221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
797972
Các nhà làm luật "thuế thu nhập cá nhân" vô cảm?
1
Article
null
Các nhà làm luật 'thuế thu nhập cá nhân' vô cảm?
,

Dự thảo thuế thu nhập cá nhân với quy định thu nhập 3 triệu đồng/tháng phải đóng thuế thu nhập đang gây bức xúc trong dư luận. Hàng ngàn ý kiến đã gửi tới VietNamNet cho rằng Bộ Tài chính đã duy ý chí, thiếu cái nhìn sát thực khi đưa ra dự luật này.

Soạn: AM 781177 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Giá cả leo thang đang đè nặng lên vai người tiêu dùng.

Các nhà làm luật vô cảm

Nguyễn Thị Phương, Tiên Du, Bắc Ninh, nguyenthiphuong2111@yahoo.com
Tôi không hiểu các nhà làm luật vì chủ quan, duy ý chí hay định " tận thu" cả những người dân lao động vốn đã vất vả lắm mới có thể tồn tại được. Tôi chỉ nói đến mức mới tồn tại được chứ không phải là sống có ý nghĩa.

Tôi là người ở tỉnh lẻ và hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội, đời sống vốn đã chật vật nay lại thêm giá cả tăng vùn vụt, đồng tiền mất giá, với mức lương hiện nay tôi cũng chỉ đủ chi tiêu những khoản cần thiết. Đặt vào địa vị của tôi, các vị cũng chỉ cần làm một phép tính đơn giản thôi, thử hỏi các vị có tồn tại được không? Với 3 triệu đồng/tháng, có ai mua nổi một căn nhà chung cư loại thấp nhất?

Thiết nghĩ, nếu các vị có ý định tăng nguồn thu về thuế để bù đắp cho những khoản thất thoát không đáng có, thì nên chăng các nhà làm luật hãy tăng cường rà soát đội ngũ cán bộ của mình đang quản lý các dự án hàng tỷ đồng. Thất thoát chính là ở những chỗ đó, các vị đừng theo ý chủ quan của mình, không nhìn vào thực tế cuộc sống và tận thu của cả những người dân nghèo, người dân lao động.

Nguyen Thi Kim Pha, Tay Ninh, cattgvn@yahoo.com
Tôi không hiểu nổi các nhà làm luật đang làm gì nữa. Tôi có cảm giác hình như họ đang rất vô cảm trước nỗi khổ chung của nhiều người. Nếu ai đó nói rằng mức thu nhập 3 triệu đồng/tháng là cao thì quả là một điều nực cười. Sống độc thân còn chưa đủ chứ đừng nói đến những người gánh cả một gia đình trên vai. Tôi chưa có gia đình, đi làm xa quê, trăm thứ phải mua. Rồi mỗi tháng cũng phải ráng tiết kiệm một ít cho gia đình dưới quê, các em ăn học, rồi trăm thứ không tên nữa. Ai chịu các khoản đó cho tôi trong khi để có được mức lương đó, tôi phải làm việc cật lực? Số tiền đó còn thừa đủ để tái tạo sức lao động cho tôi chưa? Tôi tha thiết mong các nhà làm luật suy nghĩ lại.

Le Trung, Bac Giang, Trung_le79@yahoo.com
Tôi thấy các nhà làm luật của ta không bám sát thực tế cuộc sống. Với mức thu nhập 3 triệu đồng/tháng với một người chưa lập gia đình sống ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh cũng chỉ đủ sống chứ chưa có tích lũy huống chi là những người đã có gia đình với bao nhiêu là khoản chi phí khác.

Theo tôi, nhà nước nên chia mức thu nhập chịu thuế theo vùng. Ở Hà nội và Tp. HCM và một số thành phố lớn khác là một mức; các thành phố thị xã trực thuộc tỉnh là một mức và vùng nông thôn là một mức. Và thu nhập chịu thuế khởi điểm ở nông thôn là 5 triệu, ở các thành phố thị xã là 6 triệu, còn Hà Nội, Tp.HCM và một số thành phố lớn khác là 7 triệu.

