221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
749570
Nhiều bạn đọc tham gia cầu truyền hình "Học liệu mở"
1
Article
null
Nhiều bạn đọc tham gia cầu truyền hình 'Học liệu mở'
,

Ngay sau khi có thông tin về chương trình cầu truyền hình trực tiếp California - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều độc giả VietNamNet đã gửi câu hỏi tham gia chương trình:

Soạn: AM 663109 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đầu cầu Hà Nội

Họ tên : Nguyễn Quang Khôi
Địa chỉ: E7PM,DD, HN
Email: kg_exe@yahoo.com
Tiêu đề: Tham gia như the nào?
Nội dung: Tôi đã tốt nghiệp ĐH 5 năm, liệu tôi có thể tham gia khai thac OCW để bổ sung kiến thức? Nếu có thể thì tôi cần liên hệ với ai, làm thế nào để tham gia được?

Họ tên: Phan Thị Mỹ Lệ
Dia chi: giang phong - tam giang - krông năng - đak lak
Email: myle246@yahoo.com
Nội dung: Em là một sinh viên của trường THTT Kinh Tế - Kỹ Thuật Phương Nam. Em biết học liệu dành cho các bạn SV ĐH và các giảng viên tham khảo và học hỏi. vậy học liệu có chương trình dành cho sinh viên ở bậc trung học (trung cấp) không?.Nếu có thì em truy cập học liệu bằng cách nào? Mong cho em biết sớm sớm.

Họ tên Thanh Tỵ
Email: hebi70@yahoo.com
Tiêu đề: Học liệu mở - cổng vào internet chưa mở!
Nội dung: Theo tôi biết, từ lâu nay, nhiều giáo viên ĐH cũng đã tự tìm hiểu, tham khảo các nguồn học liệu "mở" trên internet để sử dụng vào bài giảng. Thế nhưng để có nhiều hơn các GV và nhất là để các "đối tác" của họ là SV cùng vào cuộc thì chắc chắn còn là vấn đề...lâu dài.

Rõ ràng, điều kiện tiên quyết để thấy-trò cùng "vào cuộc chơi OCW" là phải có mạng internet ở trường để có thể truy cập trực tiếp với tốc độ cao vào các nguồn tư liệu. Mà phải là mạng xuống đến các khoa, các bộ môn, chứ không thể tập trung ở một trung tâm máy tính chung được.

Thế nhưng, thực tế là gì? Không biết ở các trường ĐH lớn như BKHN, ĐHQG,... thế nào chứ ví như ở ĐHKH Huế, đã gần 10 năm, từ ngày các khoa được nối mạng (1-3 máy/khoa, trừ khoa CNTT và Toán), đến nay tình hình "vũ như cẩn". Tốc độ truy cập như rùa bò, sự cố liên tục... Trừ SV khoa CNTT, SV các khoa khác không được phép sờ đến máy tính ở khoa (thầy cô còn chưa được đáp ứng đủ nữa, huống là SV!) mà toàn tiếp cận internet ở các quầy công cộng. Vậy nên, chừng nào lối vào internet còn chưa mở đến các thầy cô, các trò thì chuyện OCW vẫn cứ là chuyện "Out of Considering Ware"!

Ho ten: Nguyễn Văn Khá
Dia chi: Q.Phú Nhuận, Tp.HCM
Email: nguyenvankha2310@yahoo.com
Tieu de: Em muốn tìm học bổng ngành hành chính công của Quỹ?
Noi dung: Em là sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia tại Tp.HCM. Em muốn tìm một học bổng cao học về ngành hành chính công của Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ. Xin hỏi Quỹ có tài trợ học bổng cho ngành học này không?

Ho ten: Nguyễn Hương Giang
Dia chi: Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Email: giangnh82@yahoo.com
Tieu de: Hiện thực của Học liệu mở
Noi dung: Nếu học liệu mở được thành công thì thật là tuyệt vời! Ở VN, nhiều dự án trong giáo dục đã được triển khai nhưng có lẽ chưa đến thành công, vậy Học liệu mở có thành công không?

Ho ten: Nguyen Thanh Van
Dia chi: 61 Truong Dinh, Long An
Noi dung: Em là sinh viên trường Y, rất mong muốn tham gia khai thác OCW, làm ơn chỉ cho em cách vào. Trân trọng.

