Hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đặc biệt quan tâm, chú ý đến việc xây dựng đạo luật phòng và chống Tham nhũng. Trong đó dư luận cũng đặc biệt quan tâm đến việc nên giao cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng và chống tham nhũng cho cơ quan nào ở trung ương trực tiếp tổ chức, chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả cao nhất nhiệm vụ trọng đại này.
Nhân dịp báo ViêtNamNet có diễn đàn về chống tham nhũng. Chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến chung quanh việc thành lập cơ quan chuyên trách này.
Trước tiên nhìn ra thế giới chúng ta thấy rằng hiện nay trên thế giới có bốn mô hình tiêu biểu về tổ chức và hoạt động cùa cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng và chống tham nhũng ( CQCTĐTPVCTN):
Mô hình thứ nhất : Thành lập cơ quan chống tham nhũng từ trung ương đến địa phương với quyền hạn rộng lớn, đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng đồng bộ. Theo mô hình này có các nước như Singapore, In- đô-nê-xi-a, Hồng Kông…
Mô hình thứ hai : Xây dựng các đơn vị tổ chức đặc biệt có chức năng chống tham nhũng thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật như Cục điều tra chống tham nhũng của Bộ tư pháp Đài Loan, Ai Cập…
Mô hình thứ ba : Sử dụng các cơ quan thanh tra, giám sát và trao thêm các quyền đặc biệt để phòng chống tham nhũng như Ban thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc.
Mô hình thứ tư : Không thành lập cơ quan chuyên trách hoặc cơ quan có thẩm quyền riêng mà coi chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ đấu tranh chống các loại tội phạm khác. Không xây dựng hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh vấn đề này như các nước Đức, Pháp và một số nước phát triển khác…[1]
Đăïc điểm chung nhất của ba mô hình tổ chức đấu tranh chống tham nhũng theo thứ tự một, hai, ba là chúng đều được tổ chức có tính độc lập cao, không bị ràng buộc bởi các những cá nhân, tổ chức có chức vụ quyền hạn, bất kể họ là ai, ở cương vị nào, các tổ chức này đều có những quyền hạn rộng lớn, có quyền điều tra đặc biệt đối với các tài khoản ngân hàng, cổ phần, tài khoản mua, bán, tài khoản chi tiêu và các tài khoản khác đối với những người có liên quan đến tham nhũng, có quyền bắt, khám xét, thu giữ tài liệu, kê biên tài sản của đối tượng đang bị xem xét, có quyền yêu cầu các tổ chức cá nhân cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin, tài liệu để làm chứng cứ cho việc giải quyết vụ án, có quyền yêu cầu đối tượng kê khai tài sản, thu nhập và chứng minh tài sản hợp pháp của mình…
Việt Nam hiện nay đang tổ chức theo mô hình thứ tư. Nhưng thực tiển cho thấy mô hình này rõ ràng là chỉ phù hợp với các nước phát triển khi mà hệ thống pháp luật đã hoàn thiện và có tính ổn định tương đối cao, các khe hở pháp luật gần như đã bị lấp kín, trình độ quản lý hành chính, quản lý kinh tế- tài chính- tiền tệ chặt chẽ, việc thanh toán bằng tiền mặt bị hạn chế tối đa nên rất ít có môi trường, đất sống cho tội phạm tham nhũng, từ đó việc thành lập một tổ chức chuyên biệt chống tham nhũng là không cần thiết.
Nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển, hệ thống pháp luật của chúng ta chưa được hoàn thiện, đồng bộ, còn nhiều lỗ hổng pháp luật, trình độ quản lý hành chính, quản lý kinh tế - tài chính- tiền tệ chưa cao… là mảnh đất tốt cho tệ tham nhũng có điều kiện đục khoét, hoành hành và nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những nguy cơ khôn lường
Vì vậy chúng tôi xin nhấn mạnh lại là rất cần thiết phải thành lập một CQCTĐTPCTN độc lập, chuyên trách với những quyền hạn rộng lớn, cơ sở vật chất, kỹ thuật được đầu tư thích đáng để đấu tranh trấn áp có hiệu quả loại tội phạm này. Đây là vấn đề đã được dư luận đồng tình rất nhiều, nhưng băn khoăn hiện nay là chúng ta đang lựa chọn giữa 3 mô hình nên giao cơ quan chuyên trach này cho Chính phủ hay cho Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hay giao cho Quốc Hội trực tiếp tổ chức, quản lý?
