1/Nghiên cứu khoa học gồm những công việc gì?
Kết quả nghiên cứu khoa học là cái gì?
2/Nhà khoa học Việt Nam, anh là ai?
3/Môi trường nghiên cứu khoa học
Có hay không nhu cầu khoa học ở Việt Nam?
Nhà nước Việt Nam và nghiên cứu khoa học.
4/Làm gì để nghiên cứu khoa học cất cánh?
Vietnamnet đã đăng một loạt bài nói về công tác phí; với chế độ thanh toán đó bắt buộc mọi người phải giả dối. Nhà khoa học không nằm ngoài môi trường đó. Đạo đức quan trọng nhất của một nhà khoa học được quy định trong câu nói (gần như một lời thề nghề nghiệp – sinh ư nghệ tử ư nghệ) như sau:
Quân đội không dung nạp kẻ đảo ngũ,
Tình báo không dung nạp kẻ hai mặt,
Ngân hàng không dung nạp người thụt két,
Khoa học không dung nạp người báo cáo không trung thực những điều mình quan sát thấy (dung nạp ở đây hiểu là chịu đựng, chấp nhận).
Con người một khi đã giả dối thì sẽ mãi mãi giả dối. Các nhà khoa học đồng nghiệp thân mến, tôi có quá bi quan hay cực đoan không khi nói rằng trong một môi trường mà con người không thể trung thực lấy đâu ra người trung thực làm khoa học? Cũng như Khuất Nguyên (thời chiến quốc) đã nói: trong một dòng sông đục mình anh lại đòi làm giọt nước trong ư?
Đó mới chỉ là một khía cạnh, phần khác lớn hơn chúng ta không có hay chưa tạo ta được môi trường khoa học mà ở đó người ta thường bàn cãi thẳng thắn với nhau về các chủ đề khoa học. Việc bàn cãi như thế không chỉ nâng cao kiến thức mà còn kích thích sự tìm tòi và sáng tạo.
Đồng ý rằng tài phải đi liền với đức. Sự lựa chọn người làm khoa học của chúng ta tuân theo cơ chế nào mà cho đến nay nhiều người vẫn thường nói chúng ta thiếu cán bộ khoa học đầu ngành hay đầu đàn. Đúng như vậy không hay chúng ta không có cơ chế để tôn vinh ai đó là đầu đàn? Một đoàn tàu hỏa phải có đầu tàu dù không phải là động cơ điện mà là đầu máy hơi nước thì vẫn phải là đầu tàu chứ. Có đầu tàu thì đoàn tàu mới chạy được. Điều đó nói lên rằng chúng ta không có cơ chế phân cấp và tổ chức cán bộ khoa học theo đặc thù khoa học mà lại tuân theo tổ chức hành chính mệnh lệnh. Với sự mua quan bán chức như hiện nay ai là đầu đàn đây? Đó là chưa kể việc hàng ngàn sinh viên ra trường thì một số ít ‘ngẫu nhiên’ được chọn về viện nghiên cứu sau đó được đi học để trở thành nhà khoa học. Số đông còn lại, sau khi tìm được việc làm nơi nào đó thì đừng bao giờ mơ tưởng trở thành nhà khoa học để có cơ hội ‘cống hiến cho khoa học’ tại Hà Nội hay T
Có hay không nhu cầu khoa học ở Việt Nam?
Bạn đọc sẽ cười cái câu hỏi ngô nghê này. Tuy nhiên, đây là vấn đề lý luận, người ta chỉ cần khoa học khi cần hiểu chính xác (sự việc, hiện tượng hay vật thể) một cách tiệm cận gần tuyệt đối (chúng ta không thể có cái tuyệt đối). Chỉ cần đến khoa học khi cần có sự rõ ràng, sự chi tiết và sự phân biệt không thể lẫm lẫn. Chỉ cần khoa học khi phải cạnh tranh... Như vậy, không thể chỉ có khoa học tự nhiên phát triển trong khi khoa học xã hội lại không và ngược lại. Hơn nữa, chúng ta không thể cố ép cho khoa học phát triển nếu xã hội không có nhu cầu về tính chính xác, về sự rõ ràng và tính chi tiết của hiện tượng, sự vật và sự việc. Có ý kiến cho rằng khoa học kỹ thuật ngày nay đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp và cho rằng phải phát triển khoa học kỹ thuật để thúc đẩy phát triển kinh tế. Lại nữa, khoa học phải đi trước một bước. Nói như vậy có ngược quy luật không khi đáng ra nền kinh tế và xã hội phát triển mới đòi hỏi sự phất triển của khoa học kỹ thuật. Thời kỳ nền kinh tế nông nghiệp phong kiến chưa có sự cạnh tranh cao thì khoa học chủ yếu nhằm thỏa mãn sự hiẻu biết của con người. Cách mạng dân chủ tư sản, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản dẫn đến nhu cầu phát triển về khoa học và công nghệ nhằm áp dụng trong sản xuất để có lợi nhuận. Hơn nữa, sau chiến tranh thế giới thứ hai các nhà nước trên thế giới từ tính chất nhà nước cai trị thuần túy chuyển sang vừa cai trị vừa lo phúc lợi của nhân dân càng làm cho nhu cầu phất triển kinh tế tăng lên và nhà nước thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển.
