221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
685263
Phản đối "giấy xanh" có vì cục bộ ?
1
Article
null
Phản đối 'giấy xanh' có vì cục bộ ?
,
Soạn: AM 493418 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hành trình xin cấp sổ ...một hành trình người dân rất nản ...

Trong khi Chính phủ đã ban hành nghị định 95 về việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà và công trình xây dựng,thì dư luân vẫn xôn xao quanh dự thảo sẽ cấp giấy xanh về Bất động sản. Nhiều ý kiến bạn đọc phàn nàn về nổi khổ chạy giấy tờ,nhưng cũng có ngưòi lại ủng hộ "giấy xanh" và phê phán khá gay gắt những người bác bỏ giấy xanh là thiển cận, cục bộ ...Tôn trọng ý kiến từ hai phía, Tòa soạn xin đăng ý kiến của Bạn Quách Hồng Anh và mong bạn đọc sẽ tiếp tục cho ý kiến về vấn đề này.  

Hãy biết nhìn xa, trông rộng và đừng có vì lợi ích cục bộ! 

 Trước hết, tôi cũng phải xin phép nói điều này, có thể bài viết của tôi sẽ không được đăng bời vì tôi viết bài này hơi trái với ý kiến của phương tiên thông tin đại chúng gần đây. Tuy nhiên, tôi cũng sẽ viết, viết với mong muốn đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước Việt Nam chúng ta. Hy vọng rằng, Ban biên tập ViêtNamNet, đặc biệt là ông Tổng biên tập lưu ý, xem xét sử dụng để mọi người dân được nói tiếng nói chung. Cũng mong các ông vì lợi ích lâu dài của đất nước hãy thật khách quan, nhìn nhận, xem xét ở tất cả các góc độ, đừng vội chủ quan duy ý chí, nghe thông tin một chiều, chỉ phân tích những thiệt hại cục bộ, tạm thời, mà quên mất sự phát triển bền vững, lâu dài của đất nước chúng ta.

 Xung quanh "giấy đỏ", "giấy hồng", "giấy xanh", tôi có một số ý kiến như sau: Ủng hộ phương án đưa ra của Dự thảo Luật Đăng ký bất động sản ,Tôi là một người dân hoàn toàn ủng hộ việc Bộ Tư pháp đưa vào Dự thảo Luật Đăng ký Bất động sản một loại giấy, tạm gọi là "giấy xanh", giấy này sẽ chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất những lý do sau:

- Thị trường bất động sản rất quan trọng đối với bất kỳ một đất nước nào có nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như chúng ta nói riêng. Việc giao dịch đối với loại tài sản là bất động sản rất nhạy cảm nên đòi hỏi tất yếu phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước mới tạo được sự ổn định của thị trường. Việc quản lý này thông qua nhiều hình thức, trong đó có việc đăng ký giao dịch này. Để kiểm soát giao dịch này thì cần phải gắn kết với việc đăng ký loại tài sản này. Khi đó tất cả các bất động sản giao dịch đều phải đăng ký qua cơ quan đăng ký bất động sản, cơ quan này thống nhất quản lý trên toàn quốc, chúng ta chỉ cần vào mạng là biết được tình trạng pháp lý của bất động sản sẽ rất tiện lợi khi giao dịch.

 - Để thị trường bất động sản phát triển, chúng ta cần đơn giản hoá thủ tục, và cần phải thống nhất vào một đầu mối. Hiện nay chuyển đổi, mua bán, người dân phải đi lại rất nhiều lần, nhiều nơi, phức tạp….; phải làm lại cả quyết định cấp, phải phân lại lô, chia lại gây ra nhiều phức tạp….. Nếu giấy xanh ra đời, thống nhất thì việc chuyển nhượng chỉ làm mỗi thủ tục đơn giản ghi lại trong giấy xanh và thể hiện vào mạng máy tính, rất đơn giản và tiện dụng, ai cũng có thể truy cập xem xét, không phải làm thủ tục quyết định cấp đất mới, không phải chia lại đất….

