Nước Anh cũng thuôn dài như Việt nam mà có một mạng đường sắt mật độ nhất thế giới. Họ có được mạng đường sắt là nhờ huy động tư nhân đầu tư cổ phiếu. Nước Nga ngày đầu cách mạng đã nghĩ ngay đến tuyến đường xuyên Si-be-ri. Nước Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ v.v. không có quốc gia nào không nghĩ đến việc mở rộng mạng đường sắt để phát triển đất nước. ... Nhiều bạn đọc tiếp tục mong muốn sớm bắt tay ngay vào hiện đại hóa đường sẳt Việt Nam.
Ho ten: Nguyễn Văn Thơ
Dia chi: Thành phố Hồ Chí Minh
Email: nguyenvantho05@yahoo.com
Hãy xây dựng đất nước bằng sự quyết tâm của cả dân tộc !
Đọc bài “Đường sắt cao tốc xuyên Việt – Mong muốn và hiện thực”, tôi không khỏi chạnh lòng. Chạnh lòng không phải vì đây là lần đầu tiên tôi được biết đến một công trình lớn của dân tộc bị từ chối vì cái nghèo. Mà vì tôi sợ rằng rồi đây cái nghèo nó sẽ đeo đuổi mãi, cản trở con đường đi lên của dân tộc ta, để rồi chúng ta, con cháu ta lại vẫn cứ nghèo. Có nhiều lí do để giải thích vì sao ta nghèo, nhưng cũng có nhiều thứ mà người ta đổ lỗi cho cái nghèo. Tại nghèo, vì nghèo mà,…
Một anh nông dân vì nghèo nên anh ta chỉ dám mơ ước đến một cuộc sống vừa đủ, anh ta không dám mua một chiếc máy cày, anh ta không dám mơ đến việc mở rộng đất đai để gia tăng sản xuất vì anh ta không có nhiều tiền nên anh ta không dám làm. Nói đúng hơn là vì anh ta sợ, vì sợ mà không dám làm. Có thể cuộc sống của anh ta rồi đây cũng sẽ khá hơn, nhưng anh sẽ bị bỏ rơi phía sau khi so với những bạn bè cùng hoàn cảnh với anh nếu như họ có quyết tâm và hoài bão hơn anh.
Điều tôi nghĩ cũng chỉ là tương đối thôi bởi vì mơ ước và thực tế là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Đìều tôi muốn nói ra đây là đâu rồi sự quyết tâm của cả một dân tộc? Chẳng lẽ chúng ta cứ mãi để cái nghèo chi phối ước mơ được sánh vai cùng các cường quốc năm châu của cả dân tôc ta?
Một dân tộc mạnh là một dân tộc có chung quyết tâm và cùng chung hoài bão. Một dân tộc yếu là một dân tộc mà không gắn kết được các cá thể với nhau. Nhưng làm sao để có được sự đồng lòng của một dân tộc? Để trả lời câu hỏi này, hãy tự hỏi rằng chúng ta có tự hào về dân tộc ta hay không ? Trong quá khứ, để làm nên hai cuộc kháng chiến vĩ đại, chúng ta phải gắn kết được lòng dân cùng với một quyết tâm sắt đá. Nếu không có hai thứ ấy, liệu cách mạng đã có thành công hay không ? Mà vì đâu chúng ta có được hai thứ ấy ? Đó chính là lí tưởng. Lí tưởng là tài sản tinh thần, là niềm tự hào chung của cả dân tộc lúc ấy.
Còn ngày nay, công cuộc xây dựng đất nước cũng vậy, phải có sự đồng tâm hiệp lực của cả dân tộc, phải mạnh dạn xây dựng những công trình lớn, vĩ đại để khơi dậy niềm tự hào của dân tộc.
Dù tốn bao nhiêu đi nữa cũng không bằng mất đi sự quyết tâm của cả dân tộc. Hãy tạo một luồng sinh khí mới để dân tộc ta thoát ra khỏi tư duy cũ, tư duy của cái nghèo ! Sự quyết tâm đồng lòng của cả dân tộc mới chính là nguồn tài sản quý giá nhất !