Chúng tôi nhận thấy nếu giao cơ quan chuyên trách này cho Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thì Viện kiểm sát cũng có những lợi thế nhất định do tính đặc thù về tổ chức bộ máy Viện kiểm sát theo mô hình ngành dọc, có tính độc lập cao, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “ Tập trung lãnh đạo thống nhất trong toàn ngành kiểm sát” của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, chứ không như đa số các cơ quan Nhà nước khác tổ chức theo mô hình “ Song trùng trực thuộc”.
Tuy nhiên tình trạng hiện nay, Viện kiểm sát rất khó hoàn thành nhiệm vụ vì quyền năng của Viện kiểm sát càng ngày càng bị thu hẹp và đang có nhiều tranh luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan này trong bộ máy Nhà nước; mặt khác bộ máy tổ chức của Viện kiểm sátù không được tổ chức sâu, rộng khắp từ trung ương đến tận cơ sở như bộ máy của Chính phủ, Bộ Công an; đồng thời các trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn lạc hậu, kinh phí nghèo nàn, nên việc nắm bắt các kênh thông tin liên quan đến tội phạm tham nhũng và việc điềâu tra, phát hiện và xử lý loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này của Viện kiểm sát rất khó kịp thời, triệt để, thậm chí nhiều khi còn bị tham nhũng với quyền lực quá mạnh quật ngược lại.
Nếu giao CQCTĐTPVCTN cho Quốc hội thì chúng ta thấy rằng mặc dù Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội có cơ quan thường trực là Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thay mặt Quốc hội giải quyết những vấn đề có tính thường xuyên giữa hai kỳ họp Quốc hội, nhưng việc đấu tranh phòng chống tham nhũng là việc làm có tính thường xuyên hơn và rất phức tạp mang tính chuyên môn cao và hoàn toàn mới đối với Quốc hội, hơn nữa phải trải ra trên 1 phạm vi rộng, thuộc khắp các địa phương, nhiều trường hợp yêu cầu đặt ra rất cấp bách và phải xử lý ngay. Mặc khác, những công việc có tính chất sự vụ như vậy không nên giao cho Quốc hội, sẽ dẫn đến hiệu quả đấu tranh không cao. Thực tế cho thấy ít có nước nào trên thế giới thực hiện theo mô hình này.
Nếu giao CQCTĐTPVCTN cho Chính phủ tổ chức, quản lý thì sẽ tận dụng được nhiều lợi thế trong việc phát hiện nhanh và xử lý kịp thời các tội phạm tham nhũng, do cách thức tổ chức, quản lý bộ máy Chính phủ sâu, rộng khắp nơi như đã nêu trên, do được đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật thích đáng... Nhưng để tránh khả năng bị ảnh hưởng bởi tính độc lập do cơ chế tổ chức theo mô hình “song trùng trực thuộc”, gây khó khăn trong việc điều tra, phát hiện và độc lập xử lý loại tội phạm này, thì cơ quan CQCTĐTPVCTN nên tổ chức theo mô hình trực tiếp trực thuộc Thủ Tướng Chính phủ, do Thủ tướng Chính Phủ trực tiếp bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm nhân sự, có nguồn gốc từ một số Điều tra viên giỏi thuộc Bộ Công an và có cơ cấu tổ chức theo từng khu vực như Bắc - Trung – Nam, hạn chế tối đa người của địa phương thực hiện nhiệm vụ ở địa phương mình sinh sống, việc điều tra, xử lý vì vậy không bị ràng buộc bởi các mối quan hệ thân quen, hoặc bởi những cá nhân, tổ chức có chức vu,ï quyền hạn. Cơ quan này phải được phân quyền mạnh mẽ, với những quyền hạn đặc biệt, như mô hình 1,2 và 3 như đã nêu trên thì mới có khả năng quật được tham nhũng.
Th¸i V¨n §oµn
KiÓm s¸t viªn, ViÖn kiÓm s¸t . H¶i Ch©u, tp. §µ N½ng,
Tel: 0511.871652, 0908586062