Nếu được phép đưa ra ý kiến về giá xe hơi Việt Nam, tôi xin khẳng định khách hàng luôn là trung tâm, hoàn toàn có thể tác động đến giá, buộc nhà sản xuất, kinh doanh phải xem xét lại chiến lược của mình bởi thương trường là “bắt đầu từ khách hàng và kết thúc ở khách hàng”…
>> Xe ôtô giá rẻ Trung Quốc chờ ngày lên tàu sang VN
>> Xe ôtô giá rẻ sẽ tràn ngập thị trường
>> Xe ôtô giá rẻ đã xuất hiện tại Việt Nam!
Hiện tại, khách mua ô tô phải đăng ký, đặt cọc và chấp nhận giá bán tại thời điểm giao xe. |
Các hãng sản xuất, lắp ráp xe hơi tại Việt
Chúng ta không thể cứ “say sưa”, mặc cho người khác coi sóc túi tiền của mình. Một chiếc xe cùng hãng, cùng mẫu mã, không biết chúng khác nhau ở những gì mà nước ngoài bán với giá 9.800 USD, còn thượng đế Việt
Thực tế, một số nhà sản xuất đã triệt để khai thác phân khúc thị trường “có tổ chức”. Đó là các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp mua xe bằng ngân sách và tất nhiên đắt mấy cũng mua hoặc phải mua. Vậy là người bán có lý để tăng giá lên thật cao. Chẳng lẽ tổng hành dinh, công ty mẹ của những Toyota, Mazda, Mitsubishi, Ford, GM Daewoo… chỉ đạo thuộc cấp của họ ở Việt Nam thực thi chiến lược “làm giá” như vậy? Xin nhà quản lý, người hoạch định chính sách, chiến lược cho công nghiệp ô tô Việt
Về phía người tiêu dùng, chúng ta đã và đang trả lời thị trường bằng sức mua thực tế trong mấy tháng của năm 2005 như sau:
Tháng
Ba
Tư
Năm
Sáu
Bảy
Tám
Lượng xe mua/ bán (chiếc)
3.165
2.926
2.993
3.285
3.079
2.858
Số liệu trên tổng hợp từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Tất nhiên VAMA chưa phải là tất cả, song có thể thấy lượng xe tiêu thụ khi tăng, khi giảm và chỉ luẩn quẩn ở mức 3 ngàn xe một tháng. Nếu so với năm 2004 thì có tăng, nhưng như vậy vẫn là tăng trên thế giảm. Rõ ràng là giá xe đã quá cao, người tiêu dùng cũng rất hiểu nên họ không mua nữa.
Ngược dòng thời gian, kể từ năm 2003, giá xe liên tục tăng với diễn biến không bình thường. Giá tăng, sản xuất không tăng, xe không đủ bán vào cuối năm. Nghịch lý này liệu có tái diễn vào dịp cuối năm nay? Năm 2006, theo lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xe 5 chỗ ngồi lắp ráp trong nước sẽ là 56%, với xe nhập khẩu vẫn là 80%. Nhưng mới đây Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và Quốc hội sẽ xem xét trong kỳ họp tháng Mười. Theo đó, thuế TTĐB của xe lắp ráp trong nước và nhập khẩu sẽ bằng nhau, chung mức 50%. Thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô có loại giảm, có loại tăng tùy thuộc cụm hay chi tiết rời, trong nước đã sản xuất chế tạo được hay chưa, nhưng thực tế loại thuế này cũng sẽ giảm. Thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cũng sẽ giảm xuống, còn 90%. Như vậy, nếu Quốc hội thông qua sửa đổi các sắc thuế trên thì nhất định giá xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ giảm. Xin nói thêm một chút về cách tính thuế TTĐB: có thể một số khách hàng nghĩ rằng mức thuế TTĐB 50% có nghĩa là giá bán phải bằng giá thành cộng thêm 50% nữa. Ví dụ, giá thành xe là 15.000 USD, thuế TTĐB 50% của 15.000 sẽ là 7.500 USD. Thực tế mức thuế của xe giá 15.000 USD là: (1+50%) x 50% = 5.000 USD.
Còn xe hơi lắp ráp thì sao? Nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện các hiệp định về thuế quan khu vực CEPT/ AFTA… thì việc ban hành luật lệ mới trong đó có thuế là đương nhiên. Đặc biệt, gần đây ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có thêm sản phẩm của Tổng Công ty Công nghiệp ô tô – Hyundaivina Motors, Tổng Công ty Than, Trường Hải, Xuân Kiên… năm sau xe của Honda Việt Nam, rồi đến VMEP sẽ xuất xưởng. Thị trường sẽ sôi động, cạnh tranh mạnh hơn, khách hàng sẽ được hưởng lợi.
Nếu được phép đưa ra ý kiến về giá xe hơi Việt Nam, tôi xin khẳng định khách hàng luôn là trung tâm, hoàn toàn có thể tác động đến giá, buộc nhà sản xuất, kinh doanh phải xem xét lại chiến lược của mình. Bởi vì thương trường là phải “bắt đầu từ khách hàng và kết thúc ở khách hàng” và mức độ hài lòng của khách hàng không những là thước đo thành công của kinh doanh mà còn là thước đo văn hóa công ty.
Hiện nay, thiện cảm, lòng tin của khách hàng Việt
-
Minh Phương, Thành phố Hồ Chí Minh
-
-
Ý kiến của bạn ?
-