221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
713290
Nhà khoa hoc phải biết tự “bán” mình cho sản xuất
1
Article
null
Nhà khoa hoc phải biết tự “bán” mình cho sản xuất
,
Soạn: AM 568907 gửi đến 996 để nhận ảnh này
x

 Trong bài này tôi chỉ xin góp ý nhỏ về 2 phạm vi cần phải đổi mới một cách đồng thời. Một là, đổi mới về mặt quản lý nhà nước các cơ sở nghiên cứu khoa học. Hai là, đổi mới kế hoạch sản xuất kinh doanh tại các cơ sở sản xuất lớn.

Cần xoá bỏ bao cấp trong nghiên cứu khoa học.

Mỗi khi có dịp được các bạn nước ngoài hỏi về hệ thống các trường Đại học, các Viện nghiên cứu của Việt nam tôi lại có dịp nhìn lại đội ngũ những người làm khoa học của chúng ta. Phải nói rằng rất đông đảo và hùng hậu nếu kể về số lượng. Nói về đội ngũ này chúng ta đã từng rất đỗi tự hào về các chiến công của họ với những sáng kiến trong thời kháng chiến chống Mỹ, thời mà nền kinh tế của chúng ta còn nặng về tự cung tự cấp. Tuy nhiên, chúng ta rất chậm đổi mới nên có thể nói đã không thể đáp ứng được các yêu cầu thực tế.

Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần gỉải quyết một loạt các vấn đề. Trong bài này tôi chỉ xin góp ý nhỏ về 2 phạm vi cần phải đổi mới một cách đồng thời. Một là, đổi mới về mặt quản lý nhà nước các cơ sở nghiên cứu khoa học. Hai là, đổi mới kế hoạch sản xuất kinh doanh tại các cơ sở sản xuất lớn.

Trước hết nói về các cơ sở nghiên cứu khoa học. Chúng ta cần chấm dứt ngay việc cấp vốn cho nghiên cứu khoa học, xoá bỏ hoàn toàn bao cấp cho khu vực này. Thực chất việc nghiên cứu của nhiều dự án trong những năm qua, cho dù đó là đề tài cấp nhà nước, cũng vẫn giống như Nhà nước đang tạo thêm thu nhập cho khu vực này. Chúng ta cần nhìn nhận một cách sòng phẳng vào các kết quả áp dụng của các nghiên cứu. Cần tính đến những lợi ích mà kết quả nghiên cứu mang lại cho xã hội. Đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ nhu cầu cần thiết phải có để giải quyết những yêu cầu mà thực tế đòi hỏi. Nếu các nhà khoa học không có ai đặt hàng, không tự tìm được nguồn dự án thì họ cũng đành phi tự “rửa tay, gác kiếm”. Làm như vậy đòi hỏi họ phải tìm tòi, phải sát sao với tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, họ phải đọc nhiều và có những đánh giá về giá trị thực tế của các kết qủa nghiên cứu trên thế giới, cách áp dụng vào Việt nam hay các cải tiến cần thiết để có thể áp dụng tại Việt nam. Nhà nước cần biến họ từ một người chờ được đặt hàng thành người phải hỏi xem có ai cần mình hay không. Họ phải biết tự “bán” mình, quảng bá năng lực nghiên cứu của cơ sở mình. Tôi được biết hiện nay có nhiều nhà khoa học ghi danh ở một Viện nghiên cứu nào đó nhưng chỉ là ghi danh để lấy biên chế, lấy nơi giải quyết chế độ sau này chứ gần 100% thời gian họ đi nhận việc bên ngoài và trích  phần trăm thu nhập cho Viện. Đối với các tỉnh, kinh phí “nghiên cứu khoa học” hàng năm dành cho các Sở cũng cần phải được chấn chỉnh lại.

 


    Vậy chúng ta sẽ chấn chỉnh hoặc đổi mới theo hướng nào ?

Soạn: AM 568905 gửi đến 996 để nhận ảnh này
x

 Có thể tạm chia nguồn đề tài ra làm 2 nguồn chính. Đề tài xuất phát từ yêu cầu của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước gồm các Bộ và các Địa phương. Bộ Khoa học và công nghệ cần là người tổng hợp yêu cầu của các cơ quan  Chính phủ cũng như của các Địa phương và đánh giá xem vấn đề được đề xuất nghiên cứu đó có thiết thực hay không. Đã từng có đề tài nào nghiên cứu trước đó hay chưa và nếu có thì có thể dùng kết qủa đã nghiên cứu trước đó để phát triển lên hay không.
 
Nguồn thứ hai là từ các cơ sở kinh doanh do các cơ sở này tự đặt hàng. Như đã nêu ở phần trên, các cơ sở nghiên cứu phải là bạn hàng của cơ sở sản xuất, được các c sở sản xuất đặt hàng là các đề tài nghiên cứu. Nhưng thực tế hiện nay các cơ sở ở sản xuất của ta còn rất nhỏ nên nhiều cơ sở  trong kế hoạch hàng năm của mình không thể có kinh phí cho nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên chúng ta có những tổng công ty dạng 90 và 91 là những Tổng công ty lớn. Các công ty lớn này cần có kế hoạch ngân sách hàng năm trong đó có dành một số phần trăm nhất định cho chi phí nghiên cứu phát triển. Chi phí này có thể được dùng theo cách tự nghiên cứu, đối với cơ sở có đội ngũ nghiên cứu riêng, hoặc thuê nghiên cứu từ bên ngoài. Các Tổng công ty Nhà nước là cơ sở trước hết có điều kiện phối hợp, khơi dậy khả năng nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu khoa học. Đây là điều kiện tốt cho cả hai bên mà chúng ta hoàn toàn không rơi vào bối cảnh bị chi phối theo kiểu bao cấp. Quỹ dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cần được khuyến khích và coi như là chi phí trước thuế để chúng ta khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề này.

Trở lại các đề tài do các cơ quan Nhà nước đặt hàng tôi muốn nhấn mạnh là các đề tài này phi xuất phát từ yêu cầu thực tế. Người đứng đầu cơ quan phải có trách nhiệm thuyết minh về sự cần thiết này và Bộ Khoa học và công nghệ phải làm tốt vai trò đánh giá tính thiết thực của đề tài nghiên cứu.
Phan Quốc Hưng
Dia chi: Láng Hạ - Đống đa, Hà nội
Email: hungpq@microtecweb.com

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,