- Chúng ta cũng cần phải biết phân biệt 2 giai đoạn khác nhau của tiến trình này.: Đầu tiên là cơ quan địa chính, cơ quan xây dựng (cơ quan hành chính nhà nước) quyết định cấp đất, cho thuê đất,…, cấp phép xây dựng, cho xây dựng…. bằng các quyết định; sau đó mới đến giai đoạn cấp giấy chứng nhận bất động sản để được tham gia vào thị trường bất động sản. Lâu nay, việc này đều được hiểu làm một giai đoạn do cùng một cơ quan thực hiện: cơ quan địa chính quyết định cấp đất và cấp luôn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan xây dựng cấp phép xây nhà và cấp luôn giấy chứng nhận sở hữu nhà.

 Thực ra việc cấp đất, cho thuê đất… bằng quyết định là đủ rồi, chỉ khi nào tham gia vào thị trường bất động sản thì chúng ta mới cần đến giấy chứng nhận. Thực trạng ở Việt Nam hiện nay là vậy vì chưa có thị trường bất động sản (người dân có cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm gì đâu). Như vậy, người dân khi đã có quyết định cấp đất, cho thuê đất, cho phép xây dựng….. và muốn chuyển nhượng, mua bán đối với bất động sản đó thì cầm quyết định đến cơ quan đăng ký bất động sản để đăng ký và cơ quan đăng ký mới cấp giấy xanh cho họ; nếu họ không có nhu cầu chuyển nhượng thì cũng không cần đăng ký.

Về khúc mắc, băn khoăn của người dân và phương tiên thông tin đại chúng lâu nay :

Thứ nhất, chúng ta hãy phân tích thật kỹ ý kiến của 2  vị  Thứ trưởng của 2 Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng sẽ rõ được vì lợi ích cục bộ của từng ngành, mà không  nhận thức được lợi ích lâu dài của cả đất nước. Ông Đặng Hùng Võ đã thể hiện rằng 1 giấy là tốt nhất, ông cũng nhận thức được 2 giai đoạn cấp đất, cho thuê đất, cho xây dựng…. với giai đoạn đăng ký các quyền đó để giao dịch. Việc cấp như vậy chỉ có thể là cơ quan hành chính nhà nước (một số phương tiện thông tin đại chúng cũng thể hiện ý này) là đúng và các cơ quan này cũng đã thể hiện bằng việc ra các quyết định. Còn cấp giấy chứng nhận để tham gia vào thị trường bất động sản là thẩm quyền của cơ quan đăng ký bất động sản (một cơ quan dịch vụ công). Tuy nhiên đến phần giấy này do ai cấp, ta có thể nhận thấy sự lúng túng  của ông. Tôi biết ông Võ rất thông minh, ông rất hiểu vấn đề nhưng có lẽ vì áp lực của ngành, ông đành gượng nói rằng, ghi luôn vào giấy đỏ. Điều này thì không thể được bởi nhiều lý do, trong đó có lý do rất quan trọng đó là chức năng đăng ký bất động sản do cơ quan đăng ký bất động sản khi đã hình thành thị trường.

 Về ý kiến của ông Thứ trưởng Tống Văn Nga thì hết sức mang tính chủ quan và không đúng  về luật pháp. Ông cho rằng, các quy định trong bản Dự thảo Luật Đăng ký bất động sản không phù hợp với thực tế, trái với quy định của pháp luật hiện hành, gây ra nhiều điều phức tạp không cần thiết. Tôi không biết ông dẫn chứng về không phù hợp với thực tế, gây ra nhiều điều phức tạp không cần thiết ở điểm nào, nhưng còn phần dẫn chiếu trái với quy định của 48 Luật Đất đai thể hiện rằng ông nó chưa đúng pháp luật. Về nguyên tắc, văn bản pháp luật có hiệu lực ngang nhau mà ban hành sau thì nội dung về phần đó của văn bản trước hết hiệu lực, thế mà ông lại bảo rằng Luật Đăng ký BĐS trái với Luật Đất đai.   Việc công nhận quyền sở hữu đã thể hiện bằng quyết định cấp đất, giao đất của cơ quan địa chính.

