221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
754019
Đấu thầu khoa học: Liệu có mừng quá sớm?
1
Article
null
Đấu thầu khoa học: Liệu có mừng quá sớm?
,

Tôi cũng đã từng được tham gia xây dựng hồ sơ thầu trong kinh doanh, cũng như tham gia tư vấn đấu thầu cho một số doanh nghiệp thì tôi có vài băn khoăn như sau: Chỉ tiêu cơ bản để 1 nhà khoa học, hay 1 nhóm nghiên cứu được tham gia đấu thầu là gì?

Soạn: AM 674115 gửi đến 996 để nhận ảnh này
  Nghiên cứu y học (Ảnh HMU)

Phải chăng lại là “Kinh nghiệm làm nghiên cứu trong lĩnh vực”, “ số công trình công bố trong lĩnh vực”, … thế thì các nhà khoa học trẻ có cơ hội hay không? Liệu ta có vui mừng quá sớm hay không? 

Thật là vui khi nhận được tin “Vừa qua, Bộ Khoa học - công nghệ (KHCN) đã chính thức công bố danh mục 95 đề tài và 4 dự án cấp Nhà nước thuộc các lĩnh vực KHCN năm 2006 để kêu gọi các tổ chức và cá nhân tham gia đấu thầu.”

Nhưng cái tin này cũng khiến cho bản thân tôi có một vài câu hỏi:

1.Tại sao   lại là “95 đề tài và 4 dự án” mà không phải là “90 đề tài 10 dự án” hay “100 đề tài, 3 dự án”? Cơ sở nào để Bộ Khoa học Công nghệ lựa chọn các đề tài?

2. Quyết định đề tài, hay nói cách khác là tên ,  hướng nghiên cứu và mục tiêu cơ bản, là do các chuyên viên của Bộ KHCN hay là kết quả của một nghiên cứu nghiêm túc?

3. Lấy gì đảm bảo 95 đề tài và 4 dự án kia là thực sự cần thiết cho nền khoa học nước nhà?

Còn thêm một niềm vui nữa ” Đây có thể là một tín hiệu vui để tạo ra sự cạnh tranh công khai, để các nhà khoa học trẻ đựơc "chơi" trên cùng sân với những cây đa, cây đề trong làng khoa học.” Tôi cũng đã từng được tham gia xây dựng một vài hồ sơ thầu trong kinh doanh, cũng như tham gia tư vấn đấu thầu cho một số doanh nghiệp thì tôi có vài băn khoăn như sau:Chỉ tiêu cơ bản để 1 nhà khoa học, hay 1 nhóm nghiên cứu được tham gia đấu thầu là gì? Phải chăng lại là “Kinh nghiệm làm nghiên cứu trong lĩnh vực”, “ số công trình công bố trong lĩnh vực”, … thế thì các nhà khoa học trẻ có cơ hội hay không? Liệu ta có vui mừng quá sớm hay không?

Tôi cũng xin trao đổi thêm vài ý kiến về các bình luận của TS Nguyễn Quốc Bình, PGĐ Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh.

Trước tiên là vấn đề “lập network các nhà khoa học”. Tôi không biết tác giả đưa ra ý tưởng này là mới hay không mới, tuy nhiên trong thực tế thì trên thế giới và ở Việt Nam đã làm việc này rất lâu rồi.

Tôi xin lấy ví dụ về đề tài Khoa học KHCN 10-02 về chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa Giao thông đô thị Việt Nam do GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh đại  học GTVT chủ trì, thực hiện trong 3 năm 1998-2000. Đề tài đã tập hợp nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học đầu ngành có liên quan trong GTĐT Việt Nam như PGS.TS. Nguyễn Văn Thụ, PGS.TS. Nguyễn Quang Toản, PGS.TS. Bùi Xuân Cậy, TS Kiều Xuân Đường  (ĐHGTVT), GS.TS. Dương Học Hải, PGS.TS Nguyễn Quang Đạo (ĐHXDHN), GS.Lê Như Lai (Đại học Mỏ Địa Chất), TS Nguyễn Văn Bức (CCIC, Sở GTCC Hà Nội), các chuyên gia, các nhà quản lý ở UBND và Sở GTCC của hai thành phố lớn (Hà Nội và TP HCM).

Không nói quá nhiều nhưng việc chúng ta thấy sự phát triển của hệ thống xe buýt ở hai thành phố lớn, việc xây dựng các nút giao khác mức, việc quyết định làm tàu điện ngầm trên cơ sở các nghiên cứu về địa chất công trình cho thấy những ứng dụng hữu ích của đề tài này vào thực tiễn. Như vậy có thể khẳng định việc hợp tác giữa các nhà khoa học, các cơ quan là đã có truyền thống, vấn đề chỉ cần giải quyết trong nội bộ các đề tài và khả năng phối hợp của cơ quan chủ trì đề tài.