Ho ten: Nguyễn Văn Dũng
Dia chi: 68 Lê Duẩn, Tp Quy Nhơn, Bình Định
Email: dung97t1@yahoo.com
Tieu de: Làm thế nào để tham gia?
Noi dung: Tôi là một giảng viên trong lĩnh vực CNTT đã được 3 năm. Tôi có thể tham gia học liệu mở (OCW) được không? Nếu có thể tôi sẽ liên hệ với ai, bằng cách nào? Các khoản chi phí như thế nào và hình thức đánh giá kết quả học tập ra sao? Xin cảm ơn.

Ho ten: Nguyễn Thị Thu Hằng
Dia chi: Số 178/39/10 Thái Hà
Email: ntthang31@yahoo.fr
Tieu de: Tham gia OCW
Noi dung: Tôi là một giảng viên đại học, tôi rất muốn tham gia vào OCW tuy nhiên tôi vẫn chưa vào được trang này và sử dụng nó cho giảng dạy và tận dụng nó để trao đổi và làm việc với sinh viên. Tôi sẽ phải làm gì và liên hệ với ai để có thể sủ dụng một cách có hiệu quả OCW. Cảm ơn

Soạn: AM 663257 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đầu cầu TP.HCM

Ho ten: Dương Mạnh Hùng
Dia chi: TP Hải Dương Tỉnh Hải dương
Email: dumahung@yahoo.com
Tieu de: Cần có đề cương chi tiết các bài giảng
Noi dung: Tôi đã tìm các nguồn học liệu mở được giới thiệu gần đây, nhưng chỉ thấy các bài giới thiêu rất sơ sài. Bên cạnh các tài liệu đã được dịch sang tiếng việt, nên có đề cương chi tiết các bài giảng của các GS giỏi về từng chuyên đề, chúng tôi không có điều kiện theo cả các chuyên đề nhưng khi cần bổ sung kiến thức về một chuyên đề nào đó có thể tải về để tự học. OCW có định thiết kế như vậy không?

Ho ten: Nguyễn Thị Thu Hằng
Dia chi: Số 178/39/10 Thái Hà
Email: ntthang31@yahoo.fr
Tieu de: Tham gia OCW
Noi dung: Làm cách nào để các nghiên cứu sinh ở Việt Nam có thể trao đổi với các nghiên cứu sinh ở các trường đại học trên và đặc biệt là với các giáo sư của các trường này.

Ho ten: Ly Thanh Phong
Email: bucxucbucboi@gmail.com
Noi dung: Các trường đại học Hoa Kỳ có dự định mở chi nhánh tại Việt Nam hay không? Nếu có thì các sinh viên đã tốt nghiệp tại các trường đại học Việt Nam có thể tham gia đào tạo sau đại học tại các trường này?

 

Ho ten: Trần Quang Anh
Dia chi: Hà Nội
Email: thuan_hai007@yahoo.com
Tieu de: Cơ hội nâng cao học vấn
Noi dung: Em là sinh viên IT năm thứ nhất Bách Khoa Hà Nội. Ngoại ngữ chính là tiếng Pháp. Vậy có cơ hội xin học bổng hoặc thi học trình độ nâng cao tại Mỹ hay không? Xin cảm ơn.

 

Ho ten: Đào Thị Ngọc Anh
Dia chi: 4/220 Lương Thế Vinh, Cửa Bắc, Nam Định
Email: dnanh@hotmail.com
Tieu de: Phải chăng Việt Nam cần đào tạo cơ bản và có qui mô những nhà phương pháp giảng dạy ?
Noi dung: Một hiện tượng rất lạ ở VN là chưa hình thành một hệ thống lí luận cơ bản cho việc đào tạo những nhà phương pháp (rộng hơn là những nhà giáo dục). Trong khi đó ở các nước phương tây điều này đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục và có lịch sử lâu đời. Chúng ta thường than phiền rằng trong nhà trường các thầy cô giáo không sử dụng những cách dạy "mở" , có tính chất phát triển sự sáng tạo của học sinh. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người trong số thầy cô giáo được trang bị những kĩ năng sư phạm, những phương pháp giảng dạy tiên tiến của nền giáo dục thế giới?