Trần Hữu Duy
: Giảng viên Khoa Vật Lý - Trường Đại học Đà Lạt
Email: tranduydlu2005@yahoo.com.vn
Đường sắt cao tốc: không thể chờ cho giầu mới làm.
Đất nước chúng ta đang một ngày phát triển, đó là niềm mong ước và tự hào của mỗi người dân Việt
Bởi vì:
Thứ nhất, chính tốc độ chậm chạp của các chuyến tàu hiện nay đã làm chậm đi một phần không nhỏ sự phát triển kinh tế, tuy nhiên trong điều kiện đường bộ cũng không tốt hơn là bao và tai nạn thường xuyên rình rập thì bắt buộc người ta khi vận chuyển một khối lượng hàng hoá lớn phải chọn đường sắt.
Thứ hai, dân số Việt Nam là hơn 83 triệu người và dự báo đến năm 2020 là khoảng 100 triệu người – là một trong những nước có dân số lớn trên thế giới, lớn gấp đôi so với số dân của Hàn Quốc (khoảng 47 triệu người hiện nay). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người dân sẽ ngày một tăng cao và với yếu tố an toàn, nhanh chóng thì nỗi lo về hành khách là phi lý.
Thứ ba, tôi xin được nói rằng, đất nước Hàn Quốc với chiều dài chỉ khoảng hơn 400km, với một mạng lưới đường bộ cao tốc cực kỳ hiện đại, mạng lưới xe buýt cực kỳ tiện nghi đi đến khắp các tỉnh nhưng người ta vẫn lựa chọn tàu cao tốc. Điều này đặt ra cho ta suy nghĩ như thế nào? Đó là bởi vì so về tốc độ thì rõ ràng đường bộ không bao giờ so sánh được với đường sắt cao tốc, so về tính an toàn thì càng không thể so sánh. Tôi đã đi tàu cao tốc của xứ Hàn, với tốc độ đỉnh có thể đạt được là 300km/giờ, một phong cách phục vụ không khác gì máy bay và một giá cả cạnh tranh với xe buýt liên tỉnh thì rõ ràng không ai lại không lựa chọn đường sắt cả.
Thứ tư, chúng ta không đủ tài chính để xây dựng một lúc cả toàn tuyến, nhưng chúng ta có thể xây dựng từ từ, đoạn nào công nghiệp phát triển hơn chúng ta xây trước và sau đó hoàn thiện dần. Tôi đồng ý với ông Quang Nghiã rằng chúng ta không thể cải tạo mạng đường sắt hiện có thành cao tốc vì rằng đường cao tốc phải thẳng, không thể cong cua như hiện nay được, và tuyệt đối không thể cho người dân đi qua đường sắt được mà phải làm hầm chui. Tôi đã sống ở Hàn Quốc và thấy rằng, không chỉ đường sắt mà ngay cả đường bộ cao tốc, không bao giờ người dân được phép băng qua đường, người ta làm hầm chui hoặc cầu vượt để đi qua.
Quyết một lần để được mai sau, một chính sách không thể làm thoả mãn mọi người trong hiện tại, nhưng rồi tương lai con cháu chúng ta sẽ nhớ đến chúng ta. Chẳng phải người Hàn xây dựng tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên nối Seoul và Busan cũng vấp phải sự chống đối dữ dội từ phe đối lập, cũng phái vét toàn bộ ngân khố quốc gia đó sao, và hãy nhìn lại Hàn Quốc bây giờ xem, bao giờ chúng ta mới được như họ?
Tôi mong các nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn và phải có sự quyết đoán. Có như thế đất nước ta mới mau chóng bắt kịp các nước năm châu. Tôi hoàn toàn ủng hộ dự án này.
