Nên hạn chế số giờ chơi của game thủ bằng quản lý của nhà nước đối với nhà cung cấp game. Chúng ta cần thực hiện như cách mà Trung Quốc đã làm là cứ chơi quá ví dụ như 5 tiếng thì sẽ không được điểm kinh nghiệm tích luỹ nào trong game, như vậy các game thủ sẽ không chơi quá số giờ quy định.
§ Game online – Dưới góc nhìn của nhà quản lý
Ho ten: Phan Quốc Trung
Dia chi: Cái Dầu, Châu Phú, An Giang
Email: trungtambaytam@yahoo.com.vn
Noi dung: Đúng là game online cũng có mặt lợi và hại, đều đã được các nhà quản lý phân tích kỹ càng. Với góc độ một người dân và là một chủ kinh doanh dịch vụ Internet và cũng là một game thủ, tôi nghĩ rằng:
1. Không nên cấm game online bởi vì nếu cấm các doanh nghiệp kinh doanh game trong nước thì mọi người vẫn chơi được game nước ngoài. Khi đó, Nhà nước không kiểm soát được nội dung game và làm mất đi cơ hội của các doanh nghiệp trong nước.
2. Nên khảo sát hình thức của Trung Quốc, hạn chế chơi game trong một thời gian nhất định. Nếu anh chơi quá thời gian đó, nhân vật game của anh sẽ bị thiệt hại. Tôi nghĩ rằng khi đó anh chẳng dại gì chơi nhiều vì không có lợi gì cả. Nhưng có một vấn đề quan tâm là giả sử, với một gamer quá ghiền game, anh ta sẽ chuyển qua chơi một game khác hoặc một nhân vật khác để né tránh việc quản lý thời gian chơi.
3. Biện pháp căn cơ nhất, khả thi nhất là tuyên truyền, tạo nhiều sân chơi tốt cho học sinh, sinh viên, những đối tượng tham gia chơi game online nhiều nhất. Và quan trọng nhất là sự quan tâm của gia đình.
Ho ten: Nguyễn Nhật Hưng
Dia chi: 05 Trần Hưng Đạo, Đà Lạt
Email: godblessus_hahaha@yahoo.com
Noi dung: Các nhà cung cấp game online nên đưa vào game của mình một phần mềm để kiểm soát số giờ chơi game online của gamer, chẳng hạn như chúng ta giới hạn số giờ chơi của một tài khoản trong một ngày là 5 tiếng thì khi người chơi có tài khoản đó chơi đủ 5 tiếng thì tự động mạng sẽ thông báo là số giờ của quý khách đã hết, sẽ được chơi tiếp vào hôm sau. Chúng ta cũng có thể đưa ra các biện pháp hạn chế số giờ chơi của gamer tại các tiệm Internet công cộng. Điều này cần phải phối hợp với các chủ tiệm net.
Ho ten: Wu Ping
Email: services_nt@yahoo.com
Noi dung: Nên hạn chế số giờ chơi của gamer bằng quản lý của nhà nước đối với nhà cung cấp game. Nên thực hiện như cách mà Trung Quốc đã làm là cứ chơi quá ví dụ như 5 tiếng thì sẽ không được điểm kinh nghiệm tích luỹ nào trong game, như vậy các gamer sẽ không ai chơi quá số tiếng quy định cả (vì họ không được gì mà lại mất tiền nạp thẻ). Cách làm này đơn giản và sẽ cực kỳ hiệu quả vì nhà nước chỉ cần theo dõi nhà cung cấp game (chỉ một vài công ty).
Ho ten: Nguyễn Hồng Vân
Email: babyvan2002@yahoo.com
Noi dung: Nếu có thể, nhà chức trách có thể hạn chế giờ online của mỗi nickname... để tránh tình trạng mọi người quá ham vui mà quên ăn quên ngủ, quên học hành chỉ để online game, game online vẫn chỉ là hình thức giải trí thì chúng ta nên đưa nó trở về đúng mục đích của nó là chỉ để cho chúng ta giải trí thư giãn sau những giờ căng thẳng mệt mỏi, chứ không nên để vì online game nhiều quá mà gây mệt mỏi căng thẳng hay kích động, để tránh tình trạng sống ảo trong thế giới game online.
