221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
770807
Tôi, đảng viên đã 18 năm làm kinh tế tư nhân
1
Article
null
Tôi, đảng viên đã 18 năm làm kinh tế tư nhân
,

Là một trường hợp đầu tiên được cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho phép làm kinh thế tư nhân (mà không bị khai trừ khỏi Đảng vì lí do làm kinh tế tư nhân), đến nay đã qua 18 năm, tôi thấy sự cần thiết phải có những nghiên cứu đầy đủ cơ sở lí luận của việc cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân.

 

Vinh quang doanh nghiệp có dành cho đảng viên?

 

Hà nội, ngày 2/3/2006,

Kinh gửi Ban Biên tập Báo điện tử VietNamNet.

 

Tôi là một độc giả thường xuyên đọc báo VietNamNet. Gần đây tôi nhận thấy Tòa soạn đã cho đăng khá nhiều ý kiến khác nhau về việc đảng viên làm kinh tế tư nhân. Có nhiều ý kiến tôi đồng tình, cũng có nhiều ý kiến bảo thủ chưa thể chấp nhận.

 

Là một trường hợp đầu tiên được cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho phép làm kinh thế tư nhân (mà không bị khai trừ khỏi Đảng vì lí do làm kinh tế tư nhân), đến nay đã qua 18 năm, tôi thấy sự cần thiết phải có những nghiên cứu đầy đủ cơ sở lí luận của việc cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân. Từ đó mới tạo cơ sở vững chắc để toàn thể đảng viên hiểu rằng việc Đảng cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân không phải là giải pháp tạm thời, mà là một chủ trương đúng, là một tất yếu.

 

Được sự động viên của Đồng chí Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó Ban Tổ chức T.Ư Đảng, Tiến sỹ Lê Minh Thông, viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức - Ban Tổ chức T.Ư, tôi đã viết tập tài liệu gửi đính kèm thư này. Nội dung báo cáo này đã được trình bày trong một Hội nghị khoa học thu nhỏ của Ban Tổ chức T.Ư. Các nhà khoa học lý luận dự hội thảo về cơ bản đồng tình với những vấn đề nêu ra trong Báo cáo.

 

Vì tập tài liệu này mới chỉ được cho phép trình bày trong một Hội thảo khoa học chuyên đề của Ban Tổ chức T.Ư Đảng, vì vậy, khi gửi nó đến VietNamNet, tôi mong rằng Tòa soạn sẽ cân nhắc, xem xét, nếu thấy sử dụng được toàn bộ hoặc một phần hoặc chưa chín muồi, thì có thể chưa sử dụng.

 

Với ý thức tổ chức của một đảng viên, tôi không coi đây là việc truyên truyền phát tán những tài liệu chưa được T.Ư kết luận. Ít nhất cũng có thể giúp BBT VietNamNet có thêm một tư liệu tham khảo.

Soạn: AM 722517 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Bạch Minh Sơn

 

Trân trọng

Bạch Minh Sơn

TGĐ Công ty cổ phần Bemes.

 

Thực tiễn và cơ sở lý luận của việc đảng viên làm kinh tế tư nhân

Đảng ta đã có thực tiễn của 18 năm, với trên 5.000 đảng viên, làm kinh tế tư nhân. Nhiều doanh nghiệp đã thành công, đem lại công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp nhiều thuế cho Nhà nước.

Rất ít đảng viên làm kinh tế tư nhân vướng phải những sai phạm thuộc vấn nạn xã hội như: tham nhũng, trục lợi, lãng phí…

Đã đến lúc Đảng đưa vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân vào nội dung văn kiện Đại Hội Đảng. Nội dung này có thể được thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ X. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người băn khoăn với việc Đảng cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân. Vẫn còn rất thiếu cơ sơ lý luận để làm rõ việc đảng viên làm kinh tế tư nhân là một tất yếu chứ không phải là giải pháp tạm chấp nhận.

Với mục đích bước đầu tìm hiểu cơ sở lý luận của việc đảng viên làm kinh tế tư nhân, tác giả bài viết đã cố gắng tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi quan trọng sau đây:

- Thế nào là bóc lột?

- Tỉ suất bóc lột bao nhiêu thì còn là đảng viên?

- Có giới hạn qui mô tư bản đối với đảng viên làm kinh tế tư nhân?

Từ công thức cơ bản của Mark H = C + V + M (II.1) Trong đó: H là giá trị trung bình xã hội chấp nhận được; C là tư bản bất biến V là tư bản khả biến; M là giá trị thặng dư.

Nếu cho rằng: toàn bộ M là do và chỉ do V làm ra, thì có nghĩa là bất cứ ai, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân, đã tham gia kinh doanh, có M, đều có bóc lột giá trị thặng dư.