Ho ten: Lê Tiến Dũng
Dia chi: Hoàn Kiếm, Hà Nội
Email: dunglemui@yahoo.com
Một vài câu hỏi gửi anh Quang Nghĩa
: Gửi anh Quang Nghĩa. Trong bài viết của anh tôi thấy anh dựa vào những tiền đề sau để phân tích vấn đề không nên cần thiết đầu tư “quá sớm” tuyến đường sắt cao tốc:
. “Các nghiên cứu việc sử dụng đường sắt 1,435 mét cao tốc ở các nước thế giới đương đại cho thấy, sự ra đời của đường sắt cao tốc trên thế giới trên hết vẫn là nhằm giải quyết khối lượng vận tải hàng hoá, hành khách rất lớn mà các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt khổ 1m vốn có không thể thực hiện nổi. Đó là tiền đề cần cho sự hình thành nên dự án xây dựng ĐSCT ở các quốc gia.” Và ví dụ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có nhu cầu khối lượng chuyên chở lớn nên cần phát triển ĐSCT
“Nghiên cứu chiến lược phát triển giao thông quốc gia Việt Nam" do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) phối hợp với Tổng công ty Tư vấn GTVT (TEDI) lập tháng 7 năm 2000 cho hay, đến năm 2020 trên tuyến đường sắt 1,000 mét Hà Nội-Sài Gòn sẽ có 5 khu đoạn hàng ngày chuyên chở từ 20.000 đến 25.000 lượt khách, một khu đoạn là 39.000 lượt khách/ngày và 2 khu đoạn đầu và cuối của tuyến đường là 64.000 lượt khách/ngày. Với khối lượng chỉ có như vậy, còn rất lâu mới đạt tới ngưỡng phải sử dụng tới ĐSCT như các quốc gia kể trên”
Vậy tôi có những câu hỏi để phản biện lại như sau:
1. Anh đã đặt ra câu hỏi: 2020 Việt Nam trở thành nước CNH_HĐH thì nhu cầu chuyên chở của đường sắt sẽ lớn không? vậy việc “đầu tư để duy trì, nâng cấp tuyến đường sắt hiện có là hoàn toàn cần thiết” có còn phù hợp nữa không? Hay lúc đó chúng ta lại phải quay về giải quyết bài toán tụt hậu.
2. Anh có thể cho biết JÍCA đưa ra những đánh gíá / dự báo về nhu cầu chuyên chở của ĐS Việt Nam đến 2020 dựa trên thực tế của tuyến đường sắt 1mét/ hay khổ đường nào khác? Và họ có đưa ra đánh giá về khả năng chuyên chở của tuyến ĐSCT khác (khổ 1,435 met chẳng hạn) nếu Việt Nam đầu tư không? Họ có đưa ra đánh giá nếu chúng ta sử dụng tuyến ĐSCT thì khối lượng chuyên chở/ lợi ích khác có tăng lên không?
Tôi nghĩ ; chỉ khi nào họ có được đánh giá về lợi ích của cả 2 tuyến đường này mang lại thì kết luận “đầu tư để duy trì, nâng cấp tuyến đường sắt hiện có là hoàn toàn cần thiết” của anh mới có được đánh giá toàn diện hơn.
Ngoài ra trong những yếu tố khác như:
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực: khi mà Viêt Nam gia nhập WTO thì có ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải của VN, việc liên kết tuyến đường sắt của khu vực ASEAN+ Trung Quốc, có cần thiết để chúng ta thay đổi tuyến đường sắt hiện nay không?
2. Tốc độ xã hội hoá ngày một nhanh, việc trao đổi, di chuyển lao động giữa các địa phương với nhau diễn ra thường xuyên ( tức là lao động sống, thường trú ở địa phương khác, nhưng làm việc ở địa phương khác) thì khi đó đuờng sắt 1 mét có đáp ứng được vấn đề thời gian di chuyển hàng ngày của họ không? ( tôi thấy ở các nước phát triển họ giải quyết vấn đề này bằng ĐSCT).
3. Tốc độ đô thị hoá, khu công nghiệp đang diễn ra ở khắp các địa phương, nhu cầu chuyên chở đang ngày càng tăng lên? Anh có nghĩ rằng việc chuyên chở bằng ĐS hiện nay chưa thoả mãn được lợi ích của chính những yếu tố này nên nó chưa thu hút được các thành phần kinh tế sử dụng ĐS không?
