221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1298893
Con đường mỗi lần đi qua đều không còn "nguyên vẹn"
1
Article
null
Hà Nội:
Con đường mỗi lần đi qua đều không còn 'nguyên vẹn'
,

- Dù đã đưa ra đủ cách để phòng tránh, nhưng những người đi qua con đường "tử thần" này cũng đã không ít lần “hú vía” và khó có thể còn "nguyên vẹn"...

TIN LIÊN QUAN

[video(19617)]


Con đường nhiều cảm giác

Trên đoạn đường dài tầm 2 km trên đại lộ Thăng Long, cách Trung tâm Hội nghị Quốc gia chưa đầy 100m, ở khu Mễ Trì (huyện Từ Liêm, Hà Nộ)i luôn có một màu trắng xóa của bụi bay ngút trời, gây ra không ít khó khăn cho người tham gia giao thông.

Đây là con đường mà người dân khu vực Mễ Trì, Mỹ Đình đều phải đi qua để vào trung tâm thành phố hoặc ngược lại. Tình trạng này diễn ra vào khoảng tháng 2/2010.

Mô tả ảnh.
Xe tải và xe trộn bê tông quần nát con đường suốt 24/24 giờ.

Ngoài bụi bặm nhiều đến mức người tham gia giao thông khó có thể nhìn thấy xe lưu thông đi phía trước mình đang đi cùng chiều hay ngược chiều, thì trên đoạn đường này còn tràn ngập vật liệu và phế thải xây dựng do người dân thiếu ý thức vứt bừa bãi. Đất cát, bùn xi măng đã khiến con đường trở nên lầy lội vào mỗi trận mưa, liên tục gây ra những vụ tai nạn giao thông hy hữu.

Anh Nguyễn Văn Minh (người dân Mễ Trì) thường xuyên qua đoạn đường này bức xúc nói: “Đây là con đường cửa ngõ thủ đô nhưng đúng là con đường kinh khủng. Nắng thì bụi không chịu được, trời mưa thì cực kỳ là lầy lội, đi vào con đường này lúc nào cũng có nhiều cảm giác: bụi bẩn, lầy lội nhớp nháp và cả nỗi khiếp đảm khi xe tải chạy cực nhanh”.

Chị Chu Minh Phương, nhân viên của Công ty viễn thông Viettel có trụ sở trên con đường này cho biết: Con đường luôn là nỗi ám ảnh của chị mỗi khi đi làm, dù trời nắng hay mưa vì “nắng thì bụi của đất cát bay mờ cả mắt, mưa thì sình lầy bắn đầy người”. Nên kính, khẩu trang, áo mưa, và một bộ quần áo dự phòng luôn là hành trang đi làm của chị.

Mô tả ảnh.
Cây xanh cũng "ngộp thở" vì bụi.

Làm cùng công ty với chị Phương, nhưng chị Trần Thị Duyên (nhà ở Đội Cấn) lại búc xúc cho hay: “Những hôm trời nắng, bụi cát trắng xóa không thấy đường, nên tôi vừa đi vừa bấm còi vì sợ đụng phải người đi phía trước. Còn trời mưa phải khó khăn lắm mới tránh qua được hết đống phế thải xây dựng ngổn ngang trên đường”.

Cũng cùng công ty với chị Phương và chị Duyên nhưng chị Tôn Bích Ngọc (nhà ở Cầu Thăng Long) lại lựa chọn cho mình phương án tránh bụi và bùn lầy vào những ngày trời mưa bằng cách nhờ “ông xã” chở đi làm mỗi ngày.

Ông Bùi Quang Huy, phó giám đốc một công ty viễn thông có trụ sở trên con đường này cho biết thêm: "Ngoài rác thải xây dựng, bụi cát thì các khối bê tông của một số nhà thầu đặt một cách “vô duyên” trên đường, cũng khiến cho người điều khiển xe gặp không ít khó khăn".

Chưa bàn giao thì chưa xử lý?

Tuy đưa ra đủ cách để phòng tránh bụi bặm và rác thải xây dựng, nhưng những người tham gia giao thông cũng đã không ít lần “hú vía”, vì dù phòng tránh đến mức nào đi nữa cũng khó có thể "nguyên vẹn" sau khi đi qua đoạn đường “tử thần” này.

Mô tả ảnh.
Con đường ngập ngụa vì đất phế thải đổ trộm.

Chị Chu Minh Phương cho hay: "Có hôm trời mưa to, đường thì lầy lội, dù đã cố gắng đi chậm hết mức có thể nhưng do những đống phế thải đổ ngập đường, lại phải tránh ô tô nên vừa chống chân xuống đã tôi bị trượt ngã. Hôm ấy vất vả lắm mới đến được cơ quan, và người lấm len bùn đất “còn hơn đi cày về”.

Chị Trần Thị Duyên chen ngang: “Hôm trước trời mưa to, vì tránh hai chiếc ô tô đi ngược chiều mà em đã suýt chui vào gầm ô tô. Kể từ đó, mưa là em nhờ ông xã chở đi, không thì ở nhà chứ trời mưa mà đi qua con đường đầy đất sỏi này sợ lắm”.

Mô tả ảnh.
Những khối bê tông của một số công ty chất cao chót vót, chình ình trên đường, cản trở giao thông.

Con đường này không chỉ là nỗi kinh hoàng của chị em phụ nữ mà còn là nỗi ám ảnh của nhiều nam giới. Anh Hoàng Khánh Linh, một nhân viên của công ty viễn thông đóng trên đường này nói: “Không kể gì chị em phụ nữ, bọn em là đấng mày râu mà mỗi khi đi qua con đường này cũng phải bịt kín mít. Hôm trước trời mưa to, chị cùng cơ quan nhờ em chở đi qua đoạn đường này nhưng vì tránh chiếc xe ô tô mà không may hai chị em ngã nhào xuống đống sình xây xựng người ta đổ trộm ngay trên lòng đường”.

Ông Bùi Quang Huy búc xúc nói: “Đúng là nỗi kinh hoàng cho toàn anh chị em trong công ty. Có hôm trời mưa to tôi đã phải cho các chị em nghỉ làm vì đi qua con đường đầy chất thải này đúng là một cực hình”.

Mô tả ảnh.

Xe trộn bê tông rầm rập suốt cả ngày cuốn theo đất đá, bụi rơi vãi khắp mặt đường.

Ông Huy cũng cho hay, dù đã đi kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền vì tình trạng đổ trộm phế thải nhưng chỉ nhận đường câu trả lời dửng dưng: “con đường này thuộc ban quản lý đại lộ Thăng Long, nhưng đến bây giờ vẫn chưa bàn giao nên chúng tôi không chịu trách nhiệm về tình trạng trên!”.

"Chúng tôi sẵn sàng chung tay, chi tiền cùng các cơ quan có thẩm quyền để làm sáng, sạch con đường huyết mạch của Thủ đô này, nhưng đến bây giờ mong muốn nhỏ nhoi đó vẫn chưa thực hiện được, và không biết đến bao giờ thì con đường hiện đại nhưng đầy rác thải này sẽ không còn là nỗi ám ảnh của những người tham gia giao thông" - ông Huy nói.

  • Quang Anh – Kinh Bang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,