221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
785136
Đề án 112: Chi tiêu quá lớn, hiệu quả kém
1
Article
null
Đề án 112: Chi tiêu quá lớn, hiệu quả kém
,

Đề án "Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005" - được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 112 ngày 25/7/2001 (Đề án 112)- đã kết thúc. Với khoản ngân sách dành cho đề án là khá lớn nhưng hiệu quả không được như mong đợi. Vậy nguyên do nào dẫn đến tình trạng như vậy. VietNamNet xin giới thiệu ý kiến của độc giả vê vấn đề này.

 

Một lớp học theo đề án 112 tại Hưng Yên.

>>Đề án 112: Lãng phí, ít hiệu quả

>>Đề án 112 thất bại: Lãng phí hàng trăm tỉ đồng

>>Đề án 112: Lãng phí và bất ổn?
>>Đề án 112: Đích đến còn xa...

 

Nhân sự không đảm bảo

 

Nguyễn Văn Diệp, TP Hạ Long
Email: diephnqn@yahoo.com
Tôi đồng ý với ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Trọng. Hiệu quả của đề án 112 rất thấp. Nhiều cán bộ quản lý các cấp không hiểu và cũng không làm việc với máy tính, không chịu khó vươn lên để học và hành với công nghệ thông tin. Trung tâm thông tin làm việc kém hiệu quả. Đề nghị cần củng cố các đầu mối của đề án 112 để đề án thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt là đội ngũ nhân sự thực hiện đề án này ở tất cả các cấp.

 

Trach Van Doanh, Đông Hà, Quảng Trị
Tôi là công chức Nhà nước, là dân IT (hệ chính quy), tôi cũng đã nghĩ như vậy từ trước. Nhưng buồn thay, nói không ai nghe, vì có biết gì đâu về IT mà nghe, có hiểu gì về quan hệ giữa công chức hành chính và IT đâu. Nghiêm trọng hơn, cách quản lý kiểu như đề án 112 xuất hiện trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

 

Vương Hiển, Hà Nội
Email: hienmail@gmail.com
Tôi thật sự thất vọng nhưng không bất ngờ vì điều này. Chúng ta đã qua đề cao trình độ CNTT của chúng ta. Một đất nước mà ngay những sinh viên được học về CNTT khi ra trường cũng chỉ đạt mức kỹ thuật viên (đa phần) để rồi đi làm một công việc phần cứng (lắp máy tính). Chúng ta luôn tự hào là nước phát triển về CNTT nhưng thực sự chúng ta không có một sản phẩm phần cứng nào trên thị trường CNTT (Máy tính thương hiệu G6 100% là đồ ĐNA chất lượng thấp). Đề án 112 với những mong đợi về nó là hoàn toàn sai lầm và ngay những sinh viên với nhiều mơ mộng cũng có thể nhìn thấy thất bại của nó. Điều cần làm bây giờ là tìm ra những yếu kém của nó, người đưa ra nó. Nhìn nhận lại sự yếu kém của họ một cách chân thật nhất. Nếu không chúng ta sẽ phải chịu nhiều thất bại kiểu như thế này.
 

Lãng phí tài sản Nhà nước

 

Hoàng Tùng, TP Cần Thơ
Tôi là một người đã từng có một thời kỳ cùng một số kỹ sư tin học của TP Cần Thơ tiến hành xây dựng một số sản phẩm phần mền phục vụ cho công tác quản lý của các sở ban ngành, các doanh nghiệp của TP Cần Thơ. Nói như vậy để chứng tỏ rằng, trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế, ít nhiều bản thân cũng đã có kinh nghiệm, trong đó có cả những kinh nghiệm thất bại (bởi vì những sản phẩm làm ra không đáp ứng cho nhu cầu quản lý). Việc đề án 112: thất bại, hay kém hiệu quả so với chi phí quá lớn là một vấn đề có thể dự báo trước, nguyên nhân của sự thất bại theo tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Trọng.
 

Vu Anh Nam, Nghe An
Email: vuanhnam@hn.vnn.vn
Đề án 112 quá lãng phí và tốn kém công sức thời gian nhưng không thu được gì cả. Khi con người chưa chuẩn bị mà máy móc, phần mềm đã được trang bị với những gói thầu giá trị lớn.