4. Anh nói Nhật Bản phải mất 40 năm “đến nay mới có được 2.047 km ĐSCT”, và theo anh thì hiện nay “việc đầu tư xây dựng ĐSCT Việt Nam là quá sớm”. Vậy thì khi nào tại Việt Nam là đúng thời điểm, hay là 60 năm nữa chúng ta mới có thể bắt kịp các nước khác? Lúc đó anh có nghĩ chúng ta lại thụt lùi so với thế giới là bao nhiêu năm nữa?
5. Anh nói “ Việc nóng vội đầu tư có thể dẫn đến 20-25 năm sau, khi hoàn thành tuyến đường, thu nhập người dân tăng cao, giá vé máy bay giảm, nhu cầu hành khách từ Hà Nội vào Sài Gòn bằng tàu hoả sẽ không còn như ngày hôm nay nữa”. Đấy là việc chuyên chở dân dụng? còn nếu xét đến việc chuyên chở hàng hoá công nghiệp thì tôi nghĩ lúc đó năm 2020 ĐSCT sẽ phát huy tác dụng lớn hơn nhiều so với chuyên chở dân dụng?
Trên đây chỉ là một số câu hỏi, mà tôi thật sự chưa thấy được lời giải đáp trong bài viết của anh. Mong anh và bạn đọc cùng tranh luận vì “Một Việt Nam lớn mạnh trong tương lai”
Ho ten: Trần Công
Dia chi: matxcova
Email: rusatech@yandex.ru
xây dựng đường sắt cao tốc tuyến Hà nội - Hải phòng rất có lợi và rất khả thi trong tình hình đất nước hiện tại
Tôi đã theo dõi rất lâu loạt bài về xây dựng tuyến đường sắt
Ho ten: Nguyễn Anh Tuấn
Dia chi: 21 hàng mắm Hà Nội
Một tuyến đường sắt đôi là rất cần và có thể:
Trước hết tôi xin cảm ơn và bày tỏ thiện cảm với J
1- Một hay nhiều nhà máy luyện thép tại Việt nam để sản xuất ray, tà-vẹt v.v. ( than, quặng, nhân công ta đều có với giá rẻ)
2- - Nhân công làm đường sắt sẽ góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người đang thất nghiệp. Điều kiện để làm thêm tuyến đường sắt ngày nay thuận lợi hơn rất nhiều so với 100 năm trước đây. Chính tuyến đường sắt đang có là một yếu tố cực kỳ thuận lợi cho việc xây dựng tuyến đường sắt tương lai. Nếu có ai phản biện ý kiến này thì tôi xin đưa ra ý kiến cuối cùng.
3- Mở cửa cho lĩnh vực xây dựng kinh doanh đường sắt để ai có khả năng thì tự do nhảy vào. Nhà nước có thể miễn thuế cho các nhà đầu tư một thời gian thật hấp dẫn nếu họ còn e ngại.
Ho ten: Nguyen Duc Thang
Dia chi: Dai hoc Vu Han _ Trung Quoc.
Email: ruandesheng0811@yahoo.com:
Xây dựng ngay đường sắt cao tốc để chạy đua với thời gian
Tôi không đồng tình với bài viết của bạn Quang nghĩa, phải chăng những người làm trong ngành đường đường sắt không nghĩ đến tương lai đất nước. Tôi nghĩ rằng nhà nước nên đầu tư ngay cho việc chuyển đổi khổ đường sắt 1435, vì tôi nghĩ với số tiền 480.000 tỷ đồng mà dàn trải đầu tư trong 25 năm là không hè lớn .Các bạn thử nghĩ xem qua mỗi năm GD
Đường sắt Việt Nam |
Ho ten: Nguyễn văn Sự
Dia chi: Long Thành - Đồng Nai
Email: nguyensu@hcm.vnn.vn:
Sao khó thế.
Nếu nói như tác giả bài báo, phải hiểu như thế nào khi trong thời
Ho ten: nguyen thuy linh
Dia chi:
Email: hi_prettydolphin@yahoo.com:
Hẫy vì đất nước 20 năm sau!
