221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
804679
Các DN nên chú trọng nội dung khi sản xuất game online
1
Article
null
Các DN nên chú trọng nội dung khi sản xuất game online
,

Các doanh nghiệp nên sản xuất ra những trò chơi có nội dung thuần Việt như các tích cổ Thạch Sanh hay Sơn Tinh - Thủy Tinh, Âu Cơ - Lạc Long Quân... mà ở đó, các nhân vật cũng có thể lên rừng xuống biển diệt trừ yêu ma, thủy quái, giết giặc bảo vệ dân lành để thấy được phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam...

 

Soạn: AM 799207 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hầu hết nội dung game online nói về ma quái, bạo lực.

Game online một trò chơi trực tuyến mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, đang phát triển mạnh trong lứa tuổi học sinh - sinh viên hiện nay. Về mặt được và chưa được, đã có nhiều ý kiến đóng góp cho loại hình trò chơi này. Dưới góc độ của người làm công tác quản lý, cá nhân tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau:

 

Thông thường, đã là trò chơi thì đều mang tính giải trí. Tuy nhiên, đối với game online thì lại không phải hoàn toàn như vậy. Thực chất các game thủ đều chơi "chuyên nghiệp", kể từ đứa trẻ 12 - 13 tuổi đến những bác sỹ, kỹ sư, công chức thế hệ mới. Nói như thế nghĩa là game online đã thực sự là một nhu cầu không thể thiếu được của thế hệ trẻ ngày nay mà không phải vì lý do "giải trí". Nếu ai nói chơi game để giải trí chỉ là sự bao biện. 

 

Đối với doanh nghiệp sản xuất game online, có cung là có cầu, các doanh nghiệp sản xuất các trò chơi hiện nay thực chất là nhập khẩu để thế chỗ cho các trò chơi đã xuất hiện từ trước của nước ngoài, thêm phụ đề tiếng Việt nên dễ chơi hơn trước nhiều. Số lượng game thủ do đó tăng mạnh, doanh thu cũng tăng theo. Xu hướng chung còn tiếp tục tăng mạnh cùng với sự phát triển CNTT của đất nước. Như vậy, game online đang trở thành một ngành sản xuất "thời thượng" và phát triển với tốc độ cao.

 

Sau vài năm phát triển gần như "tự nhiên", giờ đây chúng ta có thể thấy rõ các mặt được và chưa được của game online, cũng như sự yếu kém trong công tác quản lý. Theo cá nhân tôi, sự yếu kém thể hiện rõ ở 2 vấn đề:

 

Về nội dung, các văn bản quản lý của nhà nước mới chỉ đề cập chung chung như cấm các trò chơi mang nội dung chống CNXH, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc..., những điều mà hầu hết các doanh nghiệp cung cấp trò chơi không muốn vi phạm và thực tế là chưa có trường hợp nào vi phạm. Nhưng thực chất nội dung các trò chơi đang thịnh hành trên mạng hiện nay ra sao? Hầu hết nói về ma quái (MU, PTV...), bạo lực (gunz, halflife, gundbound...) hay lịch sử, thuần phong mỹ tục của nước ngoài (Võ lâm truyền kỳ, TS...).

 

Bảo vệ sức khỏe cũng là một vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm nhưng cho đến nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể của cấp Bộ, trung ương và chế tài kèm theo về vấn đề này.

 

Tại Lào Cai, cách đây 3 năm, chúng tôi mới tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định tạm thời, trong đó cấm học sinh từ PTCS trở xuống chơi điện tử trong giờ học chính khóa, cấm các cơ sở cho học sinh chơi ngoài 22 giờ để hạn chế ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe của các em học sinh nhỏ. Tuy nhiên, do không có chế tài nên việc áp dụng cũng chỉ có chừng mực.

           

Từ thực tế trên, cá nhân tôi muốn đóng góp một số ý kiến như sau:

 

Về quản lý nội dung, tôi rất muốn có những quy định cụ thể làm sao khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất ra những trò chơi có nội dung thuần Việt như các tích cổ Thạch Sanh hay Sơn Tinh - Thủy Tinh, Âu Cơ - Lạc Long Quân... mà ở đó, các nhân vật cũng có thể lên rừng xuống biển diệt trừ yêu ma, thủy quái, giết giặc bảo vệ dân lành để thấy được phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam... Các nhân vật trong trò chơi có thể rong ruổi khắp mọi miền đất nước, giao lưu với các dân tộc Bắc - Nam, qua đó người chơi sẽ rèn giũa được bản lĩnh con người, hiểu và tiếp thụ được những nét văn hóa tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

 

Sẽ càng tuyệt vời hơn nữa nếu như các nhà sản xuất game tham khảo ý kiến các nhà giáo dục, đào tạo để đưa thêm vào game kiến thức về địa lý, lịch sử, xã hội các vùng như núi cao, sông rộng, biển sâu... Quan điểm "Học mà chơi - Chơi mà học" sẽ hiệu quả hơn bao giờ hết.

 

Về việc bảo vệ sức khỏe cho người chơi, tôi rất tán thành với quan điểm ấn định thời gian, chỉ muốn bổ sung thêm: Người viết các trò chơi cần tham khảo ý kiến của các nhà tâm lý giáo dục. Các doanh nghiệp sản xuất game có thể viết các trò chơi thành từng phần, chương. Mỗi chương kéo dài 3 -4 giờ, khoảng cách giữa các chương kéo dài 3 -5 phút, có các trò thư giãn nhẹ nhàng khác. Trong chương chia thành các phần, kéo dài 50 - 60 phút, giãn cách 1 - 2 phút… Như thế sẽ giảm bớt căng thẳng cho người chơi, tạo cơ hội rời khỏi trò chơi cho những người đang có việc khác mà chưa dứt ra được.

 

Trên đây là một số ý kiến nhỏ rút ra trong quá trình hoạt động quản lý dịch vụ Internet của cá nhân tôi mấy năm qua. Mong được đóng góp để các nhà làm luật tham khảo, ban hành những văn bản có tính khả thi cao về quản lý dịch vụ này.

 

  • Bùi Hồng Hải, Phòng VH-TT Tp. Lào Cai

 Ý kiến của bạn?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,