221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
685638
Bài viết từ nước Nhật: Một lời xin lỗi không đủ!
1
Article
null
Bài viết từ nước Nhật: Một lời xin lỗi không đủ!
,

VietNamNet đã phân tích về yếu tố không thích hợp và chưa đủ của hình thức “lời xin lỗi". Tôi muốn đóng góp thêm với quý báo khía cạnh pháp luật liên quan đến vụ điện kế điện tử nói riêng và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp người khác có lỗi nói chung.

 

Soạn: AM 494194 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Toàn cảnh buổi họp báo do EVN tổ chức sáng 23/07.

Về tầm quan trọng của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của người khác

 

Ông John Gillespie, một người  hiểu biết rõ pháp luật Việt Nam và giới luật gia Việt Nam nhiều người cũng biết đến ông, trong bài viết “Private Commercial Rights in Vietnam: A Comparative Analysis” (tạm dịch: Quyền của cá nhân trong thương mại (dân sự) ở Việt Nam: Phân tích dưới phương pháp so sánh) đăng trên tạp chí Pháp luật quốc tế Đại học Stanford (Stanford Journal of International Law) số 30 năm 1994 (30 Stan. J Int’l L. 325) tại các trang 347, 348 và 349 đã phân tích và nhận định rằng, người dân Việt Nam không biết đến quyền yêu cầu nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ bồi thường thiệt hại cho mình do hành vi sai trái của nhà sản xuất nói riêng và quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của người đó nói chung (tortious rights).

 

Quyền yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái của người đó gây thiệt hại (về tài sản, sức khỏe và bất kỳ hình thức thiệt hại nào) cho bản thân mình là một quyền được áp dụng có tần suất lớn nhất trong các quyền về yêu cầu bồi thường thiệt hại quy định bởi luật dân sự tại xã hội hiện đại. Các quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại có căn cứ từ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, hưởng lợi bất chính (hưởng lợi không có căn cứ pháp luật theo Bộ luật Dân sự (BLDS) Việt Nam), thực hiện không có ủy quyền và bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS Việt Nam. Tại Nhật, số vụ yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) chiếm 61% tổng số vụ việc tranh chấp dân sự (bao gồm tranh chấp hợp đồng, hôn nhân, thừa kế, hưởng lợi bất chính, thực hiện công việc không có ủy quyền và bồi thường thiệt hai do hành vi sai trái). Con số này nói lên mức độ quan trọng của quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái trong đời sống dân sự. Một xã hội hiện đại không chấp nhận sự bất công bởi hành vi sai trái và gây thiệt hại lại không chịu một hình thức chế tài nào buộc nó phải khắc phục lại lỗi của nó gây ra. Như thế sẽ đi ngược lại mục tiêu phát triển chung xã hội và quyền bình đẳng do xã hội hiện đại thiết lập.

 

Quyền này thực thi thế nào ở Việt Nam

 

Ở Việt Nam, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai trái được luật hóa tại Bộ luật dân sự, tại chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng(từ Điều 604 đến 630 BLDS năm 2005 và từ Điều 609 đến 633 BLDS năm 1995) và một số văn bản pháp luật dưới BLDS khác. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của các quy định về bồi thường này mới nằm trong các tranh chấp về tai nạn giao thông, thiệt hại về tính mạng, tài sản trong các vụ án hình sự và gần đây là một số vụ án liên quan đến bồi thường trong các trường hợp bị xét xử oan sai. Người tiêu dùng nói riêng và người dân nói chung chưa có nhận thức rằng bất cứ khi nào có thiệt hại xảy ra với mình thì đều có thể truy nguyên nguồn gốc gây ra thiệt hại để từ đó: nếu nguyên nhân gây ra nguồn gốc thiệt hại không có cơ sở để bào chữa cho hành vi của mình thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chính vì thế mà trong vô số trường hợp liên quan đến điện thoại, nước, điện hay thậm chí một giao dịch mua bán thông thường với nhà sản xuất hay đại lý của họ (vụ máy bơm nước, thần dược), người tiêu dùng hoặc là im lặng cam chịu, hoặc thông qua báo chí, hoặc nhờ đến Hội bảo vệ người tiêu dùng, nơi không đại diện cho quyền lực chính thức nhà nước có khả năng bảo vệ (gần đây nhất là hàng ngàn lá đơn gửi đến Hội trong vụ điện kế điện tử).