Tôi thấy dự án xây dựng lại mạng lưới đường sắt ở việt nam là rất đúng đắn, chúng ta đã đi sau thế giới rất lâu về tất cả mọi mặt. vì thế chúng ta phải có những chuyển biến tích cực hơn để cuộc sống của chúng ta trở nên an toàn và văn minh hơn.Tôi hy vọng chúng ta sẽ làm được.
Ho ten: NGUYỄN VĂN HÒA
Dia chi: C500- Thanh Xuân - Hà Nội
Cần có cái nhìn đổi mới –nhân văn vể Đường sắt Việt
Hệ thống đường sắt Việt nam hiện nay về cơ bản vẫn là hệ thống đường có từ thời thực dân đô hộ cai trị đất nước, nó phục vụ cho việc vơ vét tài nguyên thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, nó chỉ rộng có 1 mét . Khi nhân dân ta làm chủ từ 1945 đến nay chưa làm được việc mở rộng để tăng tốc .
Nay đất nước đã 20 năm đổi mới,giành những thành tựu thì việc mở rộng đường sắt nước ta theo tiêu chuẩn quốc tế để hội nhập là cần thiết. Gia nhập WTO còn phải dày công vận động các nước,còn việc mở rộng ĐSVN để hòa mạng chẳng nhẻ lại cứ tốc độ 30-40 km/h như hiện nay ?. KTS Trần Đình Bá đã nghĩ ra một sáng kiến hay làm nức lòng nhân dân và trí thức. Đất nước ta hiện nay có hơn 13 ngàn Tiến Sỹ ,hàng triệu kỹ sư- cử nhân không lẽ không nghĩ được cách để hiện đại DSVN ,hay cứ phải ngồi nhìn sự lạc hậu kéo dài,hay lại làm động tác bàn lùi kiểu như một số bài viết để chứng tỏ sự thông hiểu về đường sắt.. Dù ở cương vị nào mong quý vị cũng nên có sáng kiến hay ý kiến ủng hộ cho ĐSVN và nhân dân VN. Nếu có sáng kiến hay hơn ông Trần Đình Bá thì ông nên gữi tới Quốc Hội và chính phủ để áp dụng. Nhân dân sẻ trân trọng tôn vinh quý vị . Không nên có những lời lẽ coi thường những đề xuất có tính đột phá trên bước đường đi lên . Kinh nghiệm cho thấy nhiều thành tựu hết sức quan trong của đất nước này đã bắt nguồn từ người dân ....làm và cuuói cùng các nhà khoa học lại đi theo để tổng kết...
Ho ten: Nguyễn Tuấn
Dia chi: 90/15 Bà Huyện Thanh Quan, T
Email: tuannguyenpps@ptsc.com.vn
Đó là vấn đề "tầm nhìn" trong quy hoạch và quản lý vĩ mô
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của KTS Trần Đình Bá. Việc mở rộng khổ đường sắt theo chuẩn quốc tế 1.435 và xây dựng đường đôi sẽ mang lại lợi ích cực kỳ to lớn cho ngành đường sắt, cho vận tải công cộng nói riêng và cho lợi ích của đất nước nói chung trong điều kiện địa hình nước ta trải dài theo hướng Bắc-Nam. Qua sự việc này, chúng ta một lần nữa lại được chứng kiến tầm nhìn ngắn trong quy hoạch, trong quản lý vĩ mô của các cơ quan tham mưu cho nhà nước. Ngoài đề án nâng cấp đường sắt, chúng ta không thể không nhớ đến những bài học "tầm nhìn ngắn" khác như nâng cấp cải tạo Cảng Sài Gòn, mở rộng khu công nghiệp Tân Bình, xây dựng cầu vượt qua quốc lộ 5, v.v. để mà rút kinh nghiệm. Tầm nhìn ngắn sẽ không những làm lãng phí sức người sức của mà còn kéo dài sự lạc hậu, trì trệ của đất nước. Cụm từ "có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam" đã được các nhà hoạch định quá lạm dụng hoặc để biện minh cho "tầm nhìn ngắn" của mình. Với tầm nhìn ngắn như thế này, biết bao giờ và chúng ta phải lãng phí bao nhiêu tiền của nữa mới có thể sánh vai cùng các nước trong khu vực, đó là chưa dám nói đến sánh vai cùng các cường quốc năm châu?