Ho ten: Nguyễn Văn Hải
Dia chi: ĐH Thuỷ Lợi
Email: haibu2000@yahoo.com
Noi dung: Game online là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại, nhất là đối với lớp trẻ. Tuy nhiên, hiện nay tôi thấy ngoài tác dụng giải trí, nó cũng có nhiều tác hại. Tôi thấy rất nhiều người chơi bỏ ăn, ngủ, học hành. Nhiều game thủ chơi thâu đêm một cách thường xuyên. Game online dã có tác động rất xấu tới sức khoẻ học hành và tâm lý của người chơi, đó là chưa nói tới tiền của bỏ ra để chơi hằng ngày. Mong rằng nhà cung cấp dịch vụ sẽ quan tâm hơn tới lợi ích lâu dài của người chơi.
Ho ten: Nguyen Thanh Tung
Dia chi: 6B Le Hong Phong
Email: teo@yahoo.com
Noi dung: Sự xuất hiện của game online mùa hè năm 2005 được báo giới gọi là "cơn bão". Sức hút và ảnh hưởng của nó đã trở thành hiện tượng xã hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Tiếp xúc với hình thức giải trí công nghệ cao này, nhiều game thủ bị lôi cuốn vào thế giới ảo. Nhiều game thủ quên mất cuộc sống thực tại của mình. Hậu quả do tác động của game online tuy chưa lớn nhưng là những tiếng chuông cảnh báo trước những ảnh hưởng của một hiện tượng xã hội mới nảy sinh.
Nhìn nhận một cách thẳng thắn, game không quá khủng khiếp như mọi người tưởng. Thứ nhất, nếu dẹp bỏ game online, các nhà cung cấp trong nước không được hoạt động, nhưng game thủ vẫn có thể chơi game từ những nhà cung cấp nước ngoài. Game online không phải là như một món hàng vật chất có thể bắt, tịch thu hay ngăn cấm được. Lúc này, người chơi sẽ bị thiệt thòi bởi không được hưởng những dịch vụ chăm sóc của nhà cung cấp, đồng thời mất đi một khoản thu khổng lồ từ ngành công nghiệp mới này. Theo ước tính, doanh thu từ thị trường game online của Trung Quốc năm 2004 là 517 triệu USD, và năm 2005 là 818 triệu USD (nguồn CNNIC và iResearch 2004). Năm Doanh thu (triệu USD) Tăng trưởng (%) 2001 46 2002 149 227 2003 310 111 2004 517 65 2005 818 58 Dự tính tăng trưởng thị trường game online tại Trung Quốc (nguồn: CNNIC, iResearch 2004)
Dẹp bỏ chỉ là biện pháp kiểu "phạt ngọn" chứ không giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Điều cần làm là những biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức của người chơi coi game là phương tiện giải trí chứ không phải mục đích sống. Đối với những em nhỏ, việc quản lý của cha mẹ là rất cần thiết. Hiểu đúng về game và chọn game cho con chơi cũng quan trọng như "chọn bạn mà chơi" vậy. Nếu sự ngăn cấm đối với các em quá cứng nhắc sẽ gây ra tình trạng lén lút đến những tiệm game, điểm Internet Cafe, là những nơi tụ tập nhiều thành phần, và rất khó nói được các em. Đối với lứa tuổi thanh niên và lớn hơn, nếu coi giải trí là mục đích sống thì cho dù là loại hình giải trí nào, người đó cũng trở thành nạn nhân của chứng nghiện tiêu cực. Cựu vô địch cờ vua thế giới Anatoly Karpov đã nói "Cờ là cả cuộc đời tôi, nhưng cuộc đời tôi không phải chỉ có cờ". Chúng ta yêu game, nhưng cuộc sống không chỉ có game!
Ho ten: Võ Thị Hoàng Nga
Dia chi: 6 Nguyễn Trãi, Nha Trang
Email: suongnhatle@yahoo.com
Noi dung: Tôi nghĩ cái gì cũng có hai mặt của nó hết, cái lợi luôn đi song song với cái hại. Game online cũng nên hạn chế chứ không thể cấm đoán được, nó cũng thúc đẩy tư duy của con người, nâng cao trí nhớ hơn, như thế một phần nào nó cũng tốt, không nên chỉ nhìn về mặt hại mà quyết định tất cả được.
