,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
631010
Nhà văn hành nghề hoạ sĩ: "1 ông 2 bà"!
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Nhà văn hành nghề hoạ sĩ: '1 ông 2 bà'!

Cập nhật lúc 11:40, Thứ Ba, 10/05/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - NV Hoàng Minh Tường, NT Nguyễn Quang Thiều, NV Đoàn Lê, NT Trần Nhương, NT Đỗ Minh Tuấn đã có cuộc giao lưu với độc giả VietNamNet.

Từ phải qua trái: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều; Nhà văn Hoàng Minh Tường; Đạo diễn, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn; Nhà văn Đoàn Lê; Nhà thơ Trần Nhương.

Soạn: AM 384737 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhà văn Đoàn Lê
 
Họ là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trên văn đàn, "ẵm" nhiều giải thưởng văn chương quốc gia đột nhiên cùng nhau mở một... triển lãm tranh tại địa điểm rất sang trọng: Bảo tàng Mỹ thuật Việ Nam. Hỏi ra mới biết, ngoài cái tài cầm bút họ còn cầm cọ khá vững và mục đích của cuộc triển lãm bán tranh tại chỗ này cũng rất nhân văn, rất thời sự: Một phần tiền bán tranh sẽ dành để ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam. 

Nữ nhà văn Đoàn Lê từng làm xôn xao một thời với cuốn tiểu thuyết Nghĩa địa xóm chùa, chị cũng chính là tác giả kịch bản Làng vũ đại ngày ấy, chuyển thể từ truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao. Nhưng phải đến tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại (Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1989) chị mới thực sự được độc giả đánh giá cao. Tranh của chị giàu nữ tính, dịu dàng và tinh tế dường như để bù lại những nhân vật có cá tính sắc nét, mạnh mẽ trong tiểu thuyết, trong phim mà chị từng khắc hoạ. Có thể nhận thấy điều này qua gam màu sáng và trong, cảnh vật mong manh như mơ ước đầu đời của các thiếu nữ tuổi hoa qua Em làm người đàn bà xa lạ, Góc quên

Soạn: AM 384745 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhà thơ Trần Nhương

Khác với Đoàn Lê, tranh của Trần Nhương có chút gì đó trầm lắng, chiêm nghiệm suy tư về số phận con người trong cõi thế phù du. Mặc dù  đề tài của anh rất phong phú (phong cảnh, tĩnh vật, nude) nhưng những bức tranh thực sự gây ấn tượng mạnh lại  thể hiện sự trải nghiệm về chiến tranh như: Hậu quả chiến tranh, Những cô gái ở rừng… Anh đã từng có hai triển lãm riêng vào năm 1998 và 2003 (Nhà thơ vẽ và Thi hứng). "Văn chương dằn vặt mình từng câu chữ, còn vẽ thì như sang một chân trời khác. Rất sảng khoái và thảnh thơi", anh tâm sự.

Soạn: AM 384739 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhà văn Hoàng Minh Tường

Nhà văn Hoàng Minh Tường từng in tiểu thuyết từ năm 1979 (tiểu thuyết Đồng Chiêm - NXB Thanh Niên). Song, cuốn khiến anh "lật đật" nhất và cũng "vinh quang" nhất là tiểu thuyết Gia phả của đất. Với lối viết thẳng thắn, trung thực về đề tài nông thôn, dòng họ cũng như cơ chế bao cấp Gia phả của đất có lúc tưởng như không bao giờ đến tay bạn đọc nữa. Nhưng với cái nhìn mới, cuốn tiểu thuyết đã được "sống" lại vào năm 1996, một năm sau (1997) anh được giải thưởng Hội NVVN. Năm 2001, anh bắt đầu cầm cọ vẽ và  học hình khối, mầu sắc, bố cục hoàn toàn từ việc xem tranh người khác. Tranh của anh hòa sắc đơn giản, ngộ nghĩnh, anh thích miêu tả vẻ đẹp khỏe khoắn, mộc mạc của các nàng thôn nữ, đặc biệt phải kể đến serie "Chí Phèo - Thị Nở".

Soạn: AM 384741 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đạo diễn, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn

Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn đã từng giật giải nhất cuộc thi thơ do tuần báo Văn Nghệ tổ chức năm 1989 và có nhiều bài viết gây tranh luận mang tính học thuật trong làng văn.  Anh cũng rất thành công trong lĩnh vực điện ảnh, những bộ phim anh làm đạo diễn đã đem lại một cái nhìn mới lạ cho người xem  như: Vua bãi rác, Ký ức Điện Biên, Người đàn bà nghịch cát, Ngọn đèn trong mơ... Năm 1993, anh mở triển lãm tranh cá nhân mang tên "Cái nhìn âm bản" tại Hà Nội và Paris. Tranh của anh hiện đại, cá tính với hai gam mầu chủ đạo đen - đỏ. Anh thường dùng chất liệu bột màu và cắt dán giấy, anh vẽ rất nhiều gà, vì "trong tưởng tượng của tôi con gà là hình ảnh rất gần với sự sum vầy, ấm áp của gia đình".

