221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
708426
Ý kiến nhiều chiều về thay thế 20 triệu bóng đèn
1
Article
null
Ý kiến nhiều chiều về thay thế 20 triệu bóng đèn
,

Trước nguy cơ thiếu điện trầm trọng, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã có kế hoạch dần thay thế miễn phí toàn bộ 20 triệu bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang compact. Kế hoạch này có hợp lý và khả thi khi áp dụng vào thực tế? VietNamNet xin giới thiệu ý kiến của độc giả… 

Soạn: AM 552829 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dự án thay miễn phí bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang có khả thi? Ảnh: Tiền Phong
Pham Thien Duy
, TP.HCM, duypham.t@telcomx.com
Việc EVN kiến nghị sử dụng đèn compact thay cho bóng đèn sợi đốt là rất hợp lý để tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, khi đưa vào áp dụng rộng rãi cần phải xét đến khía cạnh khác nữa. Theo cá nhân tôi, có một số vấn đề cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, về chất lượng bóng đèn. Hiện nay, chất lượng của bóng đèn compact phụ thuộc rất nhều vào giá thành và nhà chế tạo. Một ví dụ điển hình là đèn sản xuất từ Trung Quốc khá rẻ tiền nhưng chất lượng thấp. Tuổi thọ theo lý thuyết là 6.000 giờ nhưng tôi không biết có cơ quan nào chịu trách nhiệm kiểm tra không hay thông tin đó chỉ có được do quảng cáo của nhà sản xuất? Với việc thay thế 20 triệu bóng đèn như vậy thì giá thành sản phẩm và chất lượng là một bài toán lớn.

Thứ hai, bóng đèn compact sử dụng phương pháp chỉnh lưu nguồn xoay chiều đơn giản nên sẽ gây ra méo dạng nguồn điện lưới (do các sóng dòng điện có tần số cao xuất hiện). Nếu sử dụng hàng loạt bóng đèn như thế gây tổn thất điện năng và gây nhiễu đến các hệ thống sử dụng điện khác như TV, các hệ thống thông tin.

Thứ ba, ánh đèn do đèn huỳnh quang phát ra gây hại cho mắt hơn là ánh sáng do bóng đèn dây tóc. Khi áp dụng hàng loạt, cần chú ý đến sức khỏe con người, nhất là trẻ em, nếu không, thế hệ tương lai của đất nước đều mang mắt kính.

Một vấn đề nữa là tại sao EVN không chọn loại bóng đèn huỳnh quang cổ điển (loại dùng cho Ballast điện tử) dài 1,2m mà lại chọn phương án sử dụng đèn compact? Bóng đèn được sản xuất cho Ballast điện tử có tuổi thọ rất cao, với kích thước đủ lớn của Ballast, các nhà sản xuất có thể tích hợp vào trong đó bộ phận PFC (Power Factor Correction: cải thiện hệ số công suất nguồn) giúp tránh tổn thất lưới điện và tiết kiệm công suất hơn.

Đỗ Ngọc Thụ, Hà Nội, Ngocthu@mail.saigonnet.vn
Theo tôi, Chính phủ không thể duyệt phương án này được. Nếu áp dụng phương án miễn phí, chúng ta sẽ không thể thực hiện được với những lý do sau:

Thứ nhất, căn cứ vào đâu mà EVN tính ra hiện tại có tới 20 triệu bóng phải thay thế? Tôi chắc chắn là số liệu không chính xác, vì mới hôm qua tôi mới thay 2 bóng đèn tròn sang bóng compact, nhà bạn cũng vậy và như vậy là số lượng thay đổi từng ngày làm sao EVN có con số chính xác? Con số 20 triệu kia có từ bao giờ, có cập nhật không, hay là từ khi viết dự án đã mấy tháng nay rồi trong khi số lượng bóng đèn thay đổi từng ngày?

