221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1300987
Bị truy nã, viết thư gửi công an rồi treo cổ
0
Article
null
Bài 1:
Bị truy nã, viết thư gửi công an rồi treo cổ
,

- Gây ra tội ác rồi bỏ trốn, tưởng dễ dàng bắt đầu một cuộc đời mới, nhưng những ám ảnh về tội lỗi đã đeo bám đến độ có kẻ đã phải tự kết liễu đời mình.

Tự sát để giải thoát

Sau nhiều năm trốn nã vì tội giết người, những ám ảnh tội lỗi cứ mãi đeo bám khiến gã tội phạm phải tự siết cổ mình bằng một sợi dây sau khi đã để lại một lá thư dài cho vợ con. Trong lá thư đó hắn kể lại quá khứ tội lỗi của mình và muốn vợ mang lá thư đến cơ quan công an, để khi về với chín suối lòng hắn được thanh thản.

Người vợ của kẻ tội phạm đó cũng không thể ngờ rằng mình đã lấy phải một kẻ giết người trốn nã cho đến khi đọc xong lá thư tuyệt mệnh của chồng.

Đó là câu chuyện về tên Nghiêm Xuân Lung (SN 1955, ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội), kẻ đã gây ra vụ giết người và bị công an Hà Sơn Bình (cũ) bắt giữ. Lung bị truy tố vì tội giết người vào năm 1982 và phải đối mặt với án tử hình.

Ngày diễn ra phiên toà xét xử Lung, trên đường bị dẫn giải từ trại giam ra toà, Lung đã trốn thoát một cách ngoạn mục. Năm 1983, Lung bị công an Hà Sơn Bình (cũ) ra lệnh truy nã đặc biệt.

Sau khi trốn thoát, Lung bắt đầu cuộc đời chui lủi, mai danh ẩn tích. Hắn gặp và yêu một cô gái hiền lành, rồi nên duyên vợ chồng. Lấy vợ và có con, nhưng Lung không kể nhiều về quá khứ của mình cho vợ con. Và mỗi lần vợ hắn thắc mắc về những quãng thời gian trong quá khứ của hắn mà chị vợ chưa từng được biết, thì hắn lại lôi vợ ra đánh cho một trận tơi bời.

Sau những trận đòn như vậy, người vợ cũng không còn dám hỏi han gì về quá khứ của chồng, chỉ biết rằng, thỉnh thoảng chồng lại ngồi ngây ra một mình như kẻ mất hồn. Nhưng dù có mơ, chị cũng không thể hình dung nổi mình đã lấy phải một kẻ giết người, đang bị công ăn săn lùng với cái lệnh truy nã đặc biệt.

Vào một ngày cuối tháng 4/2009, một người phụ nữ đầu còn mang khăn tang tìm đến trụ sở công an tỉnh Quảng Ninh, tay cầm theo một lá thư tuyệt mệnh của chồng. Trong lá thư đó, chồng chị ta trình bầy rõ hắn là Nghiêm Xuân Lung, đã từng gây ra tội ác trong quá khứ, rồi trốn thoát như thế nào. Lời cuối cùng hắn để lại trước khi đi sang thế giới bên kia, hắn muốn trình báo với cơ quan công an để lòng được thảnh thơi...

Vào ngày 21/4/2009, tại nhà riêng ở Quảng Ninh, sau những năm tháng phải sống trong sự ám ảnh về tội lỗi, Lung đã treo cổ tự tử. Hắn để lại một lá thư dài, trong đó vẽ lại quá khứ tội lỗi của mình và dặn vợ khi thấy xác hắn thì hãy mang bức thư đến cơ quan công an. Có làm như vậy thì linh hồn hắn mới được siêu thoát. Có lẽ kẻ giết người đã không đủ can đảm để ra đầu thú, mà hắn đã chọn cách đầu thú của riêng mình.

