Giá điện có thể tăng trong năm 2006. |
Điện tăng giá: Người tiêu dùng phản đối, ng
ười trong ngành, cán bộ quản lý giải thích không thuyết phụcNhiều báo điện tử đã trưng cầu ý kiến bạn đọc về các phương án tăng giá điện nhưng cho đến ngày
Người tiêu dùng đứng trên quan điểm lợi ích của cá nhân hoặc của doanh nghiệp, ngành của mình để đưa ra ý kiến phản đối. Các cán bộ quản lý chức năng phải có trách nhiệm giải thích để cho người dân hiểu rõ căn nguyên của vấn đề. Nhưng đọc qua và xem các ý kiến trả lời trên báo chí, truyền hình, tôi thấy ngành điện chưa nói được bản chất của vấn đề và do đó chưa thuyết phục được người dân.
Ngành điện độc quyền: Tại sao? Và liệu có mô hình nào khác?
Nhiều bạn đọc cho rằng vì ngành điện là ngành độc quyền nên có thể bắt chẹt người tiêu dùng hàng năm cứ ép tăng giá.
Đúng là do những tính chất đặc trưng của quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện nên cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ngành điện luôn được coi là ngành độc quyền tự nhiên, mô hình tổ chức ngành điện lực của các quốc gia trên thế giới là công ty độc quyền nhà nước. Có nghĩa là các công ty độc quyền trong toàn bộ các khâu từ sản xuất, truyền tải đến kinh doanh bán điện trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Tổng Công ty Điện lực Việt
Cũng chính do hoạt động theo mô hình độc quyền nhà nước nên các hoạt động chủ yếu của ngành từ khâu quy hoạch phát triển hệ thống cho đến ấn định hệ thống giá bán đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ và Quốc hội.
Hiện nay, đang có xu hướng cải tổ đưa yếu tố cạnh tranh vào các khâu sản xuất và phân phối, Nhà nước vẫn giữ độc quyền khâu truyền tải. Ở Việt
Việt
Cho dù chuyển hẳn sang mô hình thị trường điện đi thì sự cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh điện cũng không thể giống như các sản phẩm khác được. Điện năng không thể sản xuất xong đem bỏ vào kho, khi nào có người mua thì đem ra bán được mà quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối phải diễn ra đồng thời. Người bán phải đưa điện đến tận ngưỡng cửaa hộ tiêu thụ thông qua mạng lưới các đường dây phân phối. Không thể có chuyện 2 nhà phân phối cạnh tranh xây dựng 2 đường dây trên cùng một tuyến phố để bán điện cho khách hàng riêng của mình được. Hiểu về cạnh tranh lúc này cũng phải khác đi so với cách nghĩ truyền thống.
Một điểm nữa chúng ta cũng cần đề cập đến là vấn đề cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, những vùng khó khăn. Dân cư thưa thớt, địa hình khó khăn, mức tiêu dùng thấp. Các dự án đầu tư của EVN vào những vùng này chắc chắn không bao giờ thu hồi được vốn cả. Nhưng đây là nhiệm vụ chính trị mà ngành điện phải thay mặt Đảng và Chính phủ thực hiện. Nếu chuyển hẳn sang mô hình thị trường thì ai sẽ đảm nhận nhiệm vụ công ích này?
Điệp khúc tăng giá điện: Liệu có tránh khỏi?
Theo tôi đó là điều đương nhiên vì điện năng cũng là sản phẩm hàng hóa như bao sản phẩm khác chỉ có điều chúng ta không nhìn thấy, sờ mó được nó. Điện được sản xuất ra chủ yếu từ các nguồn năng lượng hóa thạch, không có khả năng tái tạo. Nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt dần đi, hao phí lao động sống và vật hóa để sản xuất ra chúng ngày càng tăng lên thì việc tăng giá là điều không thể tránh khỏi.
Chỉ số lạm phát của chúng ta năm vừa rồi ở mức 9,5%. Có nghĩa rằng hàng hóa, dịch vụ của chúng ta tăng trung bình 9,5% năm vừa qua. Thế nhưng do vị trí quan trọng của điện năng trong đời sống xã hội nên chúng ta đã can thiệp để không tăng giá điện.