 

Hơn nữa, đặc thù của nền giáo dục nước ta là nặng về kiến thức. Phải biết rằng kiến thức chỉ là phương tiện giáo dục, chứ không phải là mục đích giáo dục. Nhưng ở nước ta với lối dạy và học "nhồi nhét" thì kiến thức đã trở thành mục đích chính của quá trình giáo dục. Làm thế nào để cải tiến được phương dạy và học ở nước ta? Câu trả lời không phải một sớm một chiều là có thể tìm ra được. Nhưng trước hết, từ quan điểm của tôi, VN cần phải đào tạo một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống một đội ngũ các nhà phương pháp.

 

Ho ten: Phù Dương Sáng
Dia chi: Xuân Bảo, Cẩm Mỹ, Đồng Nai
Email: huyangshing@gmail.com
Tieu de: Thế nào là Học liệu mở?
Noi dung: Tôi từng nhiều lần vào OCW của MIT để load tài liệu, nhưng theo tôi thì tài liệu của OCW chưa thục sự mở, nhất là các tài liệu về chuyên ngành, công nghệ. Các tài liệu đó trình bày rất tóm tắt, nếu một người nào đó đi từ cơ bản rất khó nắm được vấn đề. theo tôi cái khác biệt lớn nhất giữa SV VN và sinh viên các nước khác là nguồn tài liệu, cách trình bày tài liệu học trong trường đại học. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi text book, sách chuyên ngành.. của sinh viên nước ngoài dài có khi tới hàng ngàn trang, trong đó trình bày rất chi tiết, có hướng dẫn rõ ràng, trong khi đó SGK ở đại học Việt Nam rất trình bày vắn tắt (trừ sách tra cứu số liệu), hàn lâm. Điều này giải thích tại sao SV VN lười tự học vì học rất hay bị stress! Khi gặp cần giải quyết một vấn đề mới là ta phải tìm kiến thức về nó. Ở nước ngoài người ta có thể mua sách qua mạng đủ thể loại, có thể truy cập thư viện online, những điều kiện như vậy ở Việt Nam có hay không? Do đó SVVN chỉ còn trông chờ vào google là nhiều nhất! Nhưng trên google là các công trình nghiên cứu là chủ yếu chứ sách truyền kiến thức không nhiều vì có vấn đề bản quyền. Theo tôi, chúng ta có theo cách làm của MIT, nhưng tập hợp toàn bộ các nhà khoa học trong nước soạn các giáo trình mở một cách đày đủ, dễ hiểu không như của MIT.

 

Ho ten: Trần Quang
Dia chi: Khâm Thiên - Hà Nội
Email: quangmanager@yahoo.com
Tieu de: Đổi mới như thế nào?
Noi dung: Muốn xây xựng ĐH đẳng cấp Quốc tế thì phải có kinh phí, phải có chiến lược đầu tư rõ ràng về việc này. Mặt khác, muốn triển khai OCW thì cũng cần phải có nguồn kinh phí lớn để đầu tư vào internet. Nhưng vừa qua, mới có tin tăng học phí thì dư luận đã "ầm" lên rồi; trong khi đó, ai cũng bảo ngành Giáo dục cần phải đổi mới...nhưng không có tiền thì làm gì được. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Nhà nước có chịu cấp nhiều ngân sách cho việc đổi mới giáo dục không? Bộ giáo dục có chịu đổi mới theo kiến nghị của các chuyên gia nước ngoài không, hay là vẫn bảo thủ, giữ nguyên truyền thống dạy và học theo lối cổ truyền từ xưa tới nay? Tóm lại, chúng ta có chịu đổi mới hay không? Nếu quyết tâm làm, chắc chắn nền giáo dục nước ta sẽ sang trang mới đầy khởi sắc. Nguồn gốc sâu xa vẫn là tư tưởng...bảo thủ không chịu đổi mới.

Ho ten: Phạm Thanh Tùng
Dia chi: Thanh Xuan, Ha Noi
Email: zaizai_reyes@yahoo.com
Tieu de: Phương pháp học đại học
Noi dung: Em thấy học đại học ở VN số lượng kiến thức rất nhiều, trong khi đó thực hành không được bao nhiêu. Lượng kiến thức quá nhiều, sinh viên thường học dồn để qua các kì thi, thi xong lại quên hết. Em muốn hỏi phương pháp tốt nhất học ĐH là gì được không ạ? 

Ho ten: Vu Dinh Vuong
Dia chi: Long Bien, Ha Noi
Email: ngvdv_vinh@yahoo.com
Tieu de: Tôi muốn đăng ký học thạc sỹ
Noi dung: Tôi dự định học một khóa thạc sỹ về quản trị kinh doanh. Tôi không biết trường nào học có chất lượng mà mức học phí vừa phải. Chương trình có thể tư vấn giúp tôi được không?