 

Về trách nhiệm của lãnh đạo EVN, ông Đặng Hùng cho rằng có những thiếu sót “chưa quản lý sát sao dẫn đến những sai phạm của một số cán bộ và nhân viên trong vụ ĐKĐT. Mặt khác, dù đã trú trọng công tác thanh tra, kiểm tra nhưng do địa bàn quản lý rộng, khối lượng công việc nhiều…nên trong trường hợp cụ thể này, EVN đã chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn sai phạm”.

"Qua vụ việc này, EVN thành thật xin lỗi khách hàng sử dụng điện và tin tưởng trong tương lai sẽ không để xảy ra những vụ việc tương tụ. EVN cam kết sẽ bồi hoàn đầy đủ thiệt hại do việc sử dụng ĐKĐT 1 pha LTE66 đã gây ra cho khách hàng”  - ông Hùng nói.  

Trong một số trường hợp, báo chí hoặc Hội bảo vệ người tiêu dùng có thể gây áp lực với nhà sản xuất, nhà cung cấp để các nhà này đàm phán, điều đình với người khiếu nại và có thể nhượng bộ ít nhiều cho người khiếu nại. Một số trường hợp khác thì tất cả đều thất bại vì nhà sản xuất, cung cấp bất hợp tác hay lợi dụng uy thế độc quyền của mình và nếu như thế thì người tiêu dùng dường như là không còn cách giải quyết khác. Người tiêu dùng (người chịu thiệt hại) đã không biết rằng họ có một vũ khí luật định. Đó là các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại BLDS để bảo vệ quyền lợi, tài sản (đã bị tước đoạt) của mình.

 

Căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Việt Nam

 

Khi có thiệt hại xảy ra với mình (Điều 604 BLDS 2005: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác, điều 609 BLDS 1995), một cá nhân có thể yêu cầu tòa án buộc người gây hại bồi thường. Bồi thường đến mức (tình trạng) không có sự xâm hại xảy ra. Đối với thiệt hại tài sản, thiệt hại được bồi thường bao gồm: tài sản bị mất, tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích của việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất; chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại (Điều 608 BLDS 2005 hay 612 BLDS 1995). Tuy nhiên, cá nhân khởi kiện phải chứng minh được ba yếu tố sau đây tồn tại (Điều 604 BLDS 2005, 609 BLDS 1995):

 

1. Có thiệt hại xảy ra với cá nhân mình.

2. Người gây hại có lỗi vô ý hoặc cố ý mà làm hoặc không làm một việc để gây ra thiệt hại.

3. Có quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hành vi của người gây hại và thiệt hại.

 

Quy định về lỗi cố ý và vô ý cũng như một số quy định về bồi thường thiệt hại có lợi cho cá nhân bị thiệt hại nói chung và người tiêu dùng nói riêng có thể tham khảo tại Điều 307 và 308 Bộ luật dân sự 2005 (Điều 309 và 310 BLDS 1995).

 

Trở lại với vụ việc cụ thể điện kế điện tử, tôi thấy việc thỏa mãn ba điều kiện nói trên là không khó. Một quan tòa công minh sẽ đưa ra phán quyết hợp lý, hợp tình.

 

Vậy, người tiêu dùng, người thiệt hại thay vì gửi khiếu nại hãy thử khẳng định quyền của mình thông qua tòa án đi! Bộ luật tố tụng dân sự của ta cho phép khởi kiện tập thể (class action). Một lời xin lỗi không đủ! 

  • Nguyễn Quốc Vinh, Nghiên cứu sinh Luật tại Nhật Bản

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,