Theo tôi, chúng ta không thể can thiệp mãi như thế được. Các thực phẩm thiết yếu, xi măng, sắt thép thậm chí nước gội đầu, dịch vụ làm đẹp... hàng năm giá đều tăng thì việc tăng giá điện âu cũng là chuyện thường tình. Vấn đề của người tiêu dùng chúng ta phải có ý thức tiết kiệm và tự điều chỉnh hành vi tiêu dùng của mình cho phù hợp với mức thu nhập mà mình đang có.
Mỗi một nhà có ý thức tắt đi 01 bóng đèn không dùng đến. Chỉ với công suất 40W, tính ra tiền tiết kiệm chẳng thấm vào đâu. Nhưng cứ thử làm con tính với quy mô 15 triệu hộ gia đình trong toàn quốc đều làm như thế vào giờ cao điểm chúng ta sẽ giảm được 600 000 kW công suất yêu cầu từ hệ thống bằng 1/3 công suất của nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Ở Thái Lan, chính nhà Vua và Thủ tướng đứng ra quảng bá cho các chương trình tiết kiệm năng lượng và họ đã giảm được đến 300 000 kW công suất vào giờ cao điểm đấy. Còn ở Việt
Nói đi thì cũng phải nói lại. Bên cạnh hướng dẫn và khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm thì chính bản thân ngành điện phải làm gương tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong sản xuất kinh doanh. Cứ hình dung tiết kiệm được 1% trong 30 000 tỉ đồng đầu tư xây dựng cơ bản hoặc giảm 1% tổn thất trong 40,9 tỉ kWh điện năng sản xuất hàng năm thì số tiền tiết kiệm được là bao nhiêu?
Điện năng không thể sản xuất xong đem bỏ vào kho, khi nào có người mua thì đem ra bán được mà quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối phải diễn ra đồng thời. |
Tại sao có nghịch lí mua nhiều lại phải trả giá cao
?Thực ra, đây không phải là việc làm tùy tiện dựa vào thế độc quyền của ngành điện mà nó có căn nguyên rõ ràng.
Đặc điểm cơ bản nhất của quá trình sản xuất điện năng là phải đảm bảo quá trình cân bằng tại mọi thời điểm giữa cung và cầu. Trong khi nhu cầu phụ tải luôn biến đổi theo thời gian. Nếu vào giờ cao điểm (18 đến 20h hàng ngày) hệ thống phải huy động tối đa các nguồn phát để đáp ứng nhu cầu thì vào những giờ thấp điểm (23 đến 06h sáng ngày hôm sau) hơn 60% thiết bị phải tạm ngừng sản xuất. Trong số đó, đa phần vẫn phải chạy không tải để sẵn sàng đáp ứng việc tăng đột xuất của nhu cầu. Các hộ tiêu dùng sinh hoạt của chúng ta chủ yếu sử dụng điện vào giờ cao điểm của hệ thống.
Để điều độ sản xuất một cách tối ưu, người ta thường huy động các nguồn lần lượt phát điện theo mức chi phí từ thấp đến cao. Thấp nhất là các nguồn thủy điện với giá thành khoảng 300đ/kWh cho đến cao điểm thường là các cụm Diesel với chi phí sản xuất lên đến 1300 - 1400đ/kWh.
Như vậy, việc tham gia của các hộ dân dụng vào biểu đồ phụ tải của hệ thống thường là vào thời điểm chi phí sản xuất của hệ thống ở mức cao nhất, chắn chắn 1 kWh nhu cầu tăng thêm vào thời điểm này với mức giá bán trung bình đang được áp dụng thì nhà sản xuất không bù đắp được chi phí.
Do vậy, không riêng gì ở Việt
Ở các nước tiên tiến, mức tiền điện mà mỗi hộ tiêu dùng phải trả phụ thuộc vào lượng công suất đăng kí sử dụng, độ dài thời gian sử dụng và thời điểm sử dụng điện trong ngày. Khi đó, với cùng một mức công suất đăng kí sử dụng, nếu khách hàng càng dùng nhiều điện (thời gian sử dụng trong ngày càng dài) thì giá 1kWh điện năng sử dụng sẽ càng thấp.
Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau ở nước ta hiện nay chưa thể xây dựng và áp dụng biểu giá kiểu này. Để dung hòa, người ta đưa ra biểu giá lũy tiến đối với các hộ gia dụng. Một lượng điện năng đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của các hộ được định ở mức giá thấp. Mức giá tăng dần nhằm tính đủ phần chi phí tăng thêm mà hộ tiêu dùng gây ra cho hệ thống khi sử dụng điện vào giờ cao điểm. Chỉ có sản phẩm điện năng mới có cách định giá như vậy. Không riêng gì ta mà có khá nhiều nước cũng áp dụng biểu giá này.
Phải tăng giá mới có tiền đầu tư
EVN cũng là một doanh nghiệp như bao doanh nghiệp khác đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của nền kinh tế, năm 2006, ngành điện dự kiến đầu tư khoảng 30.000 tỉ đồng. Trong khi đó, nếu căn cứ vào các số liệu viện dẫn trong các bài viết mà tôi được đọc thì ước tính lợi nhuận năm 2005 của EVN là 964 tỉ đồng, khấu hao 8000 tỉ đồng, có nghĩa nếu đem toàn bộ lợi nhuận và khấu hao đi tái đầu tư thì cũng chưa đáp ứng được 30% nhu cầu về vốn. Số hơn 70% còn lại ngành điện phải huy động bằng cách nào?
Từ các tổ chức tài chính quốc tế? Các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa rồi, có thực hiện được cam kết đưa giá bán trung bình lên 7 cents/Kwh thì họ mới cho vay. Theo các chuyên gia quốc tế thì nếu bán dưới mức giá đó dự án khó có khả năng thu hồi vốn để trả nợ. Ta không thực hiện được cam kết, tiền được vay nhỏ giọt.
Thế còn các ngân hàng thương mại Việt
Mở cửa thị trường để thu hút vốn của các nhà đầu tư trong nước. Khi đó họ là những doanh nghiệp sản xuất và bán điện cho EVN để cung cấp cho người tiêu dùng. Năm 2005, EVN phải mua ngoài 11,5 tỉ kWh với giá bình quân 1000 đồng/kWh cao hơn rất nhiều so với giá bán bình quân của ngành. Hiện nay, đang có nhiều dự án dạng BOT, nguồn phát độc lập đang được triển khai. Tỉ trọng các nguồn phát độc lập sẽ tăng dần lên, nhưng liệu giá có giảm, nhà nước có thể kiểm soát được các nhà sản xuất như đối với EVN hiện nay? Hãy thận trọng trong lộ trình mở cửa.
Có người tiêu dùng đề cập đến khái niệm chi phí biên (MC) trong thị trường độc quyền tự nhiên. Đúng là để kiểm soát các công ty hoạt động trong điều kiện độc quyền tự nhiên, việc định giá phải dựa trên cơ sở của chi phí biên lúc đó chúng ta sẽ đạt được mục tiêu tối ưu lợi ích của toàn xã hội.
Nhưng với đặc trưng của ngành điện, khái niệm của chi phí biên được sử dụng là chi phí biên dài hạn. Tức là phải tính tới các chương trình đầu tư phát triển hệ thống trong một quy hoạch tối ưu dài hạn. Người ta nói đến việc tăng giá điện để đầu tư là mượn từ ý này. Nhưng không thể giải thích như cách mà người ta đang dùng hiện nay. Đối với phần lớn bạn đọc thì đây là một vấn đề thuộc chuyên môn sâu. Nhưng tôi đưa vấn đề này ra ở đây vì có khá nhiều ý kiến đề nghị ngành điện, Bộ Công nghiệp phải tường minh cách tính giá của mình. Đòi hỏi này chưa được đáp ứng một cách thỏa đáng.
Ở các nước tiên tiến, biểu giá bán điện của họ khá phức tạp. Nhưng nó được xây dựng trên một nền tảng lí thuyết khá chặt chẽ. Do đó nó có sức thuyết phục. Muốn cho người dân chấp nhận thì hãy đưa ra những lập luận có căn cứ khoa học và quá trình xây dựng hệ thống giá bán phải minh bạch thì sự việc không phức tạp như hiện nay.
Tại sao chưa áp dụng mô hình cạnh tranh thành công của Viễn thông vào Điện lực?
Cách đây mấy năm, người tiêu dùng còn than phiền nhiều về sự độc quyền của VNPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Nhờ chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư ngoài VNPT vào cạnh tranh, chúng ta đang chứng kiến một “cuộc chiến” hạ giá và người tiêu dùng được lợi. Chính vì vậy mà nhiều bạn đọc đặt câu hỏi tại sao chúng ta không áp dụng mô hình này vào ngành điện?
