221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
774596
Tăng giá điện: Vì sao và như thế nào?
1
Article
null
Tăng giá điện: Vì sao và như thế nào?
,

Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xen giữa những góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X và tin gây bàng hoàng cho nhiều người về PMU 18 là những thông tin về dự thảo tăng giá điện của Bộ Công nghiệp. Tuy không gây sốc nhưng thông tin về tăng giá điện cũng làm nhiều người, tổ chức phải quan tâm vì nó liên quan đến cuộc sống hàng ngày, đến giá thành sản xuất, khả năng cạnh tranh, tồn tại của nhiều doanh nghiệp.

 

Soạn: AM 727081 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giá điện đang được đề nghị tăng trong năm 2006.

Xét dưới góc độ người tiêu dùng thì việc tăng giá điện có tác động mạnh đến đời sống và sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng nhiều điện trong sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình nghèo. Vậy thì vì sao phải tăng giá điện và tăng như thế nào?

 

Vì sao tăng?


Đối với những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội đất nước như điều chỉnh giá điện, trước hết, phải xét trên quan điểm: quốc gia được lợi hay bị thiệt hại gì khi áp dụng chính sách này. Như vậy, việc định giá điện không thể dựa trên quan điểm hay lợi ích cục bộ của một ngành, lĩnh vực kinh tế nhất định nào. Ai cũng biết rằng để đạt được mức phúc lợi tối ưu thì bất kỳ hàng hoá nào trong nền kinh tế thị trường cũng phải được định giá dựa trên nguyên tắc chi phí biên dài hạn bằng doanh thu biên, việc định giá càng gần mức tối ưu này càng tốt cho nền kinh tế; khi cầu điện tăng lên thì thị trường sẽ điều chỉnh giá để đạt được mức cân bằng; bất kỳ sự can thiệp nào như trợ cấp, trợ giá, đánh thuế... cũng đều làm giảm phúc lợi. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt cần can thiệp của nhà nước để hạn chế các tác động bất lợi.   

 

Lấy ý kiến về tăng giá điện

Từ ngày 15/03/2006 đến 31/03/2006, Bộ Công nghiệp tổ chức lấy ý kiến về nội dung dự thảo phương án điều chỉnh giá điện 2006-2010.

Điện của Việt Nam hiện nay được định giá ở mức khoảng 5 cent/kwh, trong khi đó, theo tính toán của các chuyên gia và khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới thì giá điện ở Việt Nam phải ở mức 7 đến 7,5 US cent/kwh mới đạt mức tối ưu và mới có thể huy động vốn để phát triển ngành, hạn chế thiếu hụt điện và trả được nợ vay. Như vậy, tăng giá bán điện là điều tất yếu và là yêu cầu bức xúc không những để bù đắp chi phí, khử lạm phát mà còn để có thể huy động được vốn đầu tư phát triển ngành phục vụ yêu cầu phát triển đất nước.
 

Tăng giá điện không hẳn là chỉ đem lại những tác động bất lợi cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Nếu phương án tăng giá điện khoa học và lộ trình hợp lý nó có thể đem lại những tác động tích cực như khuyến khích các hộ gia đình tiết kiệm sử dụng điện, thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến quản lý sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị để hạ giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh dựa trên yếu tố sản xuất cao cấp như công nghệ, vốn, mà không dựa vào yếu tố đầu vào rẻ như nhân công, điện, nước... và còn khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện đầu tư phát triển nguồn điện của riêng mình. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, quản lý kém, sống nhờ vào bao cấp sẽ bị đào thải ra khỏi ngành. Như vậy, nguồn lực đất nước được sử dụng hợp lý hơn, đồng thời những tác động bất lợi sẽ được hạn chế.
 

Tăng thế nào?


Khi điều chỉnh giá điện có thể thấy rằng có 2 khối bị tác động mạnh nhất là điện tiêu dùng dân cư chiếm khoảng 44% và công nghiệp khoảng 45% sản lượng, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng rất lớn đến khu vực nông thôn và du lịch dịch vụ mặc dù khu vực này sử dụng sản lượng điện không nhiều. Bộ Công nghiệp đưa ra 4 phương án tăng giá điện với các lý giải cụ thể cho từng phương án và có tính ảnh hưởng đến các đối tượng này, ảnh hưởng xã hội, kinh tế vĩ mô nói chung.