Ho ten: Nguyễn Anh Quang
Dia chi: Hà Nội
Email: ducmna82@yahoo.com
Noi dung: Chúng ta phải nhìn nhận thật sự rõ ràng và trung thực về Games online. Theo như những phát biểu trong hội nghị thì games online thật sự xấu và cần phải loại bỏ? Với bất kỳ loại hình giải trí nào cũng vậy, nhà đầu tư phải làm hết sức để thu hút khách hàng của mình. Làm như vậy họ là người có lỗi? Câu trả lời sẽ được giải đáp nếu chúng ta có phương châm, định hướng thật đúng đắn và chặt chẽ đối với Game Online. Sẽ rất có lợi cho lớp thanh niên nếu định hướng họ theo con đường tốt bên cạnh xã hội đang ngày càng có nhiều cám dỗ và tệ nạn luôn rình rập.
Ho ten: Nguyễn Thị Minh Khuê
Dia chi: 31 Nguyễn Ba Tòng, P.11, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Email: khuentm@yahoo.com
Tieu de: Nên hạn chế giờ chơi game olline
Noi dung: Tôi có con trai đã hơn 30 tuổi, đây là thời gian làm việc, cống hiến tốt nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng khoảng 4-5 tháng gần đây, con tôi mải mê chơi game, thường 2-3 giờ sáng mới đi ngủ, không quan tâm đến nhà cửa, gia đình và như vậy nhất định sẽ ảnh hưởng tới công việc ở cơ quan... Tôi ra sức khuyên ngăn nhưng con tôi không nghe lời. Tôi đề nghị các cơ quan có trách nhiệm nên có biện pháp hạn chế giờ chơi game vì không phải ai cũng đủ nghị lực để biết kiềm chế sự say mê của mình.
Gian trưng bày và giới thiệu game Online thu hút các khách tham quan trẻ tuổi |
Email: phamanhduong2006@yahoo.com
Tieu de: Game online - lợi ít hại nhiều
Noi dung: Không thể phủ nhận mục đích giải trí của trò chơi điện tử nhưng những trò chơi game online thực sự đang làm lãng phí thời gian, tiền bạc, trí tuệ và quan niệm về đạo đức, đối xử xã hội của một số lớn thanh thiếu niên hiện nay.
Hãy xem thử mục tiêu của những trò chơi mà các game thủ được khuyến khích đạt được là gì (kết bè, kết đảng, rửa hận thù, xưng bá...) khi những nội dung này ngấm vào trí óc của những người chơi thì thế giới thực bên ngoài không còn nhiều ý nghĩa bằng những cuộc phiêu lưu tưởng tượng. Nhiều ví dụ về con dối cha mẹ, gia đình bất hòa khi những thành viên trong gia đình đắm chìm vào game online. Bạn thử so sánh xem những mục tiêu của trò chơi có phù hợp với những mục tiêu mỗi con người chúng ta cần đạt được trong xã hội hiện nay không. Câu trả lời đã rất rõ ràng.
Ho ten: Lê Quang Bình
Dia chi: 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Huế
Email: binhlequang55@yahoo.com
Noi dung: Loại hình game online là trò giải trí trí tuệ của phần đông thanh thiếu niên hiện nay. Nhờ game mà rất nhiều thanh niên bị "bó chân" không phá phách càn quấy kể cả quyên luôn nghiện ma tuý. Tuy vậy, game online có hạn chế là mất quá nhiều thời gian vào đó. Theo tôi, để hạn chế tác hại cần không nên cho chơi khuya, các cửa hàng game nên đóng cửa sau 23h. Các bậc phụ huynh phải biết nơi con em mình chơi game ở đâu để quản lý thời gian.