Hung, 23 Phan Bội Châu, Hà Nội, info@aic.com.vn
Tôi thật không hiểu sao các nhà làm luật của Việt Nam lại có thể đưa ra nhiều bất hợp lý như vậy trong dự thảo luật TNCN. Họ đang ở trong một môi trường nào, sống trong thực tại hay là đang ngồi trong phòng VIP chỉ để nghĩ ra những điều luật không sát với thực tế. Mỗi người ai cũng phải làm việc để lo cho mình, cho con cái học hành, lo tích luỹ từ những đồng lương ít ỏi. Mức lương 3 triệu đồng/tháng sinh hoạt hàng ngày ngày càng trở lên đắt đỏ cho những lúc ốm đau bệnh tật, một ngôi nhà cho vợ và những đứa con thơ... Số tiền thu nhập 3 triệu đồng chỉ vừa đủ để một người bình thường trang trải cuộc sống mà chưa hề có tích luỹ. Thật buồn thay, những nhà làm luật Việt Nam, người đại diện nhân dân và Chính phủ lại không có một cái nhìn sát thực và tổng quan về phát triển KT-XH.

Hoa, Hải Phòng, toanhoa2002@yahoo.com
Tôi thật không thể hiểu nổi Bộ Tài chính định ra một dự thảo phi thực tế như vậy. Nhà nước có chủ trương "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh", thu nhập 3 triệu đồng/tháng đã phải đóng thuế thì làm sao khuyến khích được dân làm giàu chính đáng, công bằng văn minh có đáp ứng được?

Bộ Tài chính là cơ quan theo dõi tình hình kinh tế của cả đất nước, lẽ ra cần phải biết rõ rằng mọi mặt hàng đều leo thang, và thu nhập của mọi người không thể tăng nhanh như giá cả hàng hóa được, vậy với mức lương trung bình là 3 triệu đồng liệu có đủ cho sinh hoạt phí cả gia đình trong một tháng hay không mà lại còn chịu đóng thuế?!!!

Nguyễn Nguyên, Hà Nội, nguyenhn@yahoo.com.vn
Tôi không hiểu những người soạn thảo luật này thực sự có để ý gì về tình hình đời sống xã hội hiện nay hay họ là những con người vô cảm. Luật là để yên dân hay luật để dân cảm thấy bất an? Nếu họ muốn đánh thuế thân - thứ thuế bất cứ người dân nào cúng phải nộp thì đánh luôn đi, bày đặt chi mới có thu nhập 3 triệu đồng/tháng đã phải đóng thuế thu nhập cao. Theo họ, cơ sở nào để họ cho 3 triệu đồng tháng là thu nhập cao?

Tôi là người ở Hà Nội, có thu nhập 3 triệu rưỡi một tháng, nuôi một đứa con học cấp 3 mà hàng tháng tôi phải lập sổ chi tiêu để theo dõi các khoản chi tiêu của mình để giảm bội chi. Với thu nhập vậy mà gia đình tôi còn phải trốn đám cưới, bữa nào chi quá định mức thì bữa sau phải chi ít đi, không bao giờ dám bước chân vào nhà hàng, rạp chiếu bóng… Còn nhiều người khổ hơn chúng tôi nữa. Nếu thiếu chi ngân sách, sao các nhà làm luật không để sức soạn thảo luật chống tham nhũng, đỡ phí hàng trăm ngàn tỷ đồng của dân có hơn soạn ra cái luật bắt chúng tôi thắt thêm còng lưng như thế này.  

 

Một dự luật đẩy lùi sự phát triển

Le Ma Hu, Phúc Xá, Hà Nội, hailoan59@yahoo.com.vn
Mức sống của cả xã hội ta còn rất thấp so với khu vực, chưa dám so sánh rộng hơn. Vậy mà chỉ sau một thời gian ngắn tham gia vào thị trường khu vực và chuẩn bị vào WTO chúng ta sẽ phải nộp thuế nhiều hơn (hạ mức thu thuế thu nhập cá nhân). Có phải chúng ta gia nhập thị trường khu vực và chuẩn bị gia nhập WTO nên rất nhiều mức thuế nhập khẩu phải hạ xuống làm giảm thu ngân sách? Phải chăng Bộ Tài chính không còn cách thu cho ngân sách nào khác hơn là tìm cách tận thu kể cả việc hạ mức sống của toàn xã hội, kéo cả xã hội xuống mức sống thấp? Hay là với cách nhìn của Bộ Tài chính thì xã hội Việt Nam có mức sống quá cao rồi nên đánh thuế thu nhập cá nhân cho cả xã hội là việc đúng đắn nên làm?

