221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
780202
Làm gì để nghiên cứu khoa học cất cánh
1
Article
null
Làm gì để nghiên cứu khoa học cất cánh
,

 

Nghiên cứu khoa học gồm những công việc gì?

Kết quả nghiên cứu khoa học là cái gì?

 

Nhà khoa học Việt Nam, anh là ai?

Môi trường nghiên cứu khoa học

Có hay không nhu cầu khoa học ở Việt Nam?

Nhà nước Việt Nam và nghiên cứu khoa học.

 

Làm gì để nghiên cứu khoa học cất cánh?

 

Con người: nhà khoa học là nhân tố quan trọng nhất nếu muốn có một nền khoa học. Người làm khoa học phải là người lấy việc đưa ra các ý tưởng, phân tích và tổng hợp các kết quả quan sát và đưa ra kết luận là chính chứ không phải lấy việc thực hiện các thao tác trong nghiên cứu là chính. Do vậy cần phải:

 

  1. Phân biệt rõ khoa học với không khoa học. Không để tình trạng mơ hồ về giáo sư tiến sỹ hoặc ai cũng xưng danh nhà khoa học như hiện nay. Nhanh chóng lựa chon một đội ngũ ban đầu làm đầu đàn (dù đầu đàn còn kém cỏi so với tiêu chuẩn quốc tế) cho từng chuyên môn do các nhà khoa học tự bầu ra. Sau 3-4 năm chúng ta xem xét lại đội ngũ này trên cơ sở của mục 4 dưới đây.
  2. Có chính sách cho nhiều người tham gia nghiên cứu khoa học với chế độ ưu đãi kèm theo sự thanh lọc mạnh mẽ. Ví dụ hàng năm có một phần ba số người nghiên cứu phải ra đi cho số mới vào.
  3. Chỗ làm là một vấn đề quan trọng, các nhà khoa học chỉ nên làm hợp đồng với số phụ cấp lương nằm trong đề tài nghiên cứu được phân bổ.
  4. Đánh giá nhà khoa học thông qua các công trình đăng trên tạp chí quốc tế có peer review, các bài viết tổng hợp các tiến bộ trọng nghiên cứu trên thế giới hàng năm đăng trong các tạp chí trong nước.
  5. Thành lập trường đào tạo kỹ thuật viên theo kiểu trường IUT (Institut Universitaire de Technologie) của Pháp nhằm tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề trong việc thao tác các phân tích, xét nghiệm, sử dụng trang thiết bị phòng thí nghiệm...

 

Về tổ chức phải tạo ra sân chơi và sự cạnh tranh bình đẳng trong nghiên cứu:

 