Đến ngày 3/9/2009, cơ quan công an đã có quyết định đình nã đối với Nghiêm Xuân Lung. Câu chuyện về tên tội phạm này khiến Trung tá Nguyễn Xuân Kỷ, cán bộ Đội 10 – PC45 Công an Hà Nội phải thốt lên: "Hắn tự tử rồi ra "đầu thú" theo cách riêng của mình có lẽ là do không thể chịu nổi kiếp sống gian dối với cả chính những người thân yêu nhất của mình, rồi thêm nữa là những ám ảnh tội lỗi luôn đeo bám".

20 năm chui lủi

Kể về những tên tội phạm trốn nã, Trung tá Nguyễn Xuân Kỷ không thể không nhắc đến tên Bùi Văn Đường (SN 1963, ở huyện Nho Quan, Ninh Bình). Cái tên đó ám ảnh anh trong suốt 20 năm theo nghề. Năm 1988, khi anh Kỷ mới tốt nghiệp ra trường và được nhận vào làm tại Công an Hà Sơn Bình (cũ) cũng là năm mà Đường gây án.

Anh kỷ nhớ như in ngày 2/7/1988 xảy ra vụ án giết người, các anh em trong đơn vị được giao nhiệm vụ đi truy bắt đối tượng. Khi đó, dù nóng lòng tham gia, nhưng là "lính mới" nên anh Kỷ chỉ có thể háo hức nhìn đồng đội đi truy bắt tên Đường.

Tên Bùi Văn Đường. Ảnh do cơ quan công an cung cấp.
Tên Bùi Văn Đường. Ảnh do cơ quan công an cung cấp.


Ngày đó, tại nông trường 2/9, thuộc Yên Thủy, Hà Sơn Bình (cũ), Đường đã cùng đồng bọn xông vào nhà bắn chết một nạn nhân, cướp đi chiếc xe đạp, phích nước và vỏ chăn hình con công. Kẻ cầm đầu tên là Hoàng Văn Đông cùng bốn đối tượng khác khi đó bị bắt giữ và đưa ra xét xử, nhưng riêng Đường thì trốn thóat.

Sau một thời gian công tác, anh Kỷ đã được cấp trên giao nhiệm vụ bắt nã và mục tiêu là tên Đường. Dù anh đã cố công nhiều năm, nhưng tên Đường vẫn bặt vô âm tín. Không chịu thua, anh Kỷ cố lục lại hồ sơ và phát hiện trong lệnh truy nã tên Đường, có một chi tiết ghi sai, khiến hướng tầm nã của anh bị lạc.

Khi đã tìm ra được mấu chốt khiến nhiều năm dòng không thể tìm ra tên Đường, anh Kỷ lại lên đường đi truy bắt tên tội phạm.

Về phía tên Đường, sau khi cao chạy xa bay, hắn chọn xã Tân Lập, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai để mai danh ẩn tích. Không ai biết rõ về gốc tích của một kẻ ít lời như hắn. Lấy được cô vợ là y sỹ khá xinh đẹp, cuộc sống gia đình hạnh phúc với hai co con gái nhưng lúc nào người ta cũng thấy Đường ủ rũ, sầu thảm.

Theo lời anh Kỷ, mới 48 tuổi nhưng trông Đường như một ông già hom hem, hình dáng của hắn so với cái ảnh mà anh nhận được cách đó ngót 20 năm đổi thay rất nhiều. Thấy bóng công an, Đường không có vẻ gì là hoảng hốt, hắn chỉ "xin được nói vài lời với vợ con, còn việc các anh bắt là đúng". Và lúc đó vợ của Đường mới ngã ngửa ra khi biết tòan bộ sự thật về người đàn ông mình đã nhiều năm chung sống. Vợ hắn đã khóc lóc thảm thiết trước sự thật phũ phàng.

20 năm trốn nã là 20 năm Đường thay tên đổi họ và phải sống trong nỗi day dứt khi lúc nào cũng phải lo lắng che giấu tội lỗi của mình. Có những lúc nhìn thấy bóng công an từ xa là hắn chạy thục mạng, không cần biết gì nữa...Chính vì vậy, việc bị bắt cũng làm cho hắn thanh thản phần nào.

  • N.T

    (còn nữa)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,