221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
779680
Trách nhiệm của "Tôi" ở đâu?
1
Article
null
Trách nhiệm của 'Tôi' ở đâu?
,

Việc Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình đổ lỗi cho cán bộ cấp dưới và hai Bộ trưởng trước đây về những sai phạm của PMU18 trong buổi phỏng vấn báo chí đã khiến dư luận hết sức bất bình. Nhiều người cho rằng, ông Bình đã không hiểu hết trách nhiệm của một Bộ trưởng và không còn đủ năng lực để lãnh đạo Bộ GTVT.

 

Soạn: AM 738577 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bộ trưởng Đào Đình Bình trả lời phỏng vấn báo chí (Ảnh: Tiền phong) 

Hai Nam

Tôi không rõ lắm công việc của Bộ trưởng là làm gì? Có phải chăng mọi việc đều phân công cho các Thứ trưởng, ai làm sai người đó chịu? Nếu chỉ là như vậy thì rõ ràng không sai. Còn nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ trưởng là gì? Chẳng lẽ Bộ trưởng không có nhiệm vụ tổ chức điều hành hoạt động của Bộ, không có trách nhiệm quản lý kiểm tra cấp dưới? Nếu đúng như vậy thì Bộ trưởng không có trách nhiệm gì cả.

 

Thưa ông, có lẽ do bận nhiều việc quá nên ông không kiểm soát và quản lý nổi họat động của Bộ và đồng thời cũng quên luôn cả khái niệm "tự trọng".

Nếu đúng như vậy thì tôi xin kể cho ông một câu chuyện ở bên Tây, nơi mà chúng ta vẫn thường gọi là xã hội tư bản đầy bất công, nhà nước là công cụ phục vụ cho lợi ích của tầng lớp tư bản là thiểu số trong xã hội.

Đó là chuyện xảy ra vào năm 1995 về một Bệnh viện ở Pháp, bệnh viện này đã có sai sót là đã truyền máu cho bệnh nhân từ nguồn chưa qua khâu kiểm tra HIV. Khi sự việc trên bị phát hiện, chính ông Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp đã nộp đơn xin từ chức. Họ không biện minh hay đổ thừa cho cấp duới mà rất dũng cảm nộp đơn xin từ chức bởi họ hiểu rằng, cấp dưới của mình sai là đồng nghĩa với mình đã sai trong vai trò quản lý hệ thống, không đủ năng lực quản lý.

Từ chức còn có nghĩa là để nhường chỗ cho nguời cho người khác có tài cao đức rộng hơn thay thế và cũng chính là việc giúp ích cho xã hội một cách thiết thực nhất.

Trước đây, tôi luôn đánh giá cao các thành viên Chính phủ, xem như là những nhân tố, những viên ngọc sáng chói nhất của đất nước nên chưa bao giờ có những suy nghĩ gì xấu cả. Nhưng khi hàng loạt vụ việc tiêu cực đã xảy ra từ Bộ Thương mại, Hải quan, Liên đoàn Bóng đá, PMU18, và cả đến  Thanh tra nhà nước, tôi đã mất niềm tin.

Nếu ông thật sự có tâm quyết đóng góp cho đất nước Việt Nam thì ông hãy mau từ chức. Ông từ chức sẽ có lợi cho đất nuớc Việt Nam hơn bởi trách nhiệm của ông đến đâu thì chắc ông đã rõ. Ông càng thanh minh là càng thể hiện ông tham quyền cố vị, càng chứng tỏ ông muốn cố giữ đặc quyền đặc lợi ở cái ghế ông đang ngồi. Những bê bối ở PMU18 đã chứng tỏ ông không đủ năng lực quản lý hoạt động của Bộ. Sự ra đi của ông sẽ giúp cho Bộ có cơ hội đổi mới và hy vọng sẽ tốt đẹp hơn.

Ở Việt Nam, đa số các quan chức đã bỏ quên lòng tự trọng hoặc chưa quen với việc từ chức, việc dũng cảm từ chức của ông tuy không phải là mới mẻ nhưng sẽ giúp khơi dậy xu hướng tự nguyện cần thiết ở những cấp lãnh đạo đầu ngành.

Rất mong thư này sẽ đến với ông và mong rằng ông sẽ ghi nhận những ý kiến của tôi như những ý kiến đóng góp chân thành cho cá nhân ông và xã hội.

Lê Quang Dũng, domaindq@gmail.com
Bộ trưởng là người có trách nhiệm cao nhất ở một Bộ. Tại sao khi nói về trách nhiệm chỉ thấy toàn là "chúng tôi", vậy chúng tôi là ai? Trách nhiệm của "Tôi" ở đâu?

Từ khi nhận chức, Bộ trưởng được giao quyền lực, được nhận lương của Bộ trưởng thì phải chịu trách nhiệm của một Bộ trưởng chứ tại sao lại nói "có kế tiếp của các thời Bộ trưởng khác nhau"? Vậy nếu đã sai thì cứ tiếp tục sai sao?

Nguyễn Tất Thành
Nếu đúng Bộ trưởng là người bổ nhiệm Bùi Tiến Dũng thì không thể nói ông không biết gì về con người Bùi Tiến Dũng, hoặc giả ông Bộ trưởng cứ đổ lỗi cho người khác về vấn đề này.

