Bộ Giáo dục Đào tạo vừa trình Chính phủ về đề án học phí mới. Theo đề án này, học phí mới ở tất cả các cấp bậc học và đào tạo (trừ tiểu học) sẽ tăng so với hiện hành. Mức trần học phí hệ ĐH sẽ tăng 36%. Mức học phí này có chấp nhận được với đa số sinh viên? Và chịu mức học phí như vậy, sinh viên có được hưởng chất lượng giáo dục tương xứng? VietNamNet xin giới thiệu ý kiến của độc giả.
Tăng học phí – nỗi lo của sinh viên vùng quê
Ho ten: Hồng Thắm
Noi dung: Tôi là sinh viên năm thứ 2 ĐH Quốc gia. Nhà tôi nghèo, với mức học phí hiện nay, gia đình tôi rất khó khăn mới có thể kiếm đủ tiền để tôi theo học. Nếu Chính phủ tăng học phí thì tôi không biết có thể theo học được không. Rất mong báo điện tử VietNamNet gửi ý kiến này đến Bộ GD-ĐT. Tôi chân thành cảm ơn.
Ho ten: Nguyen Quang Anh
Dia chi: Lop Xay cau 3b, TH Dong A,
Noi dung: Xin Nhà nước điều chỉnh lại học phí ở các cấp học. Trường TH tư thục Đông A đã thu học phí quá cao, như ngành xây dựng, trường đã thu 1.600.000 đồng/kỳ học. Với mức học phí quá cao như vậy thì con em gia đình nghèo không thể học nổi. Mong các cơ quan giáo dục và trường TH Đông A điều chỉnh lại mức thu học phí. Xin chân thành cảm ơn.
Ho ten: Lê Quang Lực
Dia chi: ĐH Giao thông Vận tải Tp. Hồ chí Minh
Email: quangluc0505@yahoo.com
Tieu de: Học phí leo thang làm khổ các sinh viên vùng quê
Noi dung: Tôi là một sinh viên vùng quê. Nghe tin học phí tăng, tôi tưởng như “tắc thở”. Gia đình tôi thật sự nghèo khó, học phí tăng lên không biết tôi có tiếp tục theo học được không. Chỉ mới 2 năm học ĐH mà gia đình tôi đã khốn đốn với việc học của tôi. Ngoài việc học, tôi còn phải lao động kiếm thêm tiền để giúp cho việc học hành. Học phí tăng cao là nỗi nhức nhối cho những sinh viên nghèo như chúng tôi. Tôi mong Bộ GD-ĐT xem xét lại việc này.
Ho ten: Một độc giả
Dia chi: ĐH Xây dựng
Email: westernout29_8@yahooo.com
Noi dung: Các cô, các chú thử tính hộ cháu một phép tính nhé! Với nhà cháu, hộ khẩu ba người, có 5 sào ruộng, mỗi một vụ cho thu hoạch trung bình là 250kg/sào, mỗi kg thóc trung bình 2500đ, một năm có hai vụ được 6.250.000 đồng; thêm vụ màu nữa được khoảng 1.500.000 đồng (nếu được mùa). Tính thử một năm học phí của sinh viên là 1.800.000 đồng. Tiền nhà thuê bên ngoài ít nhất bây giờ cũng là 1.800.000 đồng/năm. Về tiền ăn, một người ăn ít nhất cũng là 9000đồng/ ngày (bữa trưa và bữa tối 8000 đồng, bữa sáng 1000 đồng); tiền ăn là 2.700.000đồng/năm. Chưa kể các chi phí khác, hiện tại mỗi một năm chúng cháu cần ít nhất 6.300.000 đồng. Thử hỏi bây giờ tăng học phí đại học lên 250.000đồng/tháng thì bố mẹ chúng cháu kiếm đâu ra tiền? Rõ ràng khi đưa ra một chính sách, Chính phủ cần phải xem xét công bằng, phù hợp với tất cả mọi người.
Ho ten: Đỗ Thị Quý
Dia chi: Cộng hoà Séc
Email: tuanbao77@yahoo.com
Noi dung: Trong khi tất cả các nuớc phát triển trên thế giới đều miễn học phí cho học sinh, sinh viên mà Bộ GD-ĐT lại đệ trình đề án tăng học phí, điều đó thật phi lý khi chúng ta luôn nói nền kinh tế VN đang phát triển vững mạnh.Việc làm của Bộ GD-ĐT bây giờ là hãy giảm học phí đến mức thấp nhất có thể được để dần dần tiến tới miễn phí hoàn toàn học phí. Có biết bao học sinh vì hoàn cảnh gia đình nghèo mà bỏ học, muốn đất nước ngày càng phát triển hãy đầu tư cho trí thức.
Ho ten: Trần Dũng
Dia chi: ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội
Email: ttdung_uct@yahoo.com
Tieu de: Học tiếp hay nghỉ học khi tăng học phí?