 

Thứ hai, liệu có ai đảm bảo rằng nhà ông A có thật 3 bóng đèn để thay thế, và có ai đảm bảo nhà ông ấy được nhận đủ số bóng đèn hay là: “Thôi, hiện nay giá bóng đèn là 15.000đồng, anh đưa tôi 5 cái, tôi ký nhận cho, tôi đưa lại anh 5.000đồng/chiếc” và 5.000đồng x 20.000.000=100 tỷ đồng có thể bị thất thoát, lãng phí? Dự án là 20 triệu bóng, sau đó liệu có bổ sung dự án không? Nếu 5.000 đồng/bóng chắc chắn phải bổ sung nhiều.

 

Thứ ba, chúng ta không nên quay lại thời kỳ bao cấp, chúng ta đã thấy quá đủ hậu quả của sự bao cấp. Thời bao cấp, có những thứ cần thì không có, có những thứ không cần thì lại có làm lãng phí tài sản của nhân dân. Nếu áp dụng thay thế miễn phí, tất nhiên ai cũng nhận “miễn phí mà” và “nhận cho đã” nhưng dùng thì liệu có được? Chắc chắn rất khó bởi ngay tại Hà Nội, nhiều vùng, điện vẫn còn rất yếu, không thể dùng bóng compact, huống chi là các vùng khác, vậy là bóng đèn compact lại để “đắp chiếu”, lãng phí, người dân lại phải mua bóng tròn.

 

Theo thống kê, hiện nay mỗi năm có 50 triệu bóng đèn điện sợi đốt được tiêu thụ, đây là nhu cầu thật. Vậy tại sao lại vội vàng mà bỏ qua nhu cầu này, chúng ta không nên dùng ý chủ quan để điều tiết thị trường. Thị trường vốn có quy luật của nó.

 

Do vậy, tôi xin kiến nghị một số biện pháp như sau:

 

Không cấp miễn phí bóng compact như dự án đã nêu mà phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối để trợ giá cho các hộ tiêu dùng, theo tôi ở mức 70% là hợp lý. Khi đó chúng ta mới gặp đúng nhu cầu có thật của người dân, tránh trường hợp nhận mà không dùng đến, rất lãng phí.

 

Không dùng hàng nhập khẩu mà nên dùng hàng trong nước. Dùng hàng trong nước sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có cơ hội phát triển, mặt khác vấn đề vận chuyển, bảo hành chất lượng sản phẩm sẽ kịp thời và thuận lợi hơn. Chúng ta sắp gia nhập WTO, hãy tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển để đủ sức cạnh tranh trong thời gian tới.

 

Tăng cường thông tin tuyên truyền về lợi ích của việc dùng bóng đèn compact, thông tin về chương trình khuyến mãi đối với bóng đèn compact. Hiện nay, có rất nhiều người chưa biết đến đèn compact chứ chưa nói biết đến hiệu quả của việc sử dụng nó như thế nào, đó là khâu yếu trong thông tin tuyên truyền trong thời gian qua. Phương tiện truyền thông cho kế hoạch này bao gồm: truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các tờ rơi, và đặc biệt chúng ta đang có một đội ngũ đoàn viên, thanh niên đông đảo, rộng khắp và nếu kết hợp với Trung ương đoàn trong chiến dịch lớn như thế này, tôi chắc chắn sẽ thành công và tiết kiệm rất nhiều tiền của cho nhân dân, giúp cho đoàn viên, thanh niên sống có ý nghĩa hơn đối với nhân dân.