Đấy là quan niệm không đầy đủ và không chính xác.

Tham gia tạo nên giá trị thặng dư M, ngoài vai trò của C1(Tài sản hữu hình) và V(sức lao động của công nhân), còn có vai trò của C2 (tài sản vô hình). Chính C2 mới là yếu tố làm cho M có thể tăng hay giảm.

Nhiều trường hợp, dù là giám đốc DNNN hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân, nếu trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh kém (tức là C2 < 0), thì làm gì có M để bóc lột?

Xuất phát từ nhiều quan hệ kinh tế xã hội phức tạp trong thời đại nền kinh tế thị trường hiện đại, tác giả đề nghị giải thích công thức của Mark trên cơ sở phân nhánh đầy đủ các yếu tố cấu thành giá trị, như sau: H = C C1 C2 + V + M M1 M2 (II.2)

Trong đó: C = C1 + C2 (II.1.1) - C1 là tài sản hữu hình gồm vật tư máy móc nguyên nhiên vật liệu theo cách hiểu từ xưa đến nay

- C2 là tài sản vô hình tham gia tạo nên giá trị thặng dư. M = M1 + M2 (II.1.2) - M1 là giá trị thặng dư do bóc lột sức lao động mà có;

- M2 là phần giá trị phải trả cho C2 Cần phân biệt rõ C2 trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó: C2 = C2Y + C2X (II.1.3) * C2Y là phần tham gia tạo nên giá trị của: + Giá trị sở hữu công nghiệp, Thương hiệu của doanh nghiệp, thị phần đã có,.. + Tài năng quản lí kinh doanh của chủ doanh nghiệp: gồm sự nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, trình độ quay nhanh đồng vốn cho sản xuất, trình độ nắm bắt công nghệ sản xuất hiện đại nhằm không ngừng đổi mới và tăng năng suất lao động… + Tính tích cực lao động sáng tạo của giới chủ và người lao động tự chủ,..

* C2X cũng tham gia tạo nên giá trị, nhưng bằng tư duy không lành mạnh: + Giới chủ tìm cách trốn lậu thuế, buôn gian bán lậu, đầu cơ trục lợi, + Lợi dụng uy tín chiếm đoạt tài sản Nhà nước và công dân; + Tìm mọi thủ đoạn bóc lột sức lao động của công nhân để tăng M (tức là tìm cách tăng M1).

Doanh nghiệp nào có tư duy kinh doanh kém  doanh nghiệp đó sớm đến bờ phá sản. Doanh nghiệp nào sử dụng được nhiều C2 có chất lượng thì doanh nghiệp đó luôn phát triển lành mạnh vững chắc.

Đảng cần khuyến khích đảng viên có nhiều C2Y là tác nhân tích cực làm tăng M để làm giàu cho mình và gia đình mình, tức là làm giàu cho đất nước.

Đảng viên không được dùng C2X làm giàu bất chính

Tác giả cũng đề nghị: không nên lấy M/V để làm thước đo tỉ suất bóc lột bởi vì nó không phản ảnh đúng bản chất của bóc lột.

Tỉ suất M1/V mới là chỉ số vạch rõ bản chất của bóc lột giá trị thặng dư.

Đã là đảng viên thì không đựơc bóc lột giá trị thặng dư M1. Với sự phân tách rạch ròi như trên, việc cho phép đảng viên có C1 lớn (có nhiều tiền của, tài sản hữu hình) và có nhiều C2Y được phát triển sản xuất kinh doanh mà không nên hạn chế quy mô.

Đảng và Nhà nước ta cần có nhiều tập đoàn kinh tế mạnh để giữ vững tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Không chỉ có doanh nghiệp Nhà nước, mà cả kinh tế tư nhân cũng cần có những tập đoàn kinh tế mạnh như vậy. Trong số đó có thể có những tập đoàn kinh tế tư nhân do đảng viên làm chủ.

Thông qua việc nghiên cứu và cố gắng tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi chính liên quan đến việc đảng viên làm kinh tế tư nhân, tác giả mong có một đóng góp nho nhỏ để Đảng nghiên cứu rõ thêm cơ sở lý luận của vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân.

Nếu có thể kết luận được thì Đảng nên khẳng định việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân là một tất yếu, chứ không phải là giải pháp tạm thời.

Kết luận này rất quan trọng. Nó không chỉ làm yên tâm các đảng viên đã, đang và sẽ làm kinh tế tư nhân. Nó cũng có ý nghĩa rất lớn đối với những người ngoài đảng đang làm kinh tế tư nhân.

  • Đảng viên Bạch Minh Sơn (Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty cổ phần SX-XNK BEMES)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,