Noi dung: Theo em thì việc tăng học phí như vậy là một gánh nặng quá lớn đối với gia đình sinh viên. Chi phí sinh hoạt ở Hà Nội tăng quá cao, lại chịu thêm khoản học phí tăng nữa thì không biết những sinh viên vùng quê nghèo như em có thể tiếp tục theo học được nữa hay không?
Ho ten: Pham Van Quy
Dia chi: Ha Noi
Email: pvqha9@yahoo.com
Tieu de: Cần cân nhắc khi tăng học phí
Noi dung: Nếu đề án tăng học phí được Chính phủ phê duyệt thì rất khó khăn cho nhiều gia đình. Tôi nghĩ, Chính phủ cần trợ cấp cho giáo dục như hiện nay.
Ho ten: Hoàng Đức Quang
Dia chi: ĐH Kinh tế Quốc dân
Noi dung: Tôi thật sự lo ngại khi nghe tin chuẩn bị tăng học phí tất cả các bậc học, nhất là đại học. Trước tình hình giá cả các mặt hàng đều tăng, không biết liệu chúng tôi có thể theo học tiếp được không? Giá cả ở Hà Nội đều cao, gia đình tôi làm nông nghiệp khó có thể lo đủ chi phí. Tôi biết Bộ GD-ĐT cũng có lí khi đưa ra quyết định nhưng nếu điều đó xảy ra sẽ làm cho mong ước học ĐH của rất nhiều người như tôi sẽ chấm dứt.
Ho ten: Ngô Xuân Công
Dia chi: Thái Nguyên
Email: nxc_seaeye_222@yahoo.com
Noi dung: Tôi thực sự ngỡ ngàng khi biết được tin tăng học phí. Nhà tôi nghèo, vào được đại học thực sự là niềm vui của gia đình nhưng học phí cho tôi cũng là một nỗi lo của cha mẹ. Vậy mà bây giờ lại tăng học phí thì thực sự là một gánh năng với gia đình tôi. Tôi mong các cơ quan chức năng hãy cân nhắc trước khi đưa ra quyết định để tôi có thể an tâm học hành.
Tăng học phí, có tăng chất lượng giáo dục?
Ho ten: Nguyễn Đức Kiên
Địa chỉ: Công ty Đào tạo Bác Thành
Email: bacthanh@fpt.vn
Tiêu đề: Tăng học phí – Chìa khóa để nâng cao chất lượng đào tạo
Noi dung: Ai cũng thấy cần phải nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng nâng cao chất lượng đào tạo bắt đầu bằng việc gì và ai làm việc đó thì ít người nói tới. Bộ GD&ĐT vừa trình Chính phủ đề án học phí mới: Tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo vào học phí. Tôi cho rằng đây chính là chìa khoá để nâng cao chất lượng đào tạo.
Nếu một cơ sở đào tạo sống bằng tiền ngân sách cấp phát thì hoạt động của Ban lãnh đạo cơ sở đó sẽ hướng vào việc làm sao để được cấp tiền lấy từ ngân sách của Nhà nước.
Ngược lại, nếu một cơ sở đào tạo sống bằng tiền thu được từ học phí thì hoạt động của Ban lãnh đạo cơ sở đó sẽ hướng vào việc thu hút người học. Để thu hút được người học, cơ sở đào tạo sẽ phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc định hướng nâng cao chất lượng đào tạo sẽ định hướng cho việc thu hút giảng viên giỏi và nâng cao cơ sở vật chất...
Có người lo rằng nếu tính đúng tính đủ chi phí đào tạo vào học phí thì sẽ dẫn tới học phí tăng cao quá khả năng chi trả của người dân. Mâu thuẫn này sẽ được giải quyết khi Nhà Nước chuyển phần ngân sách vẫn cấp trực tiếp cho các cơ sở đào tạo trước đây sang thành cấp học bổng trực tiếp cho những người nghèo nhưng đạt đủ tiêu chuẩn về học lực để vào học.
Lại có người lo rằng nếu làm như vậy sẽ có nhiều người sẽ vào học những ngành mà nền kinh tế ít nhu cầu. Điều này cũng sẽ được Nhà Nước điều tiết bằng cách cấp nhiều suất học bổng cho những ngành nghề cần thu hút.
Việc tính đúng tính đủ mọi chi phí đào tạo vào học phí sẽ làm cho các cơ sở đào tạo tồn tại và phát triển dựa trên nguồn thu học phí. Khi đã tồn tại và phát triển dựa trên nguồn thu học phí thì cở sở sẽ hướng vào người đóng học phí và từ đó sẽ tự nhiên hướng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước sẽ đảm bảo tính công bằng xã hội, khuyến khích nhân tài, định hướng phát triển nguồn nhân lực, dựa trên học bổng cấp trực tiếp cho những người học.