Ho ten: Bach Ha              
Dia chi:
Hamburg, Germany
Email: linheis@yahoo.com
Noi dung: Em hiện là du học sinh ở CHLB Đức, chuyên ngành kinh tế, trường ĐH Tổng hợp
Hamburg. Xin được hỏi liệu các du học sinh khi trở về có được tham gia vào công tác giảng dạy ở bậc ĐH tại Việt Nam không? XIn cho biết cần có điều kiện gì?

Ho ten: Quach Van Anh
Dia chi: Tan Binh, Tp.HCM
Email: ha_anhdinh@yahoo.com
Noi dung: Tôi là nha sĩ đã tốt nghiệp và hành nghề gẫn 20 năm. Tôi muốn học thêm một số môn chuyên sâu nhưng vướng bận gia đình, con cái. Tôi có cách nào học tại VN không? Được biết tại VN không có môn này.

Ho ten: Diep Tran
Dia chi: Quang Nam, Viet Nam
Email: dtuanq@hotmail.com
Noi dung: Chúng tôi có một mong ước là sự hợp tác ngày càng tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có thể đưa lại: 1. Một thư viện điện tử giúp cho tất cả sinh viên VN có thể truy cập các thông tin mới trên tất cả các lĩnh vực khoa học. 2. 3 thư viện lớn công cộng ở 3 miền Bắc,
Trung, Nam với công tác quản lý hiện đại.

Ho ten: Lê Thông
Dia chi: Long Biên, Hà Nội
Email: bingo756@yahoo.com
Noi dung: 1.Có thể cho biết các điều kiện cần thiết để khai thác được OCW hiệu quả. 2. Đại học đẳng cấp quốc tế được quy định theo những tiêu chí nào? (Trình độ giáo viên, sinh viên, cơ sở vật chất của trường). Tiêu chí đó phải được ai công nhận? Mỹ hay nước nào khác? 3.Những trường đại học nào trên thế giới đạt được tiêu chí trên (quốc tế). Có thể xây dựng một ngành trong một trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế được hay không?

Ho ten: Trần Đức Thuận
Email: thangkhodethuong462002@yahoo.com
Noi dung: Em hiện giờ là sinh viên năm 1 của ĐH Kinh tế. Em đã có rất nhiều dự định cho tương lai sau này cho ngành quản trị kinh doanh nhưng hiện giờ em không biết mình nên tham khảo những loại sách nào. Em rất mong chương trình cung cấp cho em những trang web cần thiết cho ngành cũa em sau này và cã trang web tiếng anh về kinh tế để em củng cố tiếng anh cũa mình. Em xin chân thành cảm ơn chương trình đã chấp nhận yêu cầu của em.

Ho ten: Le Viet Dung
Dia chi: 40 Tran Phu, Vinh Nguyen, Nha Trang
Email: dunglvhvs@yahoo.com
Tieu de: Mong được tham gia nghiên cứu khoa học qua mạng
Noi dung: Tôi rất mong được tham gia nghiên cứu khoa học qua mạng, trao đổi các kinh nghiệm của nước bạn để phát triển lĩnh vực công nghệ đóng tàu cũng như bảo vệ môi trường biển Việt Nam và các nước trên thế giới. Việc này có thực hiện được không?

Ho ten: Huynh Minh Thuong
Email: huyn0001@ntu.edu.sg
Noi dung: Câu hỏi cho phía Mỹ: khi nào thì các nhà xuất bản lớn của Mỹ như Prentice Hall, Mc Graw Hill bắt đầu xuất bản sách ở VN? Nhất là sách cho DH và cao học, với giá không quá mắc. Câu hỏi cho phía VN: Phía VN có dự định dùng các sách này làm giáo trình chính giảng dạy SV không? Nếu cố gắng, tôi nghĩ giá sách không phải là vấn đề lớn, SVVN cần 1 hệ thống giáo trình ĐH hoàn chỉnh, dễ học, đọc dễ hiểu, theo kịp thời đại. Tôi mong chờ 1 câu trả lời có tính hợp tác giữa 2 phía!

