi rất vui mừng vì ý kiến của TS Lê Kiên Thành. Trong số công chức cần giảm, đầu tiên có thể giảm là công chức trong các đơn vị sự nghiệp. Hiện nay, chúng ta đã có Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Như vậy cơ chế đã có, chỉ cần chờ thực hiện. Theo thống kê của Bộ Nội vụ, số lượng công chức trong các đơn vị sự nghiệp là đông nhất (bao gồm giáo viên, bác sỹ, phóng viên…), số lượng khoảng 1,6 triệu người. Nếu giảm được số lượng công chức này thì sẽ tiết kiệm đáng kể ngân sách .

 

Trước tiên, các cơ quan Nhà nước nên hỏi thẳng các công chức của mình: ai muốn làm công chức, ai muốn chuyển sang hợp đồng lao động. Nhiều giảng viên, bác sỹ cũng không có nhu cầu phải trở thành công chức - họ có thể lựa chọn giữa việc ở lại công chức, và ra khỏi công chức để thành lập doanh nghiệp tay trái, kiếm thêm thu nhập cho mình và gia đình một cách chính đáng. Họ chấp nhận làm việc hợp đồng với mức lương thấp hơn. Như vậy là đã giảm được rất nhiều.

 

Chúng ta phải tạo ra một cú đấm, cú đấm thép mới có đủ sức công phá để chọc thủng lưới tham nhũng vừa cứng, vừa dày lại bùng nhùng đã kết tụ hàng thập kỷ qua. Vận nước đang lên, khi thế dân đang hăng hái, chỉ còn chờ người lãnh đạo.
Trong các đơn vị hành chính, cũng có thể giảm công chức bằng biện pháp kêu gọi tự nguyện như trên, song việc chuyển họ sang chế độ hợp đồng cần phải ban hành cơ chế. Tôi tin rằng để giảm biên chế không cần phải nhiều biện pháp cứng rắn mà chỉ cần cơ chế thoáng. Kinh tế của ta đang phát triển, thậm chí là phát triển "nóng", rất nhiều cơ hội cho những người không làm công chức, mở cơ chế cho công chức thời điểm này là phù hợp nhất.

 

Lê Thị Hoài Thu, hoaithu1304@yahoo.com
Tôi đồng ý với quan điểm của TS Lê Kiên Thành. Hiện nay, Nhà nước chúng ta đang "lãng phí" chỗ ngồi quá lớn, tồn tại quá nhiều cán bộ, công chức ngồi chơi xơi nước, không đủ năng lực và đạo đức, điều đó không chỉ "lãng phí" mà còn ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, có tâm huyết. Đã đến lúc cần thanh lọc bộ máy công quyền. Đừng để cán bộ, công chức của chúng ta bàng quan, ỷ lại nữa.

 

Chúng ta phải đổi mới thì mới tiến bộ được, đừng hô hào nữa, hãy bắt đầu ngay hôm nay để cho đất nước phát triển mai sau. Tôi thấy hiện nay lãnh đạo các cấp thiếu tính quyết đoán, chúng ta phải dám làm, nếu chưa có được tính sáng tạo thì học tập các nước trên thế giới, có quá nhiều bài học chúng ta học tập và áp dụng được.

 

NVMạnh, Hải Phòng, nong_domo@yahoo.com
Tôi tin rằng, hoàn toàn có thể tinh giản khoảng 60% cán bộ hưởng lương ngân sách từ nay đến 2010, đặc biệt trong một số ngành không trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất, dịch vụ... . Hãy xem nhà nước những năm 50 hiệu quả thế nào với rất ít cán bộ công chức. Chúng ta có thể ngay lập tức tinh giảm 30% cán bộ nhưng hiệu quả quản lý Nhà nước sẽ tăng lên rõ rệt. Chẳng hạn nếu huỷ bỏ chế độ quản lý hộ khẩu lỗi thời, chúng ta có thể ngay lập tức tinh giản khoảng 3% số công chức liên quan.