Ho ten: Hung Nguyễn
Email: tony22tran99@yahoo.com
: Mạng đường sắt liên châu Á qua Việt
K/G: Ông Quang NGhĩa: Theo bài viết của ông tôi thấy rằng ông là người trong ngành và rất tâm huyết vấn đề trên. Nhưng tôi cho rằng nghiên cứu này vẫn chưa đủ. Cụ thể là hiện nay các nước đều tiến tới DSCT và sau này mạng đường sắt liên châu Á qua Việt
Hiện nay kinh doanh, dịch vụ đường sắt là rất yếu kém (dân chúng chỉ dùng đường sắt trong dịp lễ) rất lãng phí hiện nay dùng khổ 1m đã thừa công suất cần chi DSCT.
Tôi nghĩ trước mắt việc cần làm ngay là tạo cạnh tranh trong đường sắt để sức hút khách hàng, nâng cao năng lực chuyên chở như khoán hẳn bán vé, doanh thu, chi phí cho từng con tầu, cho thuê khô, thuê ướt... Về lâu dài cần có nghiên cứu thật tỉ mỉ dành qũy đất thích hợp cho DSCT sau này. Tránh trường hợp ngồi trong nhà dân với tay là tới đoàn tầu như hiện nay.
Ho ten: NGY i: Binh Dịnh:
: Cần hiện đại hoá ngành đường sắt
: Việc phải chi hết bao nhiêu tiền với thời gian bao lâu để nâng cấp đường sắt từ 1,0 m lên 1,435 m cũng như cách làm tối ưu thì còn cần phải có tính toán khoa học trong thời đại xây dựng cơ bản đang bị thất thoát khá nhiều như hiện nay.
Còn đến giờ mà một quan chức đường sắt vẫn không dám nâng khổ đường sắt lên 1,435 m thì thật quá là buồn. Chưa nói chất lượng phục vụ hiện tại tàu Bắc
Ho ten: Bùi
Email: BuiNamThang@
Nếu chúng ta cứ sợ và bàn lui thì đất nước còn lâu mới sánh kịp các quốc gia trong khu vực
: Đây mới chỉ là bài viết cá nhân của ông Quang Nghĩa. Xin hỏi ông rằng ông có tính được hiệu quả luân chuyển hàng hoá, sự tăng trưởng chung của 3 miền đất nước. Sự thu hút đầu tư nước ngoài. Đây mới viết về khoản kinh phí và khả năng kinh phí của đất nước. Nếu chúng ta cứ sợ và bàn lui thì đất nước còn lâu mới sánh kịp các quốc gia trong khu vực ĐNA. Vậy theo tôi cứ phải đầu tư và để có khả năng trả nợ thì làm thế nào đó để tạo ra nguồn lực kinh tế cho đất nước có đủ khả năng trả nợ đó là vấn đề chính, đó mới vấn đề suy nghĩ .Chứ sợ không làm thì nói dễ quá
Ho ten:
Dia chi: quảng nam
Email: phanminhquoc2000@yahoo.com
Đây là vấn đề lớn cần được Quốc hội bàn bạc kỹ:
Tôi thực sư đồng cảm với suy nghỉ và phân tích của ông Quang Nghiă. Vì vậy tôi mong muốn điều này cần đưa ra cân đo, đong đếm, bàn bạc kỹ trong quốc hội để tránh xảy ra rủi ro đáng tiếc trong đầu tư và cũng đồng thời cũng phải nghiên cứu dự báo,đón đầu một cách nghiêm túc không để lở cơ hội đầu tư vào những công trình có giá trị tầm cỡ tạo nên những chuyển biến đột phá trong kinh tế như vậy sẽ ảnh hưởng đến đà phát triển của đất nước.
Bạn có ý kiến gì về vấn đề này?