221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
686008
Vụ điện kế điện tử: Hãy xứng với câu “xin lỗi”!
1
Article
null
Vụ điện kế điện tử: Hãy xứng với câu “xin lỗi”!
,

Ngày 23/7 vừa qua, sau khi nhận được “chỉ thị” của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, ông Lê Minh Hoàng đã “thay mặt 7000 nhân viên” Công ty Điện lực TP.HCM xin lỗi khách hàng. Lời xin lỗi của ông Hoàng có thực sự thành khẩn và đem lại niềm tin cho người dân rằng: sự việc tương tự sẽ không xảy ra một lần nữa? Mời quý vị đọc ý kiến độc giả gửi về VietNamNet.

Soạn: AM 495147 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sáng 23/7, ông Lê Minh Hoàng, Giám đốc Công ty điện lực TP.HCM đã nói lời từ chức.
Ho ten: Mai Quan Anh
Dia chi: Bruxelles
Email: ngandd@yahoo.com
Tieu de: Hội chứng xin lỗi
Noi dung: Trong thời gian gần đây, việc xin lỗi của các quan chức, của các cơ quan nhà nước đã trở thành việc thường xuyên, quen thuộc đến độ sáo rỗng và nó đã trở thành “hội chứng” trong xã hội.

Nếu xét về góc độ con người và xã hội, đó là điều đáng mừng vì chúng ta đã có được những con người có văn hóa ứng xử, có lòng tự trọng, có trách nhiệm cao, dám làm dám chịu. Nhưng tiếc thay, những hành vi ấy lại được lặp đi lặp lại trở thành một hiện tượng phổ biến, thường xuyên mà không thấy được hiệu quả, tác dụng của nó. 

Một hội chứng trong thời gian gần đây là hội chứng “tự nhận hình thức kỷ luật” một cách “thành khẩn”, “nghiêm khắc” của cán bộ lãnh đạo, công chức thừa hành khi để xảy ra vấn đề không tốt trong ngành, lĩnh vực mình quản lý. Đó là các hình thức: phê bình, phê bình nghiêm khắc, cảnh cáo. Điều này toàn mang tính hình thức, không định lượng.

Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM từ chức  
(VietNamNet) - Tại buổi họp báo sáng nay (23/7), ông Lê Minh Hoàng, Giám đốc Công ty điện lực TP.HCM đã nói lời từ chức.

Chính bởi sự xin lỗi không mang tính nhận thức sâu sắc và kỷ luật không mang tính răn đe nên chúng ta liên tục phải nghe những lời xin lỗi giống nhau và những hình thức kỷ luật tương tự nhau. Hậu quả là, khuyết điểm vẫn cứ tồn tại, sai phạm ngày càng lớn, nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Chúng ta hay đổ tại cơ chế. Có bao nhiêu người đang vận hành trong cơ chế đó mà có sao đâu. Và chính chúng ta sinh ra cơ chế đó cơ mà. Vậy, vấn đề đặt ra, cần phải loại bỏ ngay những người không có khả năng, làm chậm sự phát triển của xã hội. Có như vậy, xã hội mới phát triển được. Với hơn 80 triệu dân, 45% dân số trong độ tuổi lao động, nhiều lao động có trình độ, không lẽ chúng ta không chọn được người để vận hành bộ máy hay sao mà phải tiếc một số cá nhân như vậy?

Email: kiengiang077@yahoo.com
Tieu de: Lời xin lỗi là quá muộn màng
Noi dung: Thiết nghĩ, chuyện đã vỡ lở (từ báo chí đến dư luận rồi cuối cùng là điều tra của lực lượng chức năng) thì việc nói "xin lỗi" là không cần thiết nữa. Nếu nghĩ kỹ, ta cần biết người ta xin lỗi khi nào. Câu trả lời là khi người ta đã thực sự biết lỗi. Thế mà EVN đã qua biết bao "búa rìu" dư luận mà vẫn không hề biết lỗi. Nhiều lần ông Lê Minh Hoàng trả lời đại loại kiểu "mình đâu hay", "nào biết gì", "tui đâu sai, sai là nhân viên cấp dưới" ... những lời chối chạy mà dân ta đã "lờn".

Thiết nghĩ, việc đề nghị ông Lê Minh Hoàng từ chức là việc làm đúng đắn. Ông từ chức không phải vì ông thiếu bằng cấp, học vì, chuyên môn kỹ thuật... mà vì ông không biết quản lý con người (vì theo ông, việc làm sai là do cấp dưới) và là người không có trách nhiệm. Tôi không thể giết người để rồi trước tòa nói câu xin lỗi để được khoan hồng. Tôi không thể gây ra chiến tranh đẫm máu để rồi nói xin lỗi để có lại hòa bình. Lời xin lỗi không phải là tất cả việc phải làm.

Email: son_trungson@yahoo.com
Noi dung: Người dân phạm tội thì bị xử lí nghiêm minh còn cán bộ nhà nước phạm tội gây thiệt hại cả trăm tỷ đồng lại chỉ nói lời xin lỗi thôi sao? Không lẽ pháp luật không công bằng với mọi người?

EVN xin lỗi và cam kết bồi thường cho khách hàng!
(VietNamNet) - Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) thừa nhận có những sai phạm lớn trong quá trình đầu thầu và thực hiện hợp đồng mua điện kế...

Ho ten: Trần Phong
Email: phongtran@yahoo.com
Noi dung: Trong các bài báo gần đây, khi một số quan chức nhà nước cũng đã nói câu xin lỗi rất nhiều, vậy thì có hai vấn đền cần đặt ra: Nói xin lỗi bao nhiêu lần? Nói xin lỗi rồi sau đó thì sao? Người dân lúc nào cũng là người chịu nhiều sức ép và khi nghe xin lỗi, họ chấp nhận lời xin lỗi rồi sau đó phải nghe những lời xin lỗi khác? Vậy xin các quan chức chính quyền đừng nên xem câu xin lỗi như một cái "mốt" để né tránh trách nhiệm mà hãy suy nghĩ mình sẽ làm gì để xứng đáng với câu "Xin lỗi".

Ho ten: Nguyen The Cuong
Dia chi: 51 Lo Duc, Hà Nội
Email: songdongjsc@yahoo.com
Noi dung: Mong rằng EVN sẽ kiên quyết loại bỏ tệ nạn tham nhũng này trong dịp Đại hội Đảng sắp tới. Chắc chắn rằng, nếu còn những “con sâu” như Giám đốc Điện lực TP.HCM thì nước ta còn thiệt hại nhiều. Nhân đây, tôi cũng thấy rằng Tổng Giám đốc EVN cũng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ vì đã bổ nhiệm không đúng người, hoặc quản lý không sát người mình bổ nhiệm. Nếu quản lý lỏng lẻo như thế, liệu rằng Tổng Giám đốc có xứng đáng tại vị hay không? Ngoài ra, cũng phải có chính sách bảo vệ và bồi thường người dân "con kiến" đã "dám" dũng cảm khởi kiện những "củ khoai" của Điện lực Tp.HCM. Có như vậy, chúng ta mới giữ được lời hứa đảm bảo uy tín trong nhân dân, đảm bảo được cơ chế "dân kiểm tra".

Mời quý vị tiếp tục bày tỏ ý kiến:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,