Soạn: AM 493424 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sổ đỏ,đo đạc kê khai đã lâu , đến nay nhiều người vẫn còn chưa có ...

Thứ hai, về băn khoăn của người dân sợ phiền hà về thủ tục, để được cấp sổ đỏ cũng đã vất vả, nay còn thêm sổ xanh. Đấy là tâm lý e ngại chung của người dân với cơ quan hành chính nhà nước trong thời gian qua, mang tính cảm tính, thực tình thì người dân chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc cải cách này mà chính người dân rất có lợi.

Thứ ba, về những thiệt hại trước mắt như 1.500 tỷ. Bất cứ một sự cải cách thay đổi nào cũng đều có những mặt bất lợi của nó, từ tâm lý, tình cảm đến vật chất, nhưng đó chỉ là những thiệt hại nhỏ, bất lợi nhỏ trước mắt, còn cái được lâu dài như giá trị của thị trường bất động sản trong nền kinh tế thị trường ảnh quyết định đến phát triển kinh tế của đất nước, tính ổn định, hợp lý, thủ tục nhanh gọn của tương lai về bất động sản. Hơn nữa, việc chuyển đổi không phải ngày một, ngày hai mà phải dần dần, từ từ và chỉ những ai tham gia vào thị trường bất động sản mới cần đăng ký.

Chúng ta hãy  nhìn ra xa hơn một tí nữa chứ đừng nhìn một khoảng ngắn trước mắt.


 Quách Hồng Anh
Dia chi: Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: thestoryoflove@yahoo.com

Ý kiến về “giấy xanh”:

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Tống Văn Nga: Không phù hợp thực tế

Dự thảo Luật Đăng ký bất động sản cho rằng mục đích của việc đăng ký bất động sản “là việc Nhà nước công nhận sự xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu và các quyền khác, các giao dịch về bất động sản”, và thành lập “Văn phòng đăng ký bất động sản”, cũng như quy định về “thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị và cấp Giấy chứng nhận đăng ký bất động sản khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu hoặc khi thực hiện các quyền, giao dịch về bất động sản” là không phù hợp với thực tế, trái với các quy định hiện hành và gây ra nhiều phức tạp không cần thiết.Việc đăng ký bất động sản không thể là “xác lập quyền sở hữu bất động sản”, cũng không thể thay thế được việc công nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Hùng Võ: "Ở đây cần phải phân biệt rõ mối quan hệ hành chính (Nhà nước với dân) và mối quan hệ dân sự (các giao dịch bất động sản) chứ không phải chuyện là cấp 1 giấy hay theo đề nghị của Bộ Tư pháp là 3 giấy". Mối quan hệ hành chính là việc Nhà nước giữ quyền công nhận hoặc không công nhận quyền sử dụng đất đối với một cá nhân, tổ chức nào đó thông qua việc cấp "sổ đỏ". Người có chứng thư về đất muốn được thực hiện các quyền trong thị trường bất động sản (giao dịch dân sự) thì phải đăng ký để được pháp luật bảo hộ.

Có vẻ như Bộ Tư pháp đã nhầm lẫn 2 mối quan hệ này khi đề xuất cho ra đời "giấy xanh" và gọi đó là "bước cải cách lập quyền sử dụng đất cũng như quyền sở hữu tài sản trên đất cần một hệ thống hồ sơ địa chính, liên quan đến không chỉ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà còn kỹ thuật về đo vẽ bản đồ rất phức tạp mà mô hình Văn phòng đăng ký bất động sản trong dự thảo không thể "kham nổi".

 


                          Ý kiến của Bạn về vấn đề này  thế nào ?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,