Soạn: AM 384743 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Phần đặc biệt trong triển lãm của các nhà văn có lẽ là những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. 15 bức sơn dầu khổ lớn của anh khiến người xem phải "rùng mình": Cậu bé làng chùa, Đoản ca mùa hạ... Nếu ai đó đã từng đọc thơ anh trong các tập: Sự mất ngủ của lửa (Giải thưởng Hội NVVN năm 1995); Những người đàn bà gánh nước sông; Ngôi nhà tuổi 17...thì sẽ không ngạc nhiên khi thấy những nét rạch trên toan dứt khoát, các mảng mầu hoặc nóng khốc liệt, hoặc trầm lạnh mở ra nhiều chiều kích không gian. Nhà thơ xứ Đoài này lập một kỷ lục hiếm gặp: ngay trong buổi chiều khai mạc, đã có tới 14/15 bức treo triển lãm được "đính nơ" (dấu hiệu của bức tranh được đặt mua) và cho đến thời điểm này đã có bức bán được với giá "ngất ngư" 2000 USD.

Thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong phạm vi "nhà văn" thì tuy 5 tác giả, 5 phong cách, 5 số phận nhưng họ có chung một niềm đam mê cọ vẽ. It nhất phòng tranh này cũng đã đem đến cho công chúng một cái nhìn nhận khác:sự lao động miệt mài đối với nghệ thuật.

Dưới đây là nội dung cuộc giao lưu:

Nguyễn Trung Hiếu - Nam 23 tuổi - Khâm Thiên - Hà Nội:
Em đã từng đọc "Sự mất ngủ của lửa" và rất thích, nhưng lâu rồi không thấy nhà thơ Nguyễn Quang Thiều xuất hiện qua những bài thơ mới. Tại sao vậy? Phải chăng hiện nay nhà thơ có nhiều việc quá như vẽ tranh chẳng hạn? Giữa vẽ tranh và làm thơ, công việc sáng tạo nào khiến nhà thơ có cảm hứng nhiều hơn? Xin cám ơn!
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Sau tập thơ Sự mất ngủ của lửa, tôi đã xuất bản nhiều tập thơ khác ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Về thơ, tôi đã có: Những người đàn bà gánh nước sông, Nhịp điệu châu thổ mới, Những người lính của làng, Bài ca những con chim đêm...Về văn xuôi, tôi có nhiều tập truyện ngắn.

Vẽ tranh, làm thơ, viết kịch bản phim, câu cá, đi ăn thịt chó... đều mang lại cho tôi một hạnh phúc. Tôi không định làm họa sỹ, bởi tôi nghiệm ra rằng những gì mình định đều... không làm được! Tôi vẽ vì yêu màu và muốn nhìn thấy những giấc mơ của mình hiện lên trong một tinh thần khác.

Nguyễn Thanh Hiền - Nữ 34 tuổi - 80 Trần Nguyên Hãn, HP:
Anh Tuấn từng thú nhận: "Khi làm phim thấy mình phải vật lộn với rất nhiều khó khăn mà sự quyết định ở ngoài mình: phương tiện kỹ thuật, tiền, diễn viên... Vẽ thì khác. Đó là khoảnh khắc thư giãn, giải tỏa những ẩn ức, là được sống lại với con người trẻ thơ trong mình. Vẽ là trò chơi để lấy lại sinh lực cho tâm hồn...'''', tôi muốn hỏi anh chẳng nhẽ chỉ khi vẽ anh mới được sống lại với ''''con người trẻ thơ trong mình'''' hay sao?

Vườn xuân: Đỗ Minh Tuấn

Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Vẽ là vương quốc tự do tuyệt đối. Tôi muốn vẽ lúc nào thì vẽ, tôi muốn vẽ gì là tuỳ tôi. Không có kế hoạch cho những thôi thúc vô cớ. Không có kiểm duyệt, chỉ có những góp ý chân tình của vợ con và bè bạn. Nhưng như thế không có nghĩa là chỉ có hội hoạ mới cho phép tôi sống với chính với con người trẻ thơ trong mình. Còn có những thời khắc khác khi sống với gia đình, chơi với con... Nhưng sáng tạo nghệ thuật thì quả thực hội hoạ là vườn trẻ riêng của tôi.

Madame Bovary - Nữ 32 tuổi - French:
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều phát hiện ''tài vẽ'' của mình từ khi nào? Xem ra anh là người đa tài, chắc là nhiều cô ''mê'' lắm????
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Tôi chính thức cầm cọ vