"Từ chức đơn giản bởi lòng tự trọng khi ý thức rằng mình không đủ khả năng để thực thi công việc được nhân dân giao phó nên phải tự nhường lại cho người khác có phẩm chất và năng lực hơn" - nhiều bạn đọc VietNamNet bày tỏ ý kiến. Bạn có thể gửi ý kiến để trao đổi về chủ đề này.
Từ chức là một ứng xử quan trọng trong đời sống chính trị!
“Cấp dưới hư hỏng, cấp trên nên từ chức” - Đó là điều mà ông Vũ Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương 6 luôn nhấn mạnh khi nói đến những vấn đề liên quan tới tham nhũng, tiêu cực ở PMU18.
Ông Hùng cho rằng “Người dũng cảm thấy trách nhiệm và có lòng tự trọng thì mới là công bộc của dân. Chứ còn không thấy yếu kém của mình, cứ luôn luôn bảo “tôi làm tốt lắm”, che giấu cái dốt, cái yếu, cái kém cỏi của mình thì người lãnh đạo đó không còn tư cách. Chính những người như thế còn làm giảm đi sức phấn đấu của tổ chức, giảm lòng tin trong nhân dân”.
Mới đây, Thủ tướng Phan Văn Khải một lần nữa khẳng định quan điểm của Chính phủ trước sau như một: “Để xảy ra sai phạm, người đứng đầu phải thôi chức!”.
Tuy nhiên, việc từ chức vẫn chưa trở thành một thói quen ứng xử của giới quan chức nước ta thời nay.
Ở các nước văn minh, từ chức được xem như là một nét văn hóa ứng xử rất quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội. Từ chức đơn giản bởi lòng tự trọng khi ý thức rằng mình không đủ khả năng để thực thi công việc được nhân dân giao phó nên phải tự nhường lại cho người khác có phẩm chất và năng lực hơn.
Điều đó có nghĩa là, mỗi người sẽ phấn đấu làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để cố gắng không xảy ra những sai phạm trong lĩnh vực mình phụ trách. Nhưng một khi sai phạm đã xảy ra, thường xuyên và nghiêm trọng, dù không phải chịu trách nhiệm trực tiếp, nhưng đã là người đứng đầu thì phải có liên đới trách nhiệm. Khi đó, từ chức là một trong những cách ứng xử tự trọng và có văn hóa nhất.
Vừa rồi báo chí đã đưa tin do chơi golf trong khi công nhân đang đình công khiến ông thủ tướng Hàn Quốc, cánh tay phải của tổng thống nước này, phải từ chức. Vụ bê bối “Golfgate” này là bình thường. Chẳng phải chỉ ở Hàn Quốc, một bộ trưởng ở Đài Loan từ chức vì chuyện xảy ra xô xát của công nhân nước ngoài.
Họ từ chức có thể vì một sức ép nào đó, song chủ yếu là vì danh dự và lòng tự trọng do không hoàn thành trách nhiệm đối với công việc họ phụ trách. Họ từ chức còn vì có thể để đi làm việc khác có ích hơn. Đây là chuyện thuộc phạm trù văn hóa, văn hóa từ chức.
Nền văn hóa này cần phải được phục hồi và nâng cao ở nước ta. Nói phục hồi vì các cụ ta xưa đã từng coi trọng tiết tháo và hai chữ liêm sỉ, cho nên sử ta ghi nhiều chuyện “treo ấn từ quan”.
Còn nhớ, khi dư luận mới râm ran về những vụ đánh bạc tiền tỷ ở PMU18, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình và được Bộ trưởng “giải trình” rằng việc này đã báo cáo Ủy ban kiểm tra Đảng, Đảng ủy Bộ để xem xét và kết luận… Vậy phải chờ có kết quả rồi sẽ tiếp tục “giải trình” với Quốc hội ư!
Những người đứng đầu để cấp dưới vi phạm pháp luật mà không hề hay biết, đến khi phát hiện ra thì lại không kiên quyết và không kịp thời ngăn chận liệu có xứng đáng để nhân dân tin cậy giao cho trọng trách hay không?
Một thông tin trên báo chí mới đây có liên quan tới vụ tai nạn xe lửa ở Lăng Cô (Huế) cách đây một năm (
Sau tai nạn, báo chí bắt đầu phanh phui dự án tàu nhanh chưa được phê duyệt đã cho chạy. Nguồn tin từ Bộ GTVT là Bộ trưởng đã… đồng ý miệng! Các phóng viên đổ xô đi tìm Bộ trưởng để hỏi. Ở Hà Nội, không có Bộ trưởng, ở Lăng Cô (Huế) cũng không thấy Bộ trưởng, mọi người nghĩ chắc ông đi công cán nước ngoài. Bất ngờ có tin Bộ trưởng đang… tắm bùn thư giãn ở Nha Trang.
Các nhà báo lập tức xác minh trong ngày 20/3/2005 thì đúng là Bộ trưởng có đi tắm bùn với tiêu chuẩn
Một nhà báo quá bức xúc đã ghi vào sổ tay “Ai cũng có quyền đi tắm bùn, tắm biển. Ai cũng có quyền đi đây đi đó. Nhưng một nhà chức trách đôi khi bị tước cái quyền riêng tư đó để mà lo bổn phận của mình trước dân chúng. Huống chi, đây lại là một ủy viên trung ương Đảng, một bộ trưởng, một cựu tổng giám đốc đường sắt Việt Nam và lại là đại biểu Quốc hội của một tỉnh miền Trung”.