Doan Minh, doanminh_ttx@yahoo.com.vn

 

Hiện nay, đại bộ phân dân chúng Việt Nam vẫn ở mức thu nhập thấp so với mặt bằng chung của khu vực. Ở nhiều nước trên thế giới, khi người lao động không có việc làm, Chính phủ sẵn sàng hỗ trợ một khoản tiền "thất nghiệp" cho người lao động. Và với khoản tiền này, người "lao động thất nghiệp" cũng đủ sức ăn tiêu cả tháng, thậm chí còn thừa tiền sang du lịch những nước như VN. Còn ở ta, Nhà nước đã không có sự hỗ trợ người lao động thì đừng tận thu của những người lao động chân chính.

Huy Hoan, huyhoanpr@yahoo.com
Nền kinh tế càng phát triển thì việc tính thuế trên đầu người thu nhập cao đương nhiên tăng lên, nhưng đồng thời hạn mức phải tính thuế cá nhân cũng phải tăng tương ứng, khi đó mới chứng minh được sự phát triển của xã hội của thu nhập cá nhân của mỗi người. Đó là chưa kể đến yếu tố lạm phát, trong khi tốc độ trượt giá cả ở Việt nam tăng khá cao trong những năm gần đây. Vì vậy, Chính phủ nên tính đến việc điều chỉnh mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân thì mới đúng quy luật phát triển. Có nghĩa, mức thu nhập cá nhận hiện đang áp dụng ở mức từ 5 triệu đồng trở lên thì cần phải điểu chỉnh lên 7, 8 triệu hoặc cao hơn. Vậy mà Bộ Tài chính đang định làm một chuyện ngược đời.

Qua vụ thuế ô tô cũ, đến việc bàn về thuế thu nhập cá nhân lần này cũng như những chính sách về tiền tệ, các loại thuế khác... chúng tôi tha thiết yêu cầu Chính phủ cần phải cải tổ hệ thống các nhà làm chính sách ở Bộ này nói riêng và ở trên bình diện quốc gia, Chính phủ nói chung. Đừng để chúng ta quay lại những thời kỳ khổ sở trước đây (những năm trước 45 của thế kỷ trước). Chính người dân Việt Nam những năm trước đây đã không chịu nổi các loại thuế, sắc thuế mà họ phải còng lưng nuôi lại bộ máy cai trị. Xin hãy  hiểu phần nào từ người dân để hoạch định các chính sách phù hợp cho phát triển.

Nguyen Mau Uyen, Ha Noi, nguyenitt2005@yahoo.com
Tôi nghĩ rằng, những người làm chính sách nên xem lại các chính sách của mình nếu không buộc người dân phải vi phạm pháp luật như hối lộ, tham ô, trốn thuế... để đảm bảo được cuộc sống hiện tại. Riêng việc thống kê về chính sách đã thấy xã hội chúng ta đang sử dụng số liệu ảo để làm việc.

Theo tôi nghĩ, những nhà hoạch định chính sách phải đảm bảo làm sao cho một người sống thực tế bằng thu nhập của mình với mức sống trung bình mà xã hội chấp nhận, đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống: nhà ở, phương tiện đi lại, học hành con cái, y tế và một số dịch vụ xã hội chủ yếu khác.

Nếu chúng ta đưa ra những chính sách xa rời thực tế sẽ thúc đẩy tệ nạn xã hội phát triển. Suy nghĩ đơn giản, một người dân bình thường sống ở Hà Nội với thu nhập bao nhiêu sẽ mua được nhà, trả các dịch vụ thiết yếu của xã hội? Nếu cho rằng với thu nhập 3 triệu đồng/tháng là cao thì sẽ thúc đẩy cho người đó trốn thuế (thuế thu nhập), và có những hành vi phạm pháp khác để đảm bảo được cuộc sống của mình. Chúng ta nên dừng lại những chính sách thúc đẩy người dân phải sống ảo với những con số ảo.

Nguyễn Đức Ái, Tp.Hồ Chí Minh, bienkhat@yahoo.com
Mục tiêu của cgúng ta là gì? Có phải vì dân giàu nước mạnh? Xã hội phồn vinh, lợi ích con người là mục tiêu phấn đấu? Mới đây thôi là dự định tăng học phí giáo dục ĐH, hôm nay lại là thuế thu nhập. Dẫu biết rằng thuế thu nhập là công cụ để nhà nước điều chỉnh thu nhập của các cá nhân trong xã hội nhằm mục đích là đem lại phúc lợi tốt hơn cho mọi người, nhất là người nghèo. Công cụ chỉ là công cụ, nó có thể phản tác dụng nếu sử dụng không hợp lý, thuế thu nhập không hợp lý có thể làm cho nhân dân hoài nghi về chủ trương chính sách của Đảng. Khi cơm không đủ no áo không đủ ấm  liệu có ai còn học hành?

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,