 

. Việc tinh giản này cần thông qua tuyển chọn theo các tiêu chuẩn do chính người dân đòi hỏi. Nhà nước nên quan tâm đến vấn đề mà anh Thành nêu ra để thực hiện càng sớm càng tốt.

 

Trân Kim Tuấn, Hà Đông, Hà Tây
Tôi cũng đồng tình phải giảm bớt số công chức đi. Số lượng cán bộ thì nhiều mà được việc thì ít.

Một lần tôi đi mua máy tính, gặp một anh cán bộ đi mua cho cơ quan. Thật khôi hài khi anh ta hỏi rằng: "Nâng lên 1 hay 2 triệu".

 

Một ông sau vài năm làm giám đốc ngân hàng thuộc hệ thống Nhà nước đã mua nhà lầu, thay 2 cái ô tô, khách đến nườm nượp, dẫn cháu chắt ra làm ngân hàng... Thiết nghĩ sao lại không có tiêu cực, tham nhũng?

 

Tham nhũng bắt nguồn từ sự dễ dãi, lỏng lẻo của nhà nước. Nếu bây giờ chúng ta cứ giảm số công chức thừa có chọn lọc một cách kĩ lưỡng. Tăng lương cho những người làm việc hiệu quả. Kết hợp với quản lí chặt các nguồn ngân sách, có thể sẽ tác động tích cực giảm tham nhũng. Hi sinh một số công chức bù nhìn là cần thiết, nhưng cần có chọn lọc một cách hợp lí. Theo tôi, chúng ta cần có một bước đột phá trong cuộc chiến chống tham nhũng. Tôi đề nghị phải có một luật chống tham nhũng thật nghiêm khắc.

 

Nguyen Chan Thanh, Hà Nội
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông Thành. Việt Nam chúng ta đã và đang tồn tại một nạn hết sức vô lý đó là "phong bì". Tại sao lại phải phong bì? Chưa có nước nào giống nước ta cả. Vụ trưởng, vụ phó, chuyên viên các vụ đều đã có lương, đi học là làm theo yêu cầu nhà nước, tại sao lại phải nhận phong bì?

 

Tôi tin rằng để giảm biên chế không cần phải nhiều biện pháp cứng rắn mà chỉ cần cơ chế thoáng. Kinh tế của ta đang phát triển, thậm chí là phát triển "nóng", rất nhiều cơ hội cho những người không làm công chức, mở cơ chế cho công chức thời điểm này là phù hợp nhất.
Tôi thấy trong một cuộc hội thảo cả tây và ta, tất cả những ông bà Tây đều từ chối nhận phong bì. Ngay cả nhân viên là người Việt Nam làm cho các công ty nước ngoài cũng từ chối nhận phong bì. Vì sao? Vì lương của họ đã được thoả đáng và cơ quan có chính sách là không cho nhân viên nhận phong bì khi đi hội thảo.

 

Do đó, tôi đề nghị hãy để tất cả các khoản chi phí cho phong bì đi vào tiền lương. Đồng thời phải điều chỉnh bậc lương ban đầu cho cán bộ mới tốt nghiệp đại học. Với mức lương khởi điểm 1.86, cán bộ không thể sống nổi. Bậc này cần phải được tăng lên gấp đôi. Đồng thời việc tăng lương những năm tiếp theo phải chậm lại để đảm bảo khi về hưu anh không phải đạt mức lương cao ngất trời, 7 phẩy, 8 phẩy...

 

Theo tôi, chỉ có cấp Bộ trưởng là có xe đưa đón, còn lại nên phụ cấp vào lương. Nếu một vụ phó đi xe con thì phải nuôi thêm một tài xế, mà cuối cùng phải đưa tài xế vào biên chế. Đây là một sự phức tạp cần được gỡ bỏ ngay. Tôi cũng đề nghị trong các đề tài khoa học, hãy bỏ dứt điểm các phần chi phí hội họp cho phong bì, chỉ có ăn trưa hoặc cà phê giữa buổi mà thôi.

 

Thanh lọc ai? Lãnh đạo có quyết tâm thanh lọc?