Song song với nó là khoa học xã hội; nền dân chủ đòi hỏi tính khoa học và sự khách quan trong quản lý xã hội (biểu hiện rõ ràng nhất là sự phát triển mang tính khoa học của các bộ luật – ở đây không đề cập bản chất hay xu hướng tiến bộ hay không tiến bộ của các bộ luật đó). Để minh chứng rõ hơn, xin đưa ra một số ví dụ: xã hội chúng ta thực chất chấp nhận 800 gram thịt nhưng trả giá và vẫn nói là 1 cân khi đi chợ. Và như vậy, có cần cái cân chính xác không (ngược lại - điều tốt lành, gần đây mới xuất hiện nhu cầu các bộ kít nhanh thử chất độc trong thực phẩm và tôi tin rằng nhiều nhà khoa học sẽ lao vào nghiên cứu và cho ra đời các bộ kít như vậy). Về mặt xã hội, con tôm hay con tép vẫn là đề tài tranh cãi và ai muốn gọi sao được vậy. Mắm tôm làm từ tôm hay mắm tôm làm từ tép?. Xã hội ta không quan tâm hay chưa có nhu cầu làm rõ (chúng ta vẫn quen với sự tùy tiện, đại khái và cẩu thả) nhưng khoa học xã hội vẫn đăng các bài về khuynh hướng, về chủ nghĩa nào đó, về luồng tư tưởng.... Khoa học không phải là cái gì nằm bên ngoài cuộc sống (cao siêu ở đâu đó) mà nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cuộc sống.
Cho đến nay chúng ta đã đầu tư cho một nền khoa học (không phải là tất cả nhưng phần lớn) duy ý chí nằm ngoài nhu cầu của cuộc sống thực tiễn và từ đó đẻ ra hàng loạt giáo sư, tiễn sỹ rởm chỉ biết nói lý thuyết cao xa đâu đó. Gần đây, về mặt kinh tế với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật sẽ phát triển theo cách thông thường của nó vì nhu cầu (cạnh tranh) đã xuất hiện (và chúng ta mới có diễn đàn này) . Về khoa học xã hội nhiều vấn đề phải bàn. Tuy vậy, dân chủ và tự do tư tưởng để phản ánh những bức xúc của xã hội là yếu tố hàng đầu cho khoa học xã hội phát triển.
Vai trò Nhà nước và nghiên cứu khoa học.
Chủ trương của Đảng CSVN về phát triển khoa học công nghệ thì quá rõ.
Vấn đề là thực hiện chủ trương đó như thế nào. Có thể nói tóm tắt lại như sau: đầu tư cho khoa học còn dàn trải (đầu tư nhiều hay ít không quan trọng, vấn đề là hiệu quả đầu tư cần đánh giá lại).
Chính sách không phù hợp.
Nên chăng kết quả nghiên cứu nào mà có cá nhân hay doanh nghiệp nào mua (tạm gọi là dạng 1) thì không nên dùng tiền của ngân sách (thuế của dân) để đầu tư ? Ngược lại, kết quả nghiên cứu mà không có cá nhân hay doanh nghiệp nào mua (dạng 2) nhưng có ý nghĩa cộng đồng thì mới dùng đến tiền của nhà nước.
Trước đây mọi của cải, mọi doanh nghiệp đều thuộc nhà nước nên dù sản phẩm nghiên cứu ở dạng nào thì cũng tiền nhà nước đầu tư cả. Ngày nay việc đó đã thay đổi do vậy chính sách khoa học cần chuyển đổi theo. Một ví dụ: giống cây, giống con trên thế giới là từ các công ty lớn nghiên cứu tạo ra, vì kết quả là các con giống, cây giống tốt sẽ có giá rất cao và các công ty sẽ thu lợi lớn, bù đắp lại tiền đầu tư nghiên cứu.
Nhà nước chỉ cần các chính sách khuyến khích, ví dụ như thuế là đủ (nhiều nước quy định số tiền các công ty giành cho nghiên cứu khoa học thì được tính sao đó để không phải nộp thuế).
Cũng như vậy với các sản phẩm là thuốc, sản phẩm công nghiệp... Ngược lại, các kết quả nghiên cứu về thuỷ văn, khí tượng hay động đất, bệnh lây lan, khoa học quân sự, nghiên cứu cơ bản... chẳng hạn thì không bao giờ có ai mua, ngoài nhà nước (đại diện cho cộng đồng). Do vậy nhà nước phải chi cho nghiên cứu về các vấn đề này. Chúng ta đã để kéo dài quá lâu các viện nghiên cứu tạo ra sản phẩm dạng1 và số tiền nghiên cứu cho các đề tài tạo ra sản phẩm dạng 1 cũng rất nhiều.
Tổ chức và quản lý khoa học (về con người, đề tài, cơ sở vật chất...) mang nặng tính hành chính quan liêu bao cấp.
Kết quả của lối quản lý này là (như đã nói ở trên) không phân hoá để tạo dựng được đội ngũ (có một đội ngũ đông đảo nhưng không có chất lượng được tổ chức theo kiểu hành chính); không có cơ chế phù hợp đánh giá nhà khoa học cũng như các đề tài và kết quả của nó; kinh phí cấp cho nghiên cứu mang tính chủ quan, không sát thực tế, không phù hợp với kết quả mong muốn; không tạo ra được sự liên kết và hợp tác giữa các ngành khoa học (tính cát cứ nặng nề); không tạo ra được các phòng thí nghiệm hay trung tâm xuất sắc (Excellence Centers) và quan trọng hơn cả không tạo ra được tác phong nghiên cứu khoa học (trong đó có việc trao đổi và thảo luận thẳng thắn và trung thực).
Thực chất các chủ trì đề tài lo lắng về thanh toán, hoá đơn chứng từ , lo giải ngân nhiều hơn là lo nghiên cứu.
Nguyễn Tiến Dũng
Dia chi:
Email: dzungnt@fpt.vn
5/Làm gì để nghiên cứu khoa học cất cánh?