Vấn đề “Dự báo thấp hơn khả năng: Hạn chế sáng tạo” tôi xin phép có vài ý kiến như sau. Tất cả các nghiên cứu khoa học đầu tiên trên trái đất đều có xuất phát điểm từ mong muốn của người nghiên cứu. Nếu người nghiên cứu không có mong muốn đó thì sẽ không bao giờ có đề tài khoa học nào được thực hiện cả. Vì vậy tác giả nói rằng “Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Canada, để được nghiệm thu đề tài, chủ nhiệm đề tài không cần phải nói trước họ sẽ phải đạt được cái gì” có lẽ cần xem xét lại.

Tôi đang làm nghiên cứu sinh ở CHLB Đức, năm ngoái, tôi được giáo sư giao cho lập đề cương một đề tài nghiên cứu về Quy hoạch và quản lý giao thông theo hướng phát triển bền vững cho các đô thị thu nhập thấp. Trong đó các mục tiêu và kết quả dự kiến của đề tài cũng cần được trình bày rõ ràng. Nếu không thì Bộ Khoa học và Giáo dục Đức sẽ không biết là tác giả định làm gì để mà tài trợ cả.

Như vậy, đã là nhà khoa học thì cần phải đưa ra mục tiêu cho nghiên cứu của mình, nếu không đưa được mục tiêu thì tốt nhất là không nghiên cứu. Còn kết quả nghiên cứu vượt ra ngoài mục tiêu hay là đưa đến một kết luận khác với “giả thiết ban đầu” thì đó là chuyện thường tình. Khi đó, kết luận là “giả thiết không đúng” và “kết quả này sẽ đưa ra kết luận khác như A, như B so với giả thiết”.  Như vậy, việc xác lập “giả thiết ban đầu” cho nghiên cứu là hết sức cần thiết, và chứng minh rằng tác giả có ý định nghiêm túc trong nghiên cứu và năng lực nghiên cứu thực sự sẽ trả lời “giả thiết đúng hay sai”. Kết luận “đúng” hay “sai” đều là kết quả thực sự cả.

Một vấn đề nữa là “Không nên cấp kinh phí theo kiểu "tự khai báo". Tôi không hiểu tác giả có cách nào để giúp các nhà quản lý ngân sách trong khoa học có thể ra quyết định cấp kinh phí mà không dựa trên dự toán của người lập đề cương. Cái nguyên tắc “khả năng của các phòng thí nghiệm” tác giả đưa ra quá chung chung, không hề nói lên điều gì. Và chúng ta không ai không biết câu nói “cái áo choàng không làm nên ông thầy tu” cái chính là “phòng thí nghiệm đó có nhà khoa học thực sự hay không?” chứ không phải có bao nhiêu máy móc thí nghiệm.

Tác giả có nói “cần quản lý theo kết quả được đặt ra trước chứ không theo kinh phí”, ở đây có vẻ như tác giả mâu thuẫn với ý kiến phía trên của mình ”chủ nhiệm đề tài không cần phải nói trước họ sẽ phải đạt được cái gì”.

Câu chuyện khoán sản phẩm được đem vào khoa học ”Đã là khoán sản phẩm thì họ có quyền hưởng những sự chênh lệch khi họ làm tốt. Không thể cho rằng các phòng thí nghiệm làm kém lặp lại nhiều lần mới ra sản phẩm nhưng tiêu tiền có hoá đơn chứng từ lại tốt hơn những phòng thí nghiệm làm tốt ngay và chí phí ít hơn.”

Kính thưa TS Nguyễn Quốc Bình! Bản chất làm khoa học là “làm công ăn lương”. Vì vậy, chúng ta đừng quên rằng, kinh phí nghiên cứu khoa học là “để trả lương, chi phí thiết bị và vật tư, nguyên liệu” cho quá trình nghiên cứu khoa học. Khi có kết quả nghiên cứu, tác giả có quyền đăng ký tác quyền và bán tác quyền đó theo giá thị trường.

Như vậy, câu chuyện “lợi nhuận” trong khoa học không nên đem ra bàn trong vấn đề cấp kinh phí nghiên cứu. Vấn đề ở đây là chúng ta cần xem xét về bản quyền. Ai sẽ là chủ bản quyền của kết quả nghiên cứu “cơ sở cấp kinh phí” hay “tác giả” hay là có một hợp đồng thỏa thuận nào đó về vấn đề phân chia tiền bán bản quyền giữa “người cấp kinh phí” và “tác giả” chứ không phải là câu chuyện lợi nhuận từ “kinh phí làm khoa học”.  

  • Khuất Việt Hùng (Giảng viên ĐHGTVT Hà Nội, NCS Đại học Kỹ thuật Darmstadt)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,