 

 

Phạm Bá Tám, Vinh, Nghệ An
Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của TS Lê Kiên Thành về việc muốn chống tham nhũng phải giảm biên chế bộ máy công chức hiện có khoảng 1/2 đến 2/3. Nhưng vấn đề khó nhất là ở chỗ giảm ai? Xin thưa với anh Thành, anh có đặt vấn đề là phải có "bộ lọc" thật tốt, nhưng nói thật với anh, "bộ lọc" mà anh nói là những ai mới được chứ. Thủ trưởng ư? Đúng quá đi chứ! Nhưng sự đời thì ngược lại, thủ trưởng có khi lại phải nằm trong diện "bị lọc". Vậy không khéo người tích cực, người không tham nhũng lại bị "lọc" trước tiên.

 

Minh, Hà Nội
Rất ủng hộ ý kiến của ông Lê Kiên Thành về việc giảm công chức để tăng lương. Nhưng vấn nạn đặt ra ở đây là: Những ai sẽ quyết tâm làm? Hay chỉ quyết tâm trên miệng để rồi lặng im nhiều năm? Tôi nghĩ rằng nên phỏng vấn cả những vị chủ chốt thì sẽ biết ngay tinh thần của họ đối với ý kiến trên.

 

Ngô Xóm Tự, Việt Trì, Phú Thọ
Anh Thành nói quá hay, quá đúng. Và như vậy chúng ta không thể chống được tham nhũng trong vòng 20 năm tới vì hệ thống hành chính của ta đang tồn tại 2/3 công chức dạng con ông, cháu cha hoặc đã dùng tiền mua được biên chế. Những người này rất đủ bằng cấp mặt dù nhiều người không biết quy đồng mẫu số hay giải phương trình bậc nhất... nhưng giảm biên chế làm sao được vì họ rất đủ tiêu chuẩn chỉ thiếu mỗi kiến thức thôi.

 

Xuân Hương, 3b/67 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Rất hoan nghênh VietNamNet đã gợi mở nhiều diễn đàn, chủ đề để độc giả tâm huyết có thể tham góp chính kiến. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thức được rằng tâm huyết của chúng ta cũng chỉ nói mà ít làm được.

 

Trước tiên nói về sự trì trệ, kém phát triển ư? Có vị  chẳng đã từng là nhân viên, công chức, trưởng thành từ phong trào, sống trong cơ chế và đã từng đả phá, lên án sự trì trệ đó sao? Nhưng khi có cơ hội nắm cờ trong tay, hỏi họ đã “phất” như thế nào? Ai tham nhũng ư? Dân đâu có thể tham nhũng, công chức bình dân đâu có cơ hội? Vậy chỉ còn quan chức! Chống tham nhũng ư? Không phải chúng ta cũng đã nói rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp sao? Chỉ đơn thuần là kê khai tài sản của cán bộ, công chức cũng đã khó rồi, hỏi rằng chống từ đâu?

 

Thực tế, để phòng và chống các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội xưa nay, chúng ta cũng đã có hệ thống các cơ quan chức năng từ Trung ương xuống địa phương. Nhưng rồi bộ phận này kém hiệu quả, tha hóa… chúng ta lại đề xuất thành lập một bộ phận mới với hy vọng bộ phận mới này sẽ hiệu quả hơn. Suy cho cùng vẫn là bình mới rượu cũ.

 

Nay có thể lấy Ban chống tham nhũng làm điểm không? Nơi đó phải quy tụ cho được những người chiến sĩ trung kiên, vì dân vì nước, một lòng phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh không? Đơn vị này có cơ chế hoạt động đặc thù riêng, cầm quyền vì công, chấp chính vì dân. Và điều quan trọng là không thể không cải tiến mức nhập thỏa đáng đối với những người trong đội ngũ này.

 

Chúng ta phải tạo ra một cú đấm, cú đấm thép mới có đủ sức công phá để chọc thủng lưới tham nhũng vừa cứng, vừa dày lại bùng nhùng đã kết tụ hàng thập kỷ qua. Vận nước đang lên, khi thế dân đang hăng hái, chỉ còn chờ người lãnh đạo.

 

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,