Liệu Bộ trưởng có quá “vô cảm” trước tai nạn thương tâm do chính ngành mình gây ra không? Chứ chưa nói đến trách nhiệm của người đứng đầu, người phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về an toàn giao thông và ngành giao thông vận tải. Hẳn là ông Nguyễn Việt Tiến - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT có lý khi phát biểu: “Nếu tôi là bộ trưởng Bộ GTVT, đứng trước những sự kiện năm 2005 và trước sự việc ở PMU 18 lần này thì tôi từ chức”.
Từ chức để chứng tỏ mình không “vô cảm” và biết ứng xử một cách có văn hóa.
-
Hữu Nguyên, Tp.Hồ Chí Minh
Ho ten: Trần Trung Thành
Noi dung: Những vụ việc tày đình ở Bộ GTVT làm dư luận nhân dân vô cùng bất bình như vụ đổ tàu S1, Cầu Văn Thánh 2, PMU 18, thế mà từ Bộ trưởng đến thứ trưởng đều không ai chịu nhận trách nhiệm về mình. Tôi nhớ trong một buổi chất vấn tại một kì họp Quốc hội ông bộ trưởng GTVT nói" tôi thuộc diện Bộ chính trị quản lí.." câu nói này theo tôi hiểu có 2 hàm ý : 1 là răn đe vị Đại biểu QH nọ, 2 là thế lực của tôi rất mạnh các vị không được đụng đến (!?)tôi. Trong báo cáo tổng kết công tác An toàn GT năm vừa rồi thì ông Bình không quên nhắc đến công lao của mình,. Thế mà trong cuộc họp báo ngày 29/3 vùa qua ông Bình lại nói trách nhiêm vụ PMU 18 không thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng và " Xin miễn nói chuyện từ chức.., " .
Nguyễn Hữu Phúc, ĐH Xây dựng, email: litieulong113@yahoo.com
ĐỀ NGHỊ
Với tư cách là một công dân của Việt Nam, sau chuyện PMU18 tôi đề nghị bộ trưởng GTVT phải từ chức để làm gương cho những kẻ khác.Chúng ta có thể thấy rằng bộ trưởng không có khả năng quản lí.Tôi đề nghị rằng cứ 1tháng thì các bộ phải có 1 ngày để tiếp dân.
Nguyễn Trung Hiếu, Q1, HCM
Thật kỳ lạ cách xử sự của 2 ông lãnh đạo cao nhất ngành GTVT. Khi vụ PMU 18 bị phát hiện và phơi bày cả hai ông đổ tội cho nhau mà phủi hết trách nhiệm của minh. Ông Thứ trưởng Tiến đã từng là Tổng giám đôc PMU thì cho rằng mình làm đúng, lỗi là do ông Bộ trưởng. Còn ông Bộ trưởng Bình thì bảo ông Thứ phải chịu vì ông là người trực tiếp quản lý PMU. Nhưng ông Bộ trưởng Bình lại quên rằng cán bộ là do ông bổ nhiệm, dự án là do ông phân bổ và thanh kiểm tra. Lạ hơn nữa là cả hai ông đều đang dùng diễn đàn báo chí để móc nhau ra. Nhờ vậy mọi người mới hiểu tình trạng mất dân chủ độc đoán, vô trách nhiệm với tài sản nhà nước, với cán bộ dưới quyền của các ông đã kéo dài mà không hề được phát hiện ngăn chặn kịp thời, mặc dù hàng năm vẫn có các cuộc tổng kết, kiểm điểm đóng góp ý kiến v.v... Với lòng tự trọng ít ỏi còn lại, cả hai ông phải có lời xin lỗi trước nhân dân, và phải từ chức ngay lập tức. Nếu không, tổ chức Đảng, Chính phủ phải cách chức hoặc có biện pháp quyết liệt hơn để lấy lại lòng tin của nhân dân và các đảng viên trung thành của mình. Tôi thiết nghĩ không nên cứ phải đợi kiểm điểm, xin ý kiến các cấp, các ngành mới có thể làm ra quyết định cách chức, vì vụ việc quá rõ rồi. Qua vụ việc này, hệ thống tổ chức, bổ nhiệm cán bộ cũng như thanh kiểm tra cần phải xem xét lại, cần thiết phải tổ chức lại mới có thể tìnm kiếm được những công bộc trong sạch của nhân dân.
Đặng Thai Hồng, Hoàng Diệu, Hà Nội, email: hongdang@yahoo.com
Không chỉ Từ chức
Khuyết điểm quá lớn như ông Bộ trưởng Đào Đình Bình không thể là từ chức mà phải cách chức,sau đó truy tố về tội thiếu trách nhiêm gây hiệu quả nghiêm trọng.
Lê Việt Hồng, Châu Đốc, email: honganh_vm@yahoo.com.vn
Các ông lớn
Việc bộ trưởng và thứ truởng tranh cải trên phương tiện thông tin đại chúng thực ra bản thân tôi không thể biết được ai đúng ai sai, tôi rất ngạc nhiên khi không ai nhận trách nhiệm về mình. theo tôi không có ai đủ tư cách làm lãnh đạo vì phẩm chất của lãnh đạo trước hết phải trung thực và dám làm dám nhận trách nhiệm.
Ý kiến của bạn?