  1. Tại các viện nghiên cứu và bộ phận nghiên cứu của trường đại học cần tách riêng  phần nghiên cứu khoa học với phần quản lý (quản lý chỉ mang tính chất phục vụ hay dịch vụ cho nghiên cứu khoa học - chứ không phải lãnh đạo) và quản lý theo các quy định chung.
  2. Thành lập các đơn vị nghiên cứu (ĐVNC- research unit) là đơn vị nhỏ nhất có đủ khả năng (nhà xưởng, thiết bị...) tự vận hành nghiên cứu, có tài khoản riêng, trưởng các đơn vị nghiên cứu này phải có bằng tiến sỹ, có quyền tuyển người cộng sự tùy theo đề tài đấu thầu được hoặc được nhà nước (cấp bộ trở lên) giao hoặc được các doanh nghiệp thuê nghiên cứu. Trưởng ĐVNC sẽ phải tham gia  tuyển chọn lại trong vòng 4 (hoặc 5) năm. Một viện nghiên cứu phải có (ví dụ) 5 đơn vị nghiên cứu trở lên và có các dịch vụ chung (khu thí nghiệm, máy móc đắt tiền, xe cộ, hạ tầng...). Một ĐVNC có thể có nhiều đề tài cùng một lúc.
  3. Tất cả các nhà khoa học trong nước và ở nước ngoài có quyền tham gia tuyển chọn làm trưởng ĐVNC (kể cả nhà khoa học nước ngoài?). Quá trình tuyển chọn phải được công khai hóa.
  4. Đơn giản hóa quy trình cấp kinh phí (đề xuất đề taì nghiên cứu – phản biện kín 4/5 người đồng ý– công khai đề tài - đấu thầu – nếu người đấu thầu cho giá thấp hơn 10% giá của người đề nghị và/hoặc bằng giá trung bình của phản biện kín sẽ trúng thầu).
  5. Quản lý chặt chẽ và nâng cấp các tạp chí khoa học trong nước. Tiến tới nếu bài viết bằng tiếng Anh có phản biện độc lập là người nước ngoài sẽ được tính điểm ngang bằng tạp chí quốc tế. Khi muốn đăng bài phải trả tiền theo số trang.
  6. Đề tài nghiên cứu do các đơn vị nghiên cứu tự đề xuất, do các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp đặt hàng thông qua môt tổ chức gọi là Science  Foundation như nhiều nước đã có.
  7. Nghiệm thu đề tài thông qua số công trình đăng trên các tạp chí (quốc tế?) khoa học, số bản quyền (patent) đăng kí, số người được đào tạo và (có thể) một số sản phẩm cụ thể. Đối với đề tài do các doanh nghiệp thuê, bản nghiệm thu hợp đồng được dùng để đánh giá thành tích của ĐVNC có thể tính ngang bằng một hay nhiều công trình đăng trên tạp chí khoa học tùy theo số tiền đã hợp đồng. Các công trình đăng, bản quyền và nghiệm thu hợp đồng được dùng để tính điểm thành tích của ĐVNC.
  8. Nhà nước (các bộ) đưa ra các định hướng hoặc vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, trưởng các ĐVNC dựa vào đó đưa ra đề tài nghiên cứu. Nhà khoa học có thể đề nghị một đề tài nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào, thậm chí đề tài không nằm trong định hướng của nhà nước. Science Foundation phải xem xét và trả lời trong vòng không quá một (hoặc 2?) tháng (kể cả phản biện, đấu thầu) sau khi nhận đơn đề nghị.
  9. Cải tổ mạnh mẽ đội ngũ quản lý khoa học và công nghệ theo hướng chịu trách nhiệm cao hơn...

 

Về chính sách:

 

  1. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là vấn đề thanh toán theo quy định tài chính. Các quy định đó về lý thuyết là không sai nhưng nhiều cái không khả thi, không thực tế và gây ra nhiều chuyện nhiêu khê (ít ra là cản trở nghiên cứu khoa học).  Nên chăng có quy định riêng nào đó tháo gỡ vấn đề này. Nguyên tắc chung là một khi đã đấu thầu (thuận mua vừa bán) thì việc nhà khoa học sử dụng đồng tiền (sau khi bán hàng) như thế nào không nên can thiệp vào nữa. Hơn nữa, khi mua anh (những người thay mặt nhà nước quản lý ngân sách khoa học) phải cân nhắc chứ?; mua hớ anh phải chịu trách nhiệm chứ không nên bày đặt ra các thủ tục làm khổ nhà khoa học. Mặt khác, có hay không nên hiểu rằng mua sản phẩm khoa học không khác gì mua môt tác phẩm nghệ thuật?. Nếu cứ khăng khăng (cửa quyền) rằng anh vẽ bức tranh này tốn bao nhiêu mực và giấy thì tôi trả anh bấy nhiêu tiền (với điều kiện anh phải xuất trình hoá đơn đỏ) còn công thì trả theo lương, thì sẽ không bao giờ có sự phát triển của khoa học (và nghệ thuật).
  2. Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy (tập trung) có quyền làm ngay tiến sỹ để tạo ra lớp người khoa học trẻ. Khuyến khích sinh viên đạt trình độ tiến sỹ vào tuổi 26-27.
  3. Đầu tư cho khoa học phải chú ý cả 3 khâu: thông tin, nghiên cứu và báo cáo. Nhà nước chú ý hơn về khâu cuối (công trình khoa học) trong đó việc quản lý xuất bản, ghi nhận, đánh giá tính mới, tính sáng tạo (bản quyền) và việc phổ biến và lưu giữ các công trình là  quan trọng hàng đầu trong đầu tư và quản lý.
  4. Cải tiến mạnh việc quản lý khoa hoc sao cho đơn giản, khoa học và hợp lý, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

 

Tôi chỉ xin trình bày một số tâm tư và nguyện vọng nho nhỏ mong đóng góp cho nền khoa học của chúng ta phát triển. Rất mong được sự chỉ giáo của các bạn.

 

Nguyễn Tiến Dũng
Dia chi: Hanoi
Email: dzungnt@fpt.vn

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,