Nhu cầu sử dụng năng lượng điện của Việt Nam ngày càng lớn. Các nhà máy thủy điện đang hoạt động cầm chừng vì thiếu nước do hạn hán. Các nhà máy nhiệt điện cũng sẽ cạn kiệt nhiên liệu trong tương lai gần. Đứng trước nguy cơ thiếu năng lượng điện, một câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay không khi mà khoa học kỹ thuật, nguồn lực con người về hạt nhân của chúng ta còn thiếu và yếu? Về vấn đề này, rất nhiều độc giả đã gửi ý kiến về VietNamNet.
Ho ten: Tưởng Bình Minh
Email: tuongbminh@yahoo.com
Noi dung: Không phải đến bây giờ, khi hạn hán đang hoành hành, buộc các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng thì câu hỏi "Liệu Việt Nam có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay không?" mới trở thành một vấn đề bức xúc. Chúng ta phải có một chiến lược dài hơi, vài chục năm về năng lượng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của một nền kinh tế đang phát triển chứ không phải thấy hôm nay hôm kia thời tiết đổi thay, nước tới chân mới nhảy.
Thực tế hiện nay, Việt Nam mỗi năm thiếu đến 2 ngàn MW, nhu cầu điện năng tăng 13% mỗi năm, chúng ta phải nhập khẩu điện trực tiếp hoặc phải mua than, khí, dầu hỏa... nhằm vận hành các nhà máy nhiệt điện. Chúng ta phải bỏ ra một số tiền lớn để mua năng lượng. Công nghiệp không thể thiếu điện, càng không thể để phần lớn nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào thời tiết, vào giá cả các loại chất đốt, vào đối tác bán điện... trên thị trường thế giới. Tôi ủng hộ việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở nước ta.
Việc lựa chọn năng lượng nguyên tử vẫn là xu hướng chung của các nước trên thế giới, tuy rằng đây đó vấn có nhiều lo ngại về tính an toàn về kỹ thuật cũng như là các tác động đối với môi trường của các chất thải. Nhưng trước sau Việt Nam cũng phải xây dựng nhà máy điện hạt nhân, không vào những năm 2020 thì phải vào những năm 2030. Không thể lùi mãi một cách bị động được. Vấn đề ở đây là phải chọn địa điểm đặt nhà máy, chọn công nghệ sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Vấn đề cũng tương tự đối với việc xây dựng các nhà máy lọc dầu. Nước ta là nước xuất khẩu dầu thô nhưng trớ trêu thay, vẫn là một nước nhập khẩu xăng dầu đã qua chế biến. Không hiểu đến bao giờ thì số phận của các nhà máy lọc dầu của nước ta mới được định đoạt khi Chính phủ vẫn chưa quyết liệt, vẫn chưa có đường hướng rõ ràng trong tiến trình xây dựng.
Ho ten: Do Quyet Thang
Email: chienthang1997@yahoo.de
Noi dung: Tôi có vài ý kiến như sau: Thứ nhất về thủy điện, nguồn nước của nước ta 60% phụ thuộc vào nước ngoài. Thứ hai, nhiệt điện than trong tương lai còn nhiều cố gắng mới không bị ô nhiễm môi trường và một đất nước không nên phụ thuộc vào một loại hình cung cấp. Thứ ba, nhiệt điện khí đốt không phải là nguồn cung cấp vô tận. Các nguồn cung cấp khác trong vòng 50 năm nữa không thể cung cấp đủ cho nhu cầu của con người như gió, thủy triều và mặt trời. Hy vọng trong tương lai không xa, con người có thể làm chủ được nguồn ánh sáng mặt trời. Chính vì vậy, chuyện xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong thời gian tới là việc làm cần thiết và cấp bách cho nhu cầu phát triển của đất nước.
Ho ten: Chi Tam
Dia chi: Moscow
Email: chitam@online.ru
Noi dung: Tôi đã từng ở Liên Xô và Nga trên 20 năm, chứng kiến vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986 và những hậu quả nghiêm trọng của nó đối với Liên Xô cũ và Châu Âu cho tới tận bây giờ. Trong mối liên hệ đó, tôi nghĩ một đất nước dài hẹp, đông dân như Việt Nam, chỉ cần một sự cố cũng sẽ là một đại thảm họa không những cho Việt Nam mà cho cả Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương trong hàng chục năm.
Tôi không hiểu biết nhiều về ngành điện nhưng thiết nghĩ nước ta có nhiều nguồn thủy lực để tạo ra thủy điện. Việt Nam lại nằm ở vùng nhiệt đới, nắng nhiều, nhất là miền Trung và miền Nam nên có triển vọng phát triển nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió... Còn nói về một nhà máy điện nguyên tử thì quả thực tôi băn khoăn vì lý do an toàn trong khai thác, vận hành.
Một điều nữa cũng khiến tôi băn khoăn, nếu Việt Nam đi vào con đường năng lượng nguyên tử thì liệu điều đó có thể trở thành cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng để làm khó dễ như làm với Iran và Bắc Triều Tiên hay không?
Ho ten: Lê Tỷ Khánh
Dia chi: Phú Yên
Email: le_ty_khanh@hotmail.com
Noi dung: Theo tôi trong 10-20 năm nữa chúng ta chưa cần xây nhà máy điện hạt nhân. Bởi nhà máy điện hạt nhân tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khá cao, đòi hỏi trình độ hiểu biết và quản lý về lĩnh vực hạt nhân, khả năng phản ứng và xử lý khi xảy ra sự cố. Các nước trên thế giới như Nhật, Mỹ, Nga... vẫn thường xuyên xảy ra các sự cố hạt nhân và hàng năm vẫn có các nhà máy điện hạt nhân phải đóng cửa. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nguồn năng lượng mặt trời và gió rất phong phú, vào mùa hè khô hạn nhưng nắng và gió có thừa, tại sao chúng ta không biết tận dụng? Tôi thiết nghĩ điều đó nằm trong tầm tay chúng ta.
Ho ten: Trần Ngọc Thuận Minh
Email: titoedave@yahoo.com
Noi dung: Tôi không đồng ý xây dựng nhà máy điện hạt nhân bởi các lý do sau: Thứ nhất, Ninh Thuận là quê hương của tôi, do đó, tôi sẽ có cảm giác bất an nhiều hơn những người đi từ nơi khác đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đi về. Thứ hai, trong bài viết có nói đến các nước châu Á đang vận hành, đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân thế nhưng bài viết không đề cập đến các nước châu Âu đang từ bỏ việc xây dựng cũng như đang đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân vì lý do an toàn. Thứ ba là chẳng có điều gì chứng tỏ nhà máy điện hạt nhân sắp xây dựng mang tính an toàn tuyệt đối, nếu xét đến các công trình lớn của nước ta hiện nay.
Ho ten: Tran Thang
Dia chi: An Dong, An Duong, Hai Phong
Email: tranvanthang1024@vnn.vn
Noi dung: Việt Nam cần có quyết định sớm cho tương lai. Khi đất nước càng phát triển, nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên, các nguồn năng lượng thủy điện và nhiệt điện sẽ không thể đáp ứng được. Vì vậy, đất nước ta cần có nhà máy điện hạt nhân.
Ho ten: Huỳnh Thúc Ấn
Dia chi: K21/23 OIK, Da Nang
Email: huynhthucan@gmail.com
Noi dung: Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là hết sức cần thiết trong bối cảnh đất nước ta còn gặp nhiều thiếu thốn về thủy điện và nhiệt điện. Vấn đề đáng quan tâm là chúng ta phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân sinh sống quanh khu vực nhà máy điện.
Ho ten: Phạm Hồng Phong
Email: phamphong_tn@yahoo.com
Noi dung: Tôi là sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên ngành về Tự động hoá. Là một trong những người chủ nhân tương lai của đất nước, tôi rất quan tâm đến các vấn đề phát triển của đất nước. Theo tôi được biết thì nước ta mới có một lò phản ứng hạt nhân ở Đà Lạt, nhưng công suất rất thấp, chủ yếu là phục vụ cho các nghiên cứu khoa học trong ngành. Tương lai những nguồn năng lượng mới sẽ thay thế cho những nguồn năng lượng hiện tại và năng lượng hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng có tiềm năng khai thác hết sức lớn lao mà con người chúng ta mới chỉ khai thác được một phần nhỏ của nó.
Ở các nước công nghiệp phát triển việc sử dụng năng lượng hạt nhân đã khá phổ biến. Việt Nam chúng ta cũng nên đi theo xu hướng chung này. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ta vẫn còn có nhiều khó khăn và bất cập, chẳng hạn như việc tìm địa điểm đặt nhà máy, rồi tâm lý của người dân... Quả thật để có thể tìm được nguồn năng lượng thay thế trong tương lai thật là cấp thiết. Với tình trạng này, trong tương lai nước ta cũng sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng giống như Trung Quốc và các nước đang phát triển khác bây giờ.
Ho ten: Vu Cong Toan
Dia chi: 19 Ton Duc Thang, Ha Noi
Email: toanvc@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi chưa nên xây dựng nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam vì đội ngũ kỹsư của chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về điện nguyên tử.
Ho ten: Nguyễn Úy
Dia chi: USA
Email: unguyen@sunutra.com
Noi dung: Sao chúng ta không nói đến các chất thải từ nhà máy điện hạt nhân và cách xử lý nó? Đây là vấn đề quan trọng về mặt lâu dài.
Email: traiheogiong@yahoo.com
Noi dung: Rõ ràng theo tôi thì việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân rất cần thiết, nhất là trước tình hình hạn hán như lúc này điều ấy càng cấp bách hơn. Thử nghĩ xem đến một lúc nào đó tất cả các nhà máy thủy điện ngừng hoạt động vì thiếu nước thì tình hình sẽ như thế nào? Đúng là xây dựng nhà máy điện hạt nhân nguy hiểm thật. Nhưng tôi tin nguy hiểm ấy chỉ xuất phát từ yếu tố con người mà thôi. Nếu trong quá trình xây dựng không có chuyện "rút ruột công trình", trong quá trình vận hành có những chuyên gia giỏi và luôn học tập từ nước ngoài thì sẽ an toàn. Vì thế, tôi tin xây dựng nhà máy điện hạt nhân rất cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Ho ten: Dương Thanh Phuong
Dia chi: 12 Nguyễn Hoành, Vĩnh Trường, Nha Trang, Khánh Hòa
Email: dthanhphuong2000@yahoo.com
Noi dung: Tôi biết rất nhiều nước trên thế giới đã có điện hạt nhân (ĐNH), với kỹ thuật hiện đại tôi thấy ĐHN rất an toàn, có thể mọi người lo sợ xảy ra như vụ Chernobyl. Tôi nghĩ đây là tai nạn mà qua đó chúng ta có một cách đề phòng hữu hiệu. Bằng công nghệ hiện đại chúng ta có thể chế ngự được hạt nhân. Tuy chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn nhưng nhờ tính chất đặc trưng là tạo phản ứng dây chuyền tái tạo nguyên liệu nên về lâu dài ĐNH vẫn rẻ hơn.
Vấn đề con người chúng ta không phải lo, người Việt Nam cần cù chịu khó sẽ không mấy khó khăn khi học hỏi và tiếp xúc với công nghệ mới. Tôi chỉ phân vân một điều là xây dựng nhà máy ĐNH có ảnh hưởng gì tới chính trị thế giới hay không khi hạt nhân cho dân dự và quân sự lẫn lộn nhau. Đất nước chúng ta có giống như Iran hay CHDCND Triều Tiên hay không? Hy vọng với mục đích hòa bình chúng ta có thể cải thiện tình hình năng lượng hiện nay.
Ho ten: Nguyễn Hoàng Tuyên
Dia chi: K45 Kinhtế & Quản ly môi trường, DHKTQD
Email: songtrenphatamgiang1957@yahoo.com
Noi dung: Việt Nam cần phải xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Hiện nay vấn đề về năng lượng của Việt Nam rất đáng quan tâm. Không thể nào cứ đến mùa khô là cắt giảm điện vùng này để tập trung cho vùng khác được. Cùng với nhịp độ phát triển chung thì tất cả các vùng đều cần điện. Mặt khác điện nguyên tử khi xây dựng sẽ cho sản lượng cao và ít ảnh hưởng tới thiên nhiên nếu chúng ta đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn. Điều này Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.
Ho ten: Nguyen Duc Dung
Dia chi: Hai Duong
Noi dung: Tại sao trong khi các nước phát triển như Mỹ, Nga... đang hạn chế và tiến tới loại bỏ điện hạt nhân vì sự nguy hiểm lâu dài đến cuộc sống thì Việt Nam lại đi vào vết xe đổ đó trong khi các công nghệ điện sạch khác đang phát triển như năng lượng điện từ gió, mặt trời...? Mặc dù chi phí khá lớn nhưng vì tương lai của đât nước và thế hệ trẻ chúng ta nên đầu tư.
Ho ten: Nguyen Khac Viet
Dia chi: Hai Phong
Email: haiau78hp@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi, Việt Nam cần tiến hành khảo sát và lập dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ngay từ bây giờ để có thể bảo đảm nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế trong tương lai. Tuy nhiên cần hết sức chú ý đến những giải pháp an toàn của nhà máy điện hạt nhân bởi chúng ta đã từng chứng kiến nhiều thảm họa hạt nhân ở các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó chúng ta cần tìm kiếm những nguồn năng lượng khác ngoài hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ho ten: Nguyễn Công Tú́
Dia chi: Đại học Thủy lợi Hà Nội
Email: nguyencongtu712@yahoo.com
Noi dung: Với tình trạng thiếu điện trầm trọng và giá điện có xu hướng ngày càng tăng như hiện nay thì sản xuất điện hạt nhân là cần thiết. Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại mà phải tiết kiệm điện thì thật vô lý. Trong thời buổi TV, tủ lạnh, máy lạnh, đồ điện gia dụng... ngày càng nhiều, giá ngày càng rẻ, người dân có điều kiện để dùng, cải thiện đời sống thì điện là quan trọng nhất thì lại thiếu. Nếu dùng nhiều điện thì tốn tiền. Giá điện tăng sẽ kéo theo sự tăng giá của nhiều thứ khác. Do đó giải pháp điện hạt nhân là cần thiết và cần triển khai càng sớm càng tốt.
Ho ten: Trần Như Hiện
Dia chi: Lớp cơ khí ô tô A, K43, DHGTVTHN
Email: oliverkahn_gt@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi thì năng lượng điện Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng báo động. Với thực trạng tài nguyên than và hạn hán thì việc có những nhà máy điện nguyên tử ở nước ta là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Tôi mong muốn Quốc hội sớm thông qua vấn đề này để nhà máy điện hạt nhân sớm trở thành hiện thực. Đó là điều rất cần thiết cho đất nuớc.