 

Nguyễn Đức Lâm, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Email: lamvnn@gmail.com
Tôi thực sự thất bất bình trước sự lãng phí vô ích của những cán bộ không có năng lực đứng trong ban điều hành đề án 112. Sự thất bại của đề án 112 có một phần đóng góp lớn của những con người được nhà nước bỏ tiền cho đi học tiếp thu công nghệ. Hầu như đối với họ, việc đi học không khác gì đi chơi, thi cử cũng chỉ là cho có ý nghĩa kiểu gì cũng qua. Nếu bây giờ nhà nước tổ chức một cuộc thi năng lực cán bộ công khai trong đó làm một bài thi chứng chỉ tin học bao gồm những phần đã được học trong đề án 112 thì kết quả sẽ làm nhiều người phải giật mình.. xin miễn bình luận thêm về vấn đề này. Đề án 112 về cả tỉnh, huyện, xã nghe các vị lãnh đạo nới có vẻ rất "oai" nhưng rồi kết thúc đề án cũng chỉ để lại duy nhất từ "oai". Thiết bị hay phần mềm mua từ dự án 112 thì cái gì cũng đắt nhất mà chất lượng thì kém vào hạng nhất, có nhiều phần mềm còn không dùng được vì áp dụng không đúng thực tiễn... nhưng đã kém rồi còn vận dụng nó thì lại chẳng hiệu quả thế thì làm sao chẳng thất bại. Nếu nghĩ PMU 18 lãng phí hàng nhiều tỷ đồng xin khoan nói về lý do nhưng nếu nói một cách nào đó, "PMU 112" cũng đã lãng phí hàng trăm tỷ đồng của nhà nước một cách vô ích chẳng nhẽ nếu lãng phí theo kiểu PMU 112 là... hợp pháp chăng.

 

Bùi Hiển, 135 Mai Hắc Đế
Email: HNITS@FPT.VN
Đây là điều đáng trách bởi vì tiền tiêu nhiều nhưng thiếu minh bạch nhất là thời buổi của công nghệ thông tin. Số tiền công nghệ thông tin tiêu nhiều nhưng các công ty phần mềm được tham gia chỉ là đấu thầu trong hạn chế. Các nhà tư vấn chỉ là nhà lý thuyết suông. Vậy ai sẽ tổng kết sự thất bại này một cách công khai, và 112 có tiếp tục không?

 

Lê Quang Dũng
Email: domaindq@gmail.com
180 tỷ đồng chỉ để TPHCM cài đặt 3 cái phần mềm không ra hồn thì lãng phí quả. Các ông có biết 180 tỷ sẽ giúp cho bao nhiêu hộ nghèo thoát khỏi cảnh đói nghèo?

Tiền mua phần mềm gì mà kinh khủng thế! Các ông có biết tổng doanh thu xuất khẩu phần mềm của Việt Nam một năm được bao nhiêu không? Năm 2005, được 80 triệu USD trong khi chỉ riêng TPHCM đã xơi hết 14% trên tổng số đó rồi.
 

Vũ Đức Thuận, 46 Đại lộ Bình Dương
Email: ducthuan.vu@btv.org.vn
Tôi cũng là người công chức làm việc về công nghệ thông tin, quả thật đề án 112 về mặt nào đó, xuất phát điểm thì rất tốt, nhưng khi vào thực tế thì hiệu quả không như mong đợi, lời Tiến sĩ Nguyễn Trọng đã nêu rất rõ, tôi rất đồng tình, qui mô của đề án nêu ra, đội ngũ viết phần mềm chưa thể hiểu thấu đáo để triển khai, phân tích, thiết kế cho phù hợp. Cho nên, đề án này cũng là một sự lãng phí to lớn, số tiền như quý báo đã nêu 200 tỉ, đối với một quốc gia không phải là con số nhỏ, bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề khác nên ưu tiên làm trước. Còn về đề án 112 này, với những phần mềm dùng chung, thật ra chỉ số hóa việc quản lý công văn mà thôi, tôi chưa thấy gì gọi là lợi ít. Nếu một công văn có giá trị thì có chữ ký, mà ở nước ta hiện nay, giá trị chữ ký điện tử chưa được bảo đảm, rồi những yếu tố khác về an ninh, chống virus, chống xâm nhậm... chưa thể đáp ứng được qui mô mà đề án đã nêu ra. Thiết nghĩ, với số tiền đó có thể đầu tư cho việc đào tạo con người thì có thể hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Đừng vội đầu tư tiền của ồ ạt vào máy móc và thiết bị.

 

Người trong cuộc nói gì?