Đề án học phí mới của Bộ GD&ĐT trong đó chủ trương tính đúng, tính đủ mọi chi phí đào tạo vào học phí sẽ là chìa khoá cho vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo. Câu hỏi bắt đầu bằng việc gì và ai bắt để nâng cao chất lượng đào tạo có thể coi như đã có lời giải.
Ho ten: Manh Thuong Quan
Dia chi: Tp.HCM
Noi dung: Muốn đào tạo một học trò giỏi thì phải có một môi trường đào tạo tốt, nghĩa là có người dạy giỏi, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người học. Người dạy giỏi phải được trả lương xứng đáng thì người ta mới hết lòng, hết sức. Tôi nghĩ rằng những ai cứ khăng khăng cho rằng tăng học phí là việc làm không nên thực hiện vì sẽ làm cho các gia đình thêm gánh nặng lo cho con, xã hội ngày nay phát triển, đời sống ổn định, thu nhập tăng... thì phải thay đổi chi phí cho phù hợp với những điều thay đổi trên. Thực tế là với học phí từ 3 triệu - 5 triệu/năm mà sinh viên bỏ ra để đầu tư cho kiến thức của mình chỉ bằng 1, 2 hay 3 tháng lương khi tốt nghiệp ra trường thì cớ gì chúng ta cứ phải kêu lên là học phí tăng, học phí giảm.
Email: bonghongden42004@yahoo.com
Noi dung: Cuộc tranh cãi về chất lượng giáo dục vẫn chưa ngã ngũ. Liệu vấn đề tăng học phí có làm hài lòng người dân trong lúc này? Ít ra thì chất lượng phải được mọi người đánh giá là có chiều hướng phát triển tốt, nền giáo dục không còn những vấn đề bất cập như hiện nay. Theo bài báo này, tăng học phí để đầu tư cho giáo dục. Xét trong thời kinh tế thị trường này thì có ai giám chấp nhận đầu tư cho một công việc mà chưa thấy hiệu quả. Theo tôi, điều trước tiên cần làm là nâng cao chất lượng giáo dục, đem đến lòng tin và sự ủng hộ cho mọi người.
Ho ten: Bùi Đức Huy
Dia chi: Vinh, Nghệ An
Noi dung: Tôi không có ý kiến gì về việc tăng học phí đào tạo. Tôi lại quan tâm đến việc chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục nước ta. Tăng học phí có làm tăng được chất lượng đào tạo hay không? Nếu chất lượng đào tạo, trình độ của các bậc giáo dục có tăng hay không? Hệ thống tài liệu, sách vở có được thống nhất trên toàn quốc và ổn định lâu dài hay không? Một sinh viên của trường này khi muốn học thêm văn bằng ở trường khác thì những môn đã học rồi có được các trường khác công nhận hay không? Tôi đã học ở nước ngoài về và đã thấy rõ được ưu điểm của nền giáo dục của họ là như vậy đó.
Ho ten: Lê Trường
Dia chi: Minh Khai, Hà Nội
Email: lttcpp@yahoo.com
Tieu de: Ai kiểm định việc "tính đủ" của ngành giáo dục?
Noi dung: Ngay trong thời điểm hiện nay, câu hỏi về cách thức chi tiêu và hiệu quả của tiền ngân sách và các khoản vay nước ngoài sử dụng trong ngành giáo dục còn đang chưa được thực sự trả lời một cách thuyết phục. Nếu tiếp tục để ngành giáo dục "tính đúng, tính đủ" thì không biết nguồn thu khổng lồ đó sẽ đi về đâu.
Một thực tế không thể không thừa nhận là hiện nay nguồn cung về giáo dục ĐH trong nước dù chất lượng rất kém, không được xếp hạng vào bất cứ đâu trên các bảng xếp hạng của thế giới, dù đó là sản phẩm của hai trường ĐHQG hay ĐH Bách khoa HN, nhưng vẫn còn thấp hơn cầu. Mà như thế thì rõ ràng nhà cung cấp đang có cơ hội tăng lợi nhuận của mình, nếu không có người kiểm soát, chắc chắn ham muốn đó sẽ là "vô độ".
Trước khi Chính phủ thông qua đề nghị của Bộ GD -ĐT, tôi nghĩ cần nghiên cứu kỹ bài học của ngành Bưu chính Viễn thông, nếu không có sự đột phá của Viettel, có bao giờ 2 ông lớn Vinaphone va Mobilephone chịu giảm giá mạnh như hiện nay không? Hay như ngành điện làm quy hoạch không tốt, dự báo sai, thiếu điện thì cắt điện hoặc tăng giá, gọi đó là tiết kiệm. Chắc chắn nếu ngành giáo dục được tăng "giá bán" sản phẩm, họ sẽ tăng, sẽ thu lợi, và năm sau sẽ tiếp tục xin tăng nữa.