Thanh Thảo, Hà Nội, thaodtt@vnu.edu.vn
Tôi không nghĩ đơn giản như vậy: Nếu sử dụng bóng đèn compact, 6 năm mới tiết kiệm được 300.000 đồng, mặt khác, bóng đèn nhanh hỏng không kém gì đèn tròn. Hiện nay tôi đang dùng 2 đèn compact, một đèn của Rạng Đông, một đèn của Phillips làm đèn bàn học nhưng rất nhanh hỏng, mới được 6 tháng đã phải thay 2 cái mới. Điện áp sụt là đèn tắt. Liệu EVN đã tính chưa, đặc biệt là cho những người dân ở nông thôn, lưới điện “phập phù”? Việc bỏ thuế nhập khẩu chỉ làm lợi cho những công ty nước ngoài mà không có lợi cho công ty trong nước. Người dân chỉ tiết kiệm khi họ có ý thức hoặc khi quyền lợi của họ bị chạm sát sườn, kiểu tiết kiệm bằng cách bao cấp thế này, tôi e rằng không tăng thêm ý thức tiết kiệm cho người dân.

Một độc giả
Chi 570 tỷ đồng để tiết kiệm được 150tỷ/năm. Xin hỏi tuổi thọ của một bóng đèn là bao nhiêu, liệu có được 4 năm để có thể thu hồi đủ số tiền đầu tư? Chính sách “ngẫu hứng” này của EVN không thúc đẩy sản xuất trong nước mà còn tạo điều kiện cho các nhà sản xuất nước ngoài bóp chết nền công nghiệp Việt Nam.

Nguyễn Minh Tuấn, nguyenminhtuan@yahoo.com
Để khuyến khích người dân sử dụng thiết bị, phương tiện này mà không sử dụng thiết bị, phương tiện khác, công cụ hiệu quả nhất của chính phủ trong nền kinh tế thị trường vẫn là thuế. Nhân đọc bài viết về kiến nghị của EVN trong việc đổi bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact, tôi xin có một số ý kiến sau:

Đây là một phản ứng hợp lý của EVN trước tình hình thiếu hụt năng lượng (điện) hiện nay và trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều khiến tôi nghi ngờ ở tính khả thi ở đề nghị là:

Thứ nhất, không biết số liệu 20 triệu bóng đèn sợi đốt đang được sử dụng ở Việt Nam có chính xác không? Việt Nam hiện có khoảng 80 triệu dân, vậy trung bình cứ 4 người dân dùng một bóng đèn sợi đốt, tức là một gia đình một bóng. Ở một thành phố lớn như TP.HCM, nơi tôi đang sinh sống và làm việc, hầu như rất ít người sử dụng bóng đèn sợi đốt.

Thứ hai, bên cạnh bóng đèn sợi đốt, còn có rất nhiều thiết bị điện tiêu hao rất nhiều năng lượng như máy điều hoà, bàn ủi, máy nước nóng, tivi, tủ lạnh. Để có được số liệu chính xác, tôi nghĩ EVN phải tiến hành khảo sát tình hình sử dụng điện một cách khoa học. Nếu EVN không đủ nhân lực để tiến hành một cuộc khảo sát như vậy, có thể thuê các công ty (tư nhân, nước ngoài) chuyên làm dịch vụ này. Dựa trên các số liệu chính xác và khoa học đó mới có thể đề ra chính sách đúng được.

Về phía điều hành, nên hạn chế các biện pháp hành chính đến mức tối đa. Để khuyến khích người dân sử dụng thiết bị, phương tiện này mà không sử dụng thiết bị, phương tiện khác, công cụ hiệu quả nhất của chính phủ trong nền kinh tế thị trường vẫn là thuế. Chính phủ có quyền điều chỉnh thuế trên các mặt hàng là thiết bị điện để điều tiết việc sử dụng nó, còn để biết phải tăng, giảm thuế trên mặt hàng nào, hãy sử dụng kết quả khảo sát ở trên.

Dang Hung Cuong, Ha Noi

Tôi không rõ đèn huỳnh quang tiết kiệm điện gọi là gì nhưng đã 3 tháng nay, toàn bộ đèn cầu thang nhà tôi đã được thay thế hoàn toàn bằng loại đèn này. Kết quả là tiết kiệm được tiền điện khá nhiều.

 

Vì sao chỉ thay đèn cầu thang? Rất đơn giản vì đèn gắn tường của gia đình tôi dễ dàng đổi được từ việc dùng bóng tròn (đèn có dây tóc) sang loại đèn này. Còn các vị trí khác chưa thay thế được do phải đầu tư lại rất tốn kém, trong khi bản thân đèn tiết kiệm điện loại 9-11 W đã phải mua với giá rất cao, từ 20.000 đến 30.000 đồng.

 

Tôi cho rằng ý tưởng hỗ trợ giá cho nhân dân là rất hay. Tuy nhiên, Chính phủ không cần phải thay thế miễn phí mà chỉ cần giảm giá bán khoảng 5000 đến 10.000/bóng là người dân sẽ tự động đổi sang loại bóng này ngay vì nó sẽ vô cùng tiết kiệm điện cho gia đình.

 

Le Nam Thanh, thanhlenam@dng.vnn.vn
Tôi cho rằng, vấn đề trên đây cần phải làm rõ một số điểm tránh ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng. Chương trình này trên thực tế mới là ý tưởng từ phía Tổng Công ty Điện lực hoặc cá nhân một vài vị lãnh đạo của Tổng Công ty điện lực, hoàn toàn chưa được Chính phủ, Bộ Công nghiệp, các bộ liên quan có ý kiến do vậy phát ngôn sớm như vậy dễ gây hiểu lầm trong dư luận. Người dân sẽ ngồi chờ Nhà nước phát bóng điện, việc bán các sản phẩm đèn compact trên thị trường sẽ giảm, việc tiết kiệm điện thực tế từ sự tuyên truyền bấy lâu nay sẽ vô nghĩa.

 

Nguyễn Ngọc Bích, ngnbich@hn.vnn.vn
Soạn: AM 492687 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dây chuyền sản xuất bóng đèn của công ty Điện Quang trong khu công nghiệp Đồng An, tỉnh Bình Dương.
Chủ trương chuyển sang dùng các phương tiện tiêu thụ điện năng tiết kiệm là xu thế tất yếu trong chính sách tiết kiệm năng lượng toàn cầu. Song việc thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả là vấn đề cần cân nhắc. Liệu việc cấp miễn phí bóng đèn compact sẽ duy trì việc sử dụng bóng đèn compact được bao lâu hay là để duy trì thì phải thường xuyên cấp miễn phí khi bóng đèn được cấp bị hỏng?

Đối với người dân, nếu việc chuyển sang dùng đèn compact thực sự giảm chi phí tiền điện cho họ thì họ áp dụng ngay. Thời kỳ những năm 90 khi có loại bóng xanh đỏ 3W của Trung Quốc tràn vào, ở quê tôi hầu như ai cũng dùng loại bóng ấy để chiếu sáng các khu vực không cần nhiều ánh sáng. Còn bóng đèn compact khi mới vào ai cũng dùng nhưng sau đó vì đèn kém chất lượng đã làm cho người dân mất tin vào giá trị của đèn compact.

Vì vậy, vấn đề quan trọng là thị trường phải đảm bảo cung cấp bóng đèn có chất lượng với giá hợp lý chứ không phải là vấn đề cấp miễn phí. Cấp miễn phí mà do tiêu cực để cho bóng kém chất lượng hoành hành sẽ phản tác dụng. Việc cấp phát, cho không chỉ là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực nảy nở. Số tiền 36 triệu USD định dùng cho chương trình cấp bóng đèn compact miễn phí nên để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bóng đèn chất lượng cao để giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu bóng đèn thì sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội hơn.