Tuy cùng là ngành kinh tế mang tính chất mạng lưới, nhưng giữa viễn thông và điện lực có những điểm khác biệt. Với viễn thông, sau khi xây dựng xong mạng lưới, nhà đầu tư cho khách hàng thuê lại hạ tầng của mình để trao đổi thông tin. Phí dịch vụ được tính theo thời gian chiếm dụng đường truyền. Nhà nước xây dựng hạ tầng sau đó cho các đơn vị thuê lại để kinh doanh. Do vậy, việc đưa yếu tố cạnh tranh vào không mấy khó khăn.
Đối với ngành điện cũng có mạng lưới truyền tải và phân phối và do người tiêu dùng không nhìn thấy sản phẩm nên dễ hình dung ra giống dịch vụ viễn thông. Trong khi đó, để có điện năng cung cấp cho khách hàng ngành điện phải có thêm các nhà máy sản xuất.
Lượng điện năng mà khách hàng sử dụng có thể được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: thủy điện, điện nguyên tử, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, tua bin khí, Diesel, ... mà mỗi loại nhà máy có những đặc tính kinh tế - kỹ thuật khác nhau. Trong đó, những đặc tính như tốc độ đáp ứng nhu cầu, chi phí đầu tư, chi phí vận hành, giá thành sản xuất... sẽ quyết định nhà máy sẽ làm việc ở phần nào của đồ thị phụ tải hệ thống. Toàn bộ các nhà máy (nguồn phát) được kết nối với nhau thành hệ thống, việc điều độ nhà máy nào phát điện với công suất bao nhiêu tại từng thời điểm sử dụng phải được tính toán trên cơ sở lợi ích kinh tế và năng lượng của toàn hệ thống.
Với chỉ chừng ấy lí do thôi chúng ta thấy, việc đưa yếu tố cạnh tranh vào ngành điện cũng phải được xem xét kỹ lưỡng và cần có thời gian.
Đảm bảo an ninh năng lượng: Trách nhiệm thuộc về ai?
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, ta thường hay nói đến vấn đề an ninh lương thực. Nhưng sang những năm đầu của thế kỷ này có lẽ phải nghĩ đến vấn đề an ninh năng lượng.
Ở các quốc gia phương Tây, mức dự trữ dầu đảm bảo cung cấp cho nhu cầu quốc gia trong vòng 90 ngày là bắt buộc. Trung Quốc phải tự hãm tốc độ phát triển kinh tế một phần là do thiếu năng lượng. Hơn một năm trước đây, ngay cả những dự báo bi quan nhất cũng không ai nghĩ rằng chỉ trong vòng mấy tháng giá dầu mỏ lại có thể tăng từ 30USD/thùng lên gần 70USD/thùng.
Hiện tại, chúng ta đang là một quốc gia xuất khẩu năng lượng, nhưng trong một nghiên cứu gần đây, các nhà chuyên môn dự đoán khoảng từ năm 2015 trở đi chúng ta bắt đầu phải nhập khẩu than, một dạng năng lượng mà hiện nay chúng ta đang xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn/năm. Nguy cơ thiếu điện, thiếu năng lượng là hiện hữu.
Tôi xin nhắc lại rằng đa phần các dạng năng lượng mà chúng ta đang sử dụng thuộc dạng năng lượng hóa thạch, không thể tái tạo. Trữ lượng các nguồn năng lượng có hạn, nguồn tài nguyên của chúng ta đang cạn dần đi. Kinh tế càng phát triển, mức sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng.
Đảm bảo năng lượng cho nhu cầu phát triển của đất nước trong những thập kỷ tới cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Với những đầu tư khổng lồ để đảm bảo cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển của đất nước thì từng ngành kinh doanh riêng rẻ than, dầu, điện không tự mình giải quyết được mà phải thông qua một chính sách tổng thể của quốc gia do Chính phủ trực tiếp điều hành. Từng người tiêu dùng chúng ta cũng có thể đóng góp thông qua các hành vi sử dụng tiết kiệm.
-
PGS. TS Trần Văn Bình, TT Nghiên cứu và Tư vấn về quản lý, ĐHBK Hà Nội
Ý kiến của bạn?