 

Một bạn đọc giấu tên, Đồng Xoài, Bình Phước
Tôi đã từng làm giảng viên đề án 112 của chính phủ, theo tôi nhận xét, về mức độ tiếp thu của cán bộ công chức không tới 20% vì trình độ của người giảng viên quá kém, không có khả năng truyền tải những thông tin cần thiết trong đề án 112. Chẳng hạn, tôi là một giảng viên chính, ngồi dưới tôi là toàn cán bộ công chức cấp phó, trưởng phòng, vậy mà trình độ của tôi chỉ là trung cấp, tốt nghiệp trường nghề với bằng 3/7 mà lại được công ty đưa lên làm giảng viên chính. Thật ra, đề án 112 chỉ là một chương trình để lừa tất cả mọi người mà thôi, ai cũng tưởng là một chương trình có ít, học miễn phí thì đi cho vui, vậy mà tới đó có bánh trái để ăn và không nhức đầu với công việc. Học thì bữa học, bữa nghỉ những báo ra Bộ Đại học lại đi đều, học đúng giờ. Khi trắc nghiệm thì không biết gì cả. Vậy mà két quả 8, 9 điểm là thường. Với trình độ của tất cả các giảng viên như thế thì làm sao mà truyền tải kiến thức tới người khác được. Word còn làm chưa xong nữa, làm sao mà giảng cho người khác hiểu chứ. Tóm lại, đề án 112 là một chương trình lừa gạt, đơn vị đào tạo lừa cấp tỉnh, tỉnh lừa bộ mà không ai biết cả. Chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu mà thôi.

 

Tran Minh Khiem, UBND huyện Hải Hà, Quảng Ninh
Email: khiemhaiha@yahoo.com
Tôi là một chuyên viên quản trị mạng của huyện, trong năm qua, tôi thấy đề án 112 diễn biến rất chậm, nhiều lúc cảm giác nó không tồn tại. Huyện Hải Hà là huyện miền núi, biên giới nên việc trao đổi thông tin là vấn đề cần thiết. Vậy, tôi mong muốn đề án 112 sớm đi vào hoạt động để đạt được nhiều  hiệu quả trong vấn đề quản lý nhà nước. Còn về vấn đề các phần mềm ứng dụng dùng chung thì tôi thấy không hoạt động được. Tôi mong muốn sớm đưa công nghệ vào quản lý công văn giấy tờ giữa các ban ngành được thuận lợi và nhanh chóng.

 

Le Van Thanh, Ben Luc, Long An
Email: levanthanh_vietnam@yahoo.com
Khi đề án này triển khai tại Long An, những người ham hiểu tin học cho rằng chương trình học chỉ tương đương chứng chỉ tin học A quốc gia. Thời gian học chỉ có 19 ngày mà học phí cao gấp 4 lần chỉ chứng tin học A.
 

 

Nên làm thí điểm trước khi phổ biến rộng rãi

 

Sơn Hưng, Điện Biên
Email: hungtpvp@yahoo.com.vn
Đề án 112 theo tôi, có ý tưởng tốt, nhưng khi thực hiện nó thì gặp rất nhiều khó khăn. Theo tôi được biết thì ngân sách chi cho đề án là một số tiền khổng lồ, nhưng hiệu quả mang lại thì thật là thấp, đành rằng ngày nay, CNTT là bùng nổ không thể phủ nhận nó được. Nhưng không hiểu tại sao những phần mềm dùng chung thì thật là khó không thật phù hợp lắm với các quá trình làm việc của cơ quan nhà nước. Theo tôi, trước hết hãy làm thí điểm tại một cơ quan nào đó, không nên tràn lan ngay, tránh tình trạng sẽ làm thâm hụt thêm cho ngân sách nhà nước.
 

Ai sẽ chịu trách nhiệm?

 

Nguyễn Nam
Email: namapg@yahoo.com
Tôi mong muốn các đề án, dự án của nhà nước phải quy trách nhiệm rõ ràng. Ai là người chịu trách nhiệm? Nếu thành công hay thất bại thì một xanh cỏ, hai đỏ ngực. Tuyệt đối tránh để vụ việc chìm xuống. Theo cách làm từ trước đến nay, bao nhiều đề án dự án đã làm tiêu tốn cả ngàn tỉ đồng. Đau tiền người dân lao động chúng tôi lắm.


Email: kimdongdhd10@yahoo.com
Theo tôi, cần phải phân tích sâu hơn nữa nguyên nhân dẫn đến thất bại của một đề án quốc gia để lấy đó làm bài học cho các đề án khác đang trong giai đoạn triển khai như đề án Tổng điều tra đội ngũ công chức, nếu không sẽ tiếp tục lãng phí tiền của của nhân dân. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc để xảy ra thất bại trên.

 

Ý kiến của bạn?


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,