Tran Quang Ky, Sydney, kyquangtran@yahoo.com
Nên dùng sản phẩm đèn huỳnh quang trong nước
Cá nhân tôi ủng hộ ý kiến thay thế đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, Nhà nước không nên nhập khẩu mà nên sử dụng tối đa nguồn sản phẩm đèn huỳnh quang sản xuất trong nước. Như vậy sẽ kích thích sản xuất trong nước và tăng doanh thu từ thuế nộp bởi các đơn vị này. Trong khi đó, nếu Nhà nước giảm thuế để nhập khẩu thì vừa dùng một lượng lớn ngoại tệ, vừa không kích thích được sản xuất trong nước chưa kể việc cạnh tranh của hàng ngoại với những sản phẩm nội địa.

Nguyen Vui, minhor18@yahoo.com.vn
Cần cung cấp cho khách hàng loại bóng đèn chất lượng tốt. Làm tốt công tác đấu thầu để tránh thiệt hại cho Nhà nước. Ở Việt Nam, không chỉ có Rạng Đông, Phillips mà các công ty khác đã sản xuất được đèn compact (dù số lượng ít nhưng chất lượng khá tốt). Xin để các doanh nghiệp kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong sân chơi này. Thông qua chương trình này, ngành điện phải lấy lại uy tín của mình để trở thành ngành kinh doanh mũi nhọn, nêu cao tinh thần phục vụ khách hàng.

Ngô Tấn Quốc
Tôi nhiệt tình đồng ý rằng việc sử dụng bóng đèn huỳnh quang thay sợi đốt là điều đáng được khuyến khích. Vấn đề tôi muốn đặt ra ở đây là: có nhất thiết phải mua bóng đèn từ phía Trung Quốc hay không? Việt Nam không lẽ không thể sản xuất số lượng đèn cần dùng? Kinh nghiệm qua rất nhiều các thương vụ mua hàng nước ngoài là tiền bạc luôn luôn bị kê khai chênh lệch, liệu chúng ta có kiểm soát được vấn đền làm chênh lệch giá hay không?

Nguyễn Đức Lộc, locnd@greenhanoi.org.vn
Việc thay bóng đèn sợi đốt bàng bóng đèn tiết kiệm năng lượng là một xu hướng tất yếu phải làm. Tuy nhiên, chất lượng và tuổi thọ của các loại bóng đèn này đang là một dấu hỏi rất lớn, chưa có cơ quan nào kiểm định các loại bóng đèn đó một cách cẩn thận, chưa có cơ quan nào công bố một cách chính thức kết quả so sánh về chất lượng và tuối thọ của các loại bóng tiết kiệm năng lượng đang bán trên thị trường, loại bóng đèn nào tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, cho mức phát quang tốt hơn và tuổi thọ dài nhất...

Nhiều gia đình chưa có thiết bị ổn áp. Với điện áp lên xuống thất thường thì tuổi thọ của chúng sẽ thay đổi ra sao, cũng chưa có cơ quan nghiên cứu nào đưa ra một so sánh đầy đủ về hiệu quả kinh tế của việc thay thế. Vì vậy, chúng ta không nên nóng vội để thay thế đồng loạt. Trong trường hợp nếu EVN đồng ý chịu mọi rủi ro, thay thế miễn phí bất cứ bóng đèn tiết kiệm năng lượng bị hỏng trước tuổi thọ cam kết thì chúng ta có thể thí nghiệm thay thế trên phạm vi rộng hơn.

Dù sao đây cũng là một việc làm đúng hướng, vì vậy chúng ta nên khuyến khích. Còn bước đi ra sao chúng ta nên làm thận trọng, có thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nên làm để lấy thành tích sau đó nếu bóng đèn có hỏng sớm hơn thời hạn thì bắt dân phải tự chịu mọi rủi ro. Rất mong được Bộ Công nghiệp xem xét.

Đỗ Cao Trí, Hammersteindamm Str.53, ozzy666metal@yahoo.com
Việc công ty điện lực ra thông báo sẽ thay thế toàn bộ 20 triệu bóng đèn sợi đốt là thực sự cần thiết. Nhưng yêu cầu công ty hãy đưa những ưu điểm của đèn compact đến với người dân, để người dân hiểu rõ hơn, tự thay thế. Trong mấy lần họp Quốc hội, EVN luôn nói thiếu tiền xây nhà máy điện, nay lại có chương trình thay miễn phí 20 triệu bóng đèn. Việc thay thế này có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực của các cán bộ vật tư, hoặc làm lợi cho những kẻ đầu cơ bóng đèn compact.

Tuyên bố của EVN lại sẽ tác động lớn đến thị trường bóng đèn Việt Nam hiện nay, sẽ có hay chăng một cuộc bùng nổ sản xuất bóng đèn compact của các nhà máy sản xuất bóng đèn, thiết bị chiếu sáng? Một lí do kĩ thuật nữa mà đèn compact đòi hỏi là hệ thống điện lưới ổn định, liệu EVN có đảm bảo được điều này không?

Nguyễn Phan Kính, Tp.HCM, npkinh@yahoo.com
Chúng ta phải cân nhắc đến thời gian và tiền bạc để đưa ra quyết định nên hay là không nên. Tại sao chúng ta không tìm nguồn điện khác như xây dựng thêm nhiều nhà máy phát điện, sử dụng điện hạt nhân...? Việc thay bóng đèn liệu có dính líu đến vấn đề tiêu cực hay không? Chúng ta có kiểm soát được sự thay đổi của bóng đèn hay không?

Nguyễn Thanh Tùng, Hà Nội, thanh_tung@yahoo.com
Thay đèn sợi đốt là biện pháp hữu hiệu giảm chi phí tiền điện cho mỗi gia đình và xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ cần trợ giá lắp đèn huỳnh quang cho vùng nông thôn và miền núi.

Phạm Đăng Viêm, Tp.HCM, pdangviem@yahoo.com
Việc thay thế bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang là một ý kiến rất hợp lý của EVN. Dự án này giúp Nhà nước tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể để đầu tư cho những vùng còn khó khăn chưa có điện, mà còn giảm bớt được tình trạng thiếu hụt về công suất và sản lượng điện trong thời gian tới, tránh tình trạng thiếu điện dẫn đến phải cắt điện luân phiên như mùa hè vừa qua ở các tỉnh phía bắc. Theo tôi, Bộ Tài chính lên sớm có những chính sách ưu đãi cho việc thay thế bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang. Việc này vừa có lợi cho Nhà nước và nhân dân.

Hoai Nguyen, USA, richyfam@yahoo.com
Tại Mỹ, cách đây 3 năm công ty điện lực Edison cũng có tài trợ cho các doanh nghiệp, cửa hàng thay toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng là 75% người chủ doanh nghiệp chỉ trả 25% còn lại. Mỗi tháng cơ sở của tôi tiết kiệm được 55USD.

Nguyễn Mai Sơn, Hà Nội, sonnm@hn.vnn.vn
Tôi thấy cần phải tuyên truyền rộng rãi cho dự án táo bạo này của EVN. Có thể áp dụng: Đổi đèn cũ (sợi đốt) lấy đèn mới (compact); đổi dây chuyền sản xuất đèn sợi đốt lấy dây chuyền sản xuất đèn compact. Khi sử dụng đèn compact cần lưu ý người sử dụng: khoảng thời gian giữa hai lần tắt bật tối thiểu là 02 phút.

Tuy nhiên, không thể triệt tiêu hoàn toàn đèn sợi đốt vì nó vẫn thích hợp cho những nơi: có tần suất sử dụng thấp, thường xuyên tắt bật (nhà vệ sinh, cầu thang của gia đình); đèn trang trí nhấp nháy nơi công cộng trong những dịp lễ hội; các nơi cần trộn ánh sáng đèn huỳnh quang với ánh sáng đèn sợi đốt để có được ánh sáng tự nhiên, không nhấp nháy (trường quay, sân khấu). Chúng ta cần có những biện pháp khác để khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm.

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,