Phương án được lựa chọn phải đảm bảo không gây sốc cho xã hội và nền kinh tế. Trên quan điểm này, phương án 1 không gây ra tác động xấu đến người nghèo, khu vực nông thôn, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực dịch vụ, du lịch, ngành mà tỷ trọng trong nền kinh tế chiếm gần 40% GDP. Vì vậy, tăng giá điện quá cao đối với khu vực du lịch, dịch vụ sẽ có hậu quả khó lường như có thể gây tăng giá đồng loạt các hoạt động dịch vụ, du lịch, lạm phát… gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Phương án 2, 3 gây tác động xấu đến tầng lớp dân cư rất nghèo, phương án 4 có tác động xấu đến khu vực nông thôn.


Có thể thấy rằng, các hộ rất nghèo, nằm trong số khoảng 5-10% tổng số hộ cả nước thường sử dụng điện, nước rất ít. Vì vậy, tăng giá điện đối với họ là gánh nặng thực sự. Vì vậy, đối với những hộ sử dụng dưới 50 kwh/tháng thì tăng giá điện là không hợp lý và nếu có tăng thì mức thu cũng chẳng đáng là bao nhiêu. Mức sử dụng từ trên 50kwh/tháng đến dưới 100 kwh/tháng là những hộ có mức sống trung bình và dưới trung bình nhưng có thể chịu được mức tăng chi phí sử dụng điện ở mức 2.500 đồng/tháng, mức tăng này là hợp lý vì ít ảnh hưởng đến chi tiêu trong gia đình. Với mức sử dụng từ trên 100 kwh đến dưới 150 kwh là những hộ có mức sống trung bình khá trở lên nên mức tăng chi phí sử dụng điện hàng tháng lên 15.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng là ít ảnh hưởng đến ngân sách hộ gia đình. Vì vậy, mức tăng đối với các đối tượng này như phương án 1 là hợp lý. Đối với các hộ sử dụng trên 150 kwh/tháng thường là các hộ khá giả và giàu có. Việc tăng chi phí chi tiêu dùng điện trong tháng lên 20.000 đồng - 50.000 đồng tháng là không ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

 

Mức sử dụng/hộ gia đình

(kwh/tháng)

 

Mức tăng chi phí điện hàng tháng

Phương án đề xuất

(đồng/tháng)

Cho 50 kWh đầu tiên

0

Cho kWh từ 51-100

 2.500

Cho kWh từ 101-150

15.530

Cho kWh từ 151-200

20.879

Cho kWh từ 201-300

 46.243

 

Phương án tăng giá bán điện như thế này có tính chất và tác động giống loại thuế lũy tiến đánh vào nhà giàu và hỗ trợ người nghèo. Phương án này có nguồn thu cao hơn và khuyến khích các hộ sử dụng nhiều điện tiết kiệm hơn.


Đối với điện nông thôn đến năm 2010, nên theo phương án 1 vì thực sự nhu cầu và mức sử dụng điện ở nông thôn hiện còn quá thấp và thu nhập của người dân rất cần cải thiện. Việc tăng giá điện là tăng thêm gánh nặng cho họ.


Đối với điện cho khối kinh doanh, dịch vụ mức tăng 10%-12% là hợp lý do hiện tại, họ đã chịu mức giá khá cao bình quân trên 70% so với mức giá bình quân.


Riêng đối với khu vực công nghiệp sử dụng phương án 2 là tăng 20% giá bán điện vào giờ cao điểm nhưng không tăng giờ bình thường và thấp điểm. Phương án này khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm điện, thay đổi phương án tổ chức sản xuất và đổi mới công nghệ, đầu tư máy phát để sử dụng vào giờ cao điểm. Việc này sẽ góp phần làm giảm phụ tải giờ cao điểm, hạn chế tình trạng thiếu điện.


Khu vực hành chính sự nghiệp thì việc tăng giá hay không ít có tác động đến nền kinh tế nhưng khuyến khích các đơn vị sử dụng tiết kiệm.


Như vậy, phương án giá điện đề xuất sẽ là phương án 1 và 2 kết hợp nhưng có điều chỉnh: với mức sử dụng điện dưới 50 kwh/tháng không điều chỉnh giá, mức sử dụng trên 50 dưới 100kwh tăng 2.500 đồng/tháng. Các lĩnh vực công nghiệp, điện nông thôn, kinh doanh, dịch vụ lấy theo phương án 2 là hợp lý. 

 Ý kiến của bạn về vấn đề này?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,