Ho ten: Le Hoang Phuong
Dia chi: 7F4 Bien Hoa, Dong Nai
Email: lehoangphuong1977@yahoo.com
Noi dung: Tôi hiện là chủ tiệm Internet– kinh doanh Game online. Hôm nay tôi đọc được Bài viết “Game online - Dưới góc nhìn của nhà quản lý” của quý báo, tôi xin có một vài ý kiến như sau:
Game online là một dịch vụ vô cùng bổ ích để cho giới trẻ giải trí, xa lánh những thói hư tật xấu khác như: cafe, nhậu, bài bạc, bida…, đặc biệt quan trọng là giúp cho giới trẻ không tham gia, truy cập vào các trang web có nội dung không lành mạnh, giúp cho giới trẻ có cái nhìn mới về CNTT (những phát hiện mới trong game), giao lưu, trò chuyện với mọi người…
Tuy nhiên, game online cũng có những tác hại: Làm cho học sinh, sinh viên bỏ bê học hành, phát sinh tiêu cực như cãi lời bố mẹ, trộm cắp, nguy hại sức khỏe, hay ảnh hưởng tới trật tự xã hội, làm cho con người sống mơ hồ…
Như vậy, lợi và hại thì mọi người đã quá rõ, vậy chúng ta phải làm gì để hại chế việc tác hại đó? Theo tôi, có các phương pháp sau:
1. Tuyên truyền giáo dục rộng rãi.
2. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ (các doanh nghiệp cung cấp game) và các địa điểm kinh doanh chấp hành tốt quy định (đóng cửa lúc 12h khuya).
3. Tất cả các chủ cửa hàng game phải kiểm soát chặt chẽ các văn hóa trong game không vì lợi nhuận mà bỏ qua các gamer vi phạm văn hóa.
4. Các nhà cung cấp dịch vụ ADSL (Bưu điện, nhà cung cấp ISP) phải nâng cấp, hay ưu tiên hỗ trợ mạng chơi game được tốt (tránh để trường hợp laggg + giật hình … ) không chơi được ban ngày.
Ho ten: Việt
Email: lyviet777@hotmail.com
Noi dung: Tôi là một game thủ, tôi không bênh vực cho chúng tôi nhưng tôi không phiến diện. Các nhà quản lý dường như chỉ tham khảo báo chí với những luồng ý kiến một chiều mà đã muốn áp đặt... Rượu bia, thúôc lá có hại rõ ràng sao không cấm? Điều quan trọng của các nhà quản lý là hãy lấy ý kiến từ nhiều phía để có cái nhìn đúng đắn hơn về game online. Muốn hạn chế thì phải làm từ gốc, từ quản lý các nhà cung cấp GOL, chứ quản lý từ ngọn là các dịch vụ thì không có tác dụng, chưa kể số lượng người chơi ở nhà. Có cấm trong nước thì các gamer cũng chơi được ở server nước ngoài, như thế các doanh nghiệp cung cấp game trong nước sẽ khó tồn tại. Thiệt hại rõ ràng về kinh tế trong khi thực tế không thay đổi là bao.
Ho ten: Huỳnh Hải Huỳnh
Dia chi: 46 Nguyên Hữu Cầu, Q.1, Tp.HCM
Email: admin@phpeasy.org
Noi dung: Game online là một loại hình giải trí lành mạnh, các bậc phụ huynh sẽ chọn giữa việc con em họ chơi game hay việc con em họ sa ngã vào những loại tệ nạn khác của xã hội? Đương nhiên câu trả lời là "Thà nó chơi game còn hơn". Cuộc sống thật đôi khi không như người ta mong muốn, nhưng vào cuộc sống ảo thì mọi ước mơ có thể thành hiện thực trong xã hội đó. Giúp cho người chơi vui tưoi, bớt stress... Nhũng tác hại của Game online là do con người. Người chơi game có ý thức được những việc mình làm hay không? Bậc phụ huynh có thường xuyên nhắc nhở con em mình không? Bản thân tôi cũng đam mê game online nhưng tôi ý thức được tác hại của nó. Nói tóm lại, quan trọng là ý thức của người chơi.
Ho ten: Tran Trung Thanh
Dia chi: 5A Hoang Van Thu
Email: nglinh_hp@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi, để hạn chế tác hại của game online, chúng ta phải hạn chế về thời gian truy cập game online, ví dụ: sau 10h, tất cả các mạng máy chủ game online phải ngắt, khuyến cáo các bậc phụ huynh và các em học sinh chơi nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tưởng chừng chơi game sẽ giảm stress nhưng nếu chơi một thời gian dài sẽ làm mệt mỏi và stress nặng hơn.
Ho ten: Hoang
Dia chi: Long Bien, Ha Noi
Noi dung: Cần hạn chế thời gian chơi game online. Yêu cầu các nhà cung cấp cài đặt chương trình mỗi người chơi không được chơi quá 1-2h/ngày. Người chơi chỉ xác định chơi game để giải trí.