Tham nhũng, tiêu cực là việc có thật, trách nhiệm của Bộ trưởng là quản lý toàn ngành giao thông và các công việc liên quan, nhân sự thế nào do ông ta quyết định thì không thể khi có vụ việc xảy ra, ông Bộ trưởng lại cứ "ngây thơ" nói là vì người này người kia mà tôi tin vào Bùi Tiến Dũng?!

Những ý kiến và viện dẫn của ông khi bị ông Tiến "vạch áo cho người xem lưng" khiến người ta có cảm giác ông đang tìm cách chối bỏ trách nhiệm, trong khi một thực tế không thể chối cãi và là trọng tâm của vấn đề là tiền vay ODA cho các dự án của Bộ GTVT bị thất thoát quá nhiều vào tay một số kẻ xấu.

Những giải thích của ông Bộ trưởng chỉ luẩn quẩn ở vấn đề "anh Tiến đã nói gì" mà bây giờ lại lật lại?! Lấy những biên bản hội họp ra để làm cái phao cho ông mà không chịu nhìn nhận trách nhiệm thật sự của mình.  

Từ những ý trên, ta thấy một điều là phải chăng Bộ trưởng không hiểu hết trách nhiệm của cương vị Bộ trưởng một ngành là thế nào? Nếu ông hiểu thì với vụ việc trên, liệu ông còn chứng minh được mình đủ năng lực lãnh đạo một Bộ?

Tran Van Loi, 194/7 Bui Dinh Tuy, Binh Thanh, loitranvanloi@yahoo.com
Với tư cách là một Bộ trưởng đứng đầu ngành, ông Đào Đình Bình đã đổ lỗi trách nhiệm cho ba đời Bộ trưởng là việc làm hết sức vô trách nhiệm. Khi ông lên nắm giữ chức vụ, nhiệm vụ của ông phải giải quyết và tổ chức sắp xếp và điều hành quản lý, nếu thấy không phù hợp thì sửa đổi. Còn theo ông nói lỗi do các Bộ trưởng thời trước thì không biết ông làm gì? Và Bộ trưởng sau cứ thế đổ lỗi cho Bộ trưởng trước?

Ông hãy xem Thủ tướng Hàn Quốc từ chức về việc đánh golf khi có cuộc đình công, và ông nên xem xét lại mình.Chúng tôi rất muốn các cơ quan nhà nước làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bình  về vấn đề này.

Natasa Hoang, 3 Láng Hạ, Hà Nội, Natasa Hoang 81@yahoo.com
Chuyện hoa hồng A-B giữa chủ đầu tư và nhà thầu hiện nay là chuyện mà ai cũng biết, ngay cả những người bình thường nhất. Thế mà Bộ trưởng chỉ nghe qua, còn không có chứng cứ cụ thể thì không thừa nhận. Điều đó chứng tỏ ông quá quan liêu, đến một sự thực thông thường và phổ biến thế mà ông không biết, hay ông cố tình che đậy một thực tế không tốt mà ông là người phụ trách cao nhất? Tôi thấy làm Bộ trưởng mà chỉ một điều nhỏ nhất như thế không biết và không giải quyết được thì chẳng xứng đáng chút nào. Bộ trưởng nên từ chức để cho người khác xứng đáng hơn thay thế.

Nguyễn Quang Vinh, 97A Nguyễn Du, Tp.HCM
Cần có một chút tự trọng
Đọc bài trả lời của Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình, tôi thấy nhiều cán bộ cao cấp của ta còn thiếu tự trọng. Mình không tự trọng, làm sao được người ta tôn trọng? Dù chức tước có cao, dù tiền bạc có nhiều cũng không mua được sự tôn trọng của người đời. Và chính con cháu họ, dù được hưởng tài sản của cha ông để lại vẫn xem khinh chính cha ông của họ nếu phẩm chất của họ đáng coi thường.

Đổ tội cho người này, người khác mà không thấy tội lỗi của mình không thể là cách xử thế của kẻ sĩ, càng không phải là cách sống của người cộng sản. Có thể rồi đây, mức kỷ luật "của cấp trên" mà ông phải nhận có thể nặng hoặc nhẹ, đúng mức hay chưa nhưng trước con mắt nhiều người dân thì ông là người như thế nào?

Có bao giờ, Bộ trưởng tự so sánh mình với nhiều quan chức cao cấp ở các nước tư bản, sẵn sàng từ chức khi họ có lỗi trong công vụ. Chẳng lẽ, nhân cách của một người cộng sản lại thấp kém hơn? Tôi thấy nhiều nước, khi bổ nhiệm công chức có tuyên thệ. Khi vào Đảng, ai cũng tuyên thệ. Vậy ông có khi nào nhớ đến lời thề này?

Mong sao, sau những sai lầm, các cán bộ của ta có lúc nghĩ đến mình, nghĩ đến lòng tự trọng, có thể nhận thức được những sai phạm lỗi lầm của mình, không phải chỉ nhận mức kỷ luật của cấp trên, thi hành theo cấp trên, dù sáng suốt tới đâu cũng không thể thấy hết lỗi lầm của mình.

Là Đảng viên, không thể chỉ nhận những lỗi lầm đã bị phát hiện và cố giấu những lỗi lầm còn chưa bị phát hiện. Khi mất đi lòng tự trọng, sự mất mát của đời người còn lớn hơn nhiều những mất mát về chức vụ, của cải. Mong ông nghĩ lại!

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,