Ho ten: Phạm Thu Hương
Dia chi: lớp Troy 04 khoa đào tạo hợp tác quốc tế trường Bách Khoa Hà Nội
Email: duyendangvietnam87@yahoo.com
Tieu de: cách dạy của khoa hợp tác với các nước
Noi dung: Theo cháu dược biết, khoa hợp tác với quốc tế thì có cách dạy của nước ngoài rất hay như ở khoa của cháu học thì ngoài các môn chuyên ngành còn có các môn như cảm thụ âm nhạc, văn minh phương Tây và còn vài môn khác nữa nhưng cháu không biết những môn đấy sẽ có ích gì cho công việc của cháu sau này. Bọn cháu hoc phải sử dụng toằn bộ bằng tiếng anh cháu rất thích môi trường học ở đây vì nhà trường tạo điều kiện học tập rất hiện đại. Vì thế cháu rất muốn tham gia học liệu mở và cả trường cháu đang theo học có được không ạ?

Ho ten: Trần Lê Minh Triết
Dia chi: Nha Trang, Khanh Hoa
Email: tlmtriet@yahoo.com
Noi dung: Ý tưởng VN sẽ xây dựng một trường đại học có đẳng cấp quốc tế hay được quốc tế công nhận là cấp thiết đối với một nước đang phát triển như VN, và càng bức xúc hơn khi các nền khoa học của thế giới đã vào VN ngày càng nhiều. Về mặt giáo dục chúng ta cần học hỏi nhiều từ nền giáo dục của Mỹ vì đã có khoảng thời gian khá dài giáo dục VN học theo mô hình của khối xã hội chủ nghĩa nhất là từ Nga hay Trung Quốc. Tuy nhiên để tham gia vào thương mại toàn cầu thì trước mắt VN nên học hỏi một đất nước giàu có như Mỹ trước khi nghĩ đến chuyện "nặn" ra một cái gì đó chưa có... Cảm ơn đã đọc thư của tôi.

Ho ten: Nguyễn Văn Dũng
Dia chi: 68 Lê Duẩn, Quy Nhơn, Bình Định
Email: dung97t1@yahoo.com
Tieu de: Làm thế nào để tham gia?
Noi dung: Tôi là một giảng viên trong lĩnh vực CNTT đã được 3 năm. Tôi có thể tham gia học liệu mở (OCW) được không? Nếu có thể tôi sẽ liên hệ với ai, bằng cách nào? Các khoản chi phí như thế nào và hình thức đánh giá kết quả học tập ra sao? Xin cảm ơn.

Ho ten: Nguyễn Thị Thu Hằng
Dia chi: Đại học Ngoại thương
Email: ntthang31@yahoo.fr
Noi dung: Chưa tăng lương cho giáo viên cho đại học vì khoảng phụ cấp đứng lớp của Giáo viên đại học trước là 30% mà bây giờ là 25%. Vì vậy, lương gần như không tăng trong khi giá cả lại tăng. Vậy làm thế nào để giáo viên yên tâm nghiên cứu và giảng dạy?

Ho ten: Hoàng Hà
Dia chi: TP. HCM
Email: yellowriv70@yahoo.com
Tieu de: Học liệu mở - cách đánh giá có mở?
Noi dung: Học liệu mở đối với sinh viên là một cánh cửa mở hấp dẫn. Nhưng nếu cánh cửa ấy mở ra một con đường mà cuối con đường vẫn là cách thi cử đánh giá như cũ, thì liệu sức hấp dẫn ấy có bền lâu và thiết thực? Cách thi cử và đánh giá như hiện nay, với phần lớn điểm môn học nằm ở kỳ thi cuối kỳ đã không còn phù hợp nữa. Xin hỏi khi triển khai OCW, Bộ GD và ĐT có dự kiến cải tổ cách thi cử và đánh giá trong quá trình học tập ở bậc ĐH? Khi nào thì sẽ bắt đầu việc này? Và có định hướng sẽ cải tổ như thế nào không ạ?

Ho ten: Ngọc Hạnh
Dia chi: TP. HCM
Email: dochanh_vanly@yahoo.com
Noi dung: Có tổ chức nào chịu trách nhiệm về tính chính xác và độ tin cậy của các học liệu mở đang được sản xuất hiện nay, ngoài tổ bộ môn/ khoa ở các trường đại học? Trong thực tế từng xảy ra chuyện sao chép cả luận án tiến sĩ. Liệu có sự sao chép tư liệu của nhau trong môi trường mới này - nhất là khi mức độ tiếp cận mạng chưa thể đồng đều với tất cả các đối tượng giảng viên? Có cơ chế nào để “duyệt xét” một giáo trình chuẩn bị đưa vào mạng, hay chỉ là quá trình chậm chạp và thiên về định tính, thiếu định lượng như việc biên soạn giáo trình từ xưa đến nay ở trường ĐH? Bộ có chủ trương thay đổi hệ thống đánh giá cũng như trả lương cho giảng viên ĐH nếu tham gia vào biện soạn học liệu mở?

Ho ten: Nguyễn Vũ Hiệp
Dia chi: số 12, phố Đào Tấn, TP.Hà Nội
Email: nguyenvuhanh61@yahoo.com
Noi dung: Tôi đã đọc một số ý kiến của các bạn gửi tới trước và tôi rất đồng ý với họ. Có một điều nữa tôi muốn được trao đổi là nếu tất cả các chi phí để mạng có thể dùng chung cho tất cả mọi sinh viên là điều khó có thể thực thi. Vấn đề là chúng ta có hệ thống máy tính, có nguồn tư liệu học mở, hãy lập một quy chế sao cho chi phí tạm chấp nhận được với những sinh viên có mức sống chưa cao lắm (hơi nghèo một chút), để các bạn ấy có thể vào mạng và tìm nguồn cho mình. Những khoản đóng góp ấy nếu chỉ một lần thì cho là không đáng kể nhưng nếu nhiều lần thì lại đáng kể đấy. Mặt khác, nếu các phương tiện để nối mạng được bán với giá mềm đi chút nữa, thì nhiều bạn sinh viên hơi hơi nghèo có thể có cơ hội để tự trang bị, như vậy, cái lợi sẽ rất lớn, vì doanh số thu được khi bán hàng phụ thuộc vào số lượng hàng bán ra tới 70%, chứ không chỉ phụ thuộc và giá tiền của mặt hàng đó. Rất mong là ngày mà các bạn sinh viên hơi nghèo được truy cập vào học liệu mở sẽ rất gần và có nhiều bạn được sử dụng tiện ích này.

Ho ten: Nguyễn Quôc Huy
Dia chi: Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Email: nguyenquochuy.infortech@gmail.com
Tieu de: Điều kiện và thể lệ tham gia
Noi dung: Tôi rất quan tâm tới chương trình này nhằm mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn. Cũng giống như bạn Nguyễn Quang Khôi, tôi cũng mong biết được các thông tin chi tiết hơn nữa về chương trình này, điều kiện và thể lệ tham gia như thế nào? Kính mong được sự giúp đỡ và giải đáp từ các nhà quản lý dự án. Tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc Quý vị mạnh khoẻ, có nhiều đóng góp hơn nữa cho giáo dục đào tạo của nước nhà.

Ho ten: Nguyễn Yến Thành
Dia chi: rama 6, soi 18,
Bangkok Thailand
Email: yenthnh@yahoo.com
Tieu de: Cần nhìn cho đúng vấn đề để khai thác hiệu quả học liệu mở
Noi dung: Tôi quan tâm đến ý kiến của bạn Thanh Tỵ Email: hebi70@yahoo.com Tiêu đề: Học liệu mở - cổng vào internet chưa mở! Tôi chắc chắn là còn nhiều thực tế phủ phàng trước mắt mà các đại biểu không để ý tới. Tại sao chúng ta không tập trung tháo gỡ sự lúng túng trong công tác quản lý công nghệ thông tin đến các trường và học viện để đến nỗi ngoài đường thì vào được internet trong trường thì nghẽn mạng luân hồi? Đã có trường nào ở VN thông mạng như quán nét ngoài đường chưa vậy? Dau thay! Tôi kính mong các vị đại biểu hãy thực tế hơn, hãy quan tâm xây dựng mạng nội bộ các trường thật chuẩn, đủ để làm việc với mức độ tin cậy, đủ để bỏ bớt đi các cuộc họp vô bổ mà thông tin thì vẫn thông suốt. Điều đó đáng làm và làm trước tiến tới một chế độ chính phủ điện tử đáng tin. Dĩ nhiên, không vì thế mà không tranh thủ sự ủng hộ của bên ngoài, hãy cùng bạn bắt tay xây trường mới, hãy cùng bạn cam kết đào tạo nghiêm, hãy cùng bạn mở đường cho thế hệ, hãy hướng về chất lượng, tránh hô hào trang trí như rất nhiều trang web của các trường. Cũng cần nhìn nhận cẩn thận, bởi chơi với công nghệ thông tin là tiêu tiền của dân không ít!

Ho ten: Le Tuan Anh
Dia chi: Khoa CNTT - BKHN
Email: anhlt1983@gmail.com
Tieu de: Học liệu mở
Noi dung: Theo em được biết, học liệu mở được lấy từ những bài giảng từ một trường đại học danh tiếng của Mĩ. Tuy nhiên, học liệu đó, được giảng dạy bởi những giáo sư giỏi, có uy tiên, có sự hiểu biết cao, được học bởi những sinh viên tích cực, đặc biệt là phương pháp dạy, phương pháp tiếp thu của họ, khác biệt, nói chính xác là hơn sinh viên chúng ta rất nhiều. Thứ trưởng Bành Tiến Long nói rằng, chúng ta đi tắt đón đầu, thực sự thì đó có phải là đi tắt đón đầu không, Việt
Nam chúng ta, đi tắt nhiều thứ, không chỉ trong giáo dục mà còn cả kinh tế...nhưng chưa thực sự đón đầu được gì cả. Hãy đơn giản hóa vấn đề học liệu mở, nó thực sự chỉ là một thư viện kiến thức mà sinh viên, giáo viên, tất cả những tri thức cần phải có phương pháp khai thác một cách đúng đắn, quan trong hơn, chúng ta nên có một cách nhìn nhận chính xác, còn nên tập trung nhiều công sức hơn vào chính cái bản chất giáo dục, phương pháp giáo dục của chính chúng ta. Còn nếu không, cũng chỉ như một anh học trò, kiến thức tư duy hạn chế, có được một quyển sách nâng cao mà anh ta chỉ biết nghắm nhìn thôi.

Ho ten: Xuân Vượng
Dia chi: Hà Nội
Email: beeongvn@yahoo.com
Noi dung: Theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, việc đưa OCW vào VN la một quyết định đúng đắn trong thời điểm này. Thực ra còn rất nhiều vấn đề đằng sau đó nhưng đây là một biểu hiện rất tốt của việc đi tắt đón đầu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Tại sao có một dự án (project) hay và hữu ích với các nhà giáo dục(educators) vàngưởi học(students) như vậy mà lại không áp dụng? Và theo ý kiến tôi nhà nước ta không phải là bảo thủ không chịu đổi mới ma thực sự còn quá nhiều vấn đề đang làm đau đầu các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên tôi cũng xin mạo muội khẳng định rằng. Đầu tư cho giáo dục là một sự đầu tư đúng đắn và sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Và việc đầu tiên cần phải làm bây giờ là hãy làm sạch môi trường đầu tư nói chung và môi trương đầu tư giáo dục nói riêng. Chúc nền giáo dục của VN ngày càng được phát triển.

Ho ten: Nguyen Chien Thang
Dia chi: dakroong@gmail.com
Email: dakroong@gmail.com
Noi dung: Qua các diễn đàn trên mạng internet, tôi đã biết và tìm hiểu OCW của MIT. Điều khiến tôi băn khoăn không phải là làm cách nào dịch và dạy tài liệu ấy cho các bạn sinh viên mà là làm thế nào mọi người có thể tự khai thác thông tin rất phong phú trên mạng cũng như làm sao Việt Nam có thể có riêng một nơi cung cấp tài liệu và diễn đàn trao đổi tài liệu, kiến thức. Nước ta hiện nay có hẳn một trường đại học Mở mà muốn tìm tài liệu, kiến thức trên mạng rất khó nếu không muốn nói là không có gì, trong khi đó tôi chỉ mất vài phút là có thể kiếm vài trăm cuốn sách từ các nguồn nước ngoài (miễn phí). Tôi hi vọng nước ta có thể có một trang ưeb chính thống chia sẻ sách báo tài liệu (có bản quyền và có biên tập hướng dẫn) để những người như tôi cũng như các bạn sinh viên có thể sử dụng, chia sẻ, thảo luận với nhau mà không phải dùng các tài liệu không có bản quyền và mất rất nhiều thời gian để chọn lọc, tìm kiếm trong biển tài liệu mà không biết cuốn nào cần thiết hơn.

Mời các bạn tiếp tục đặt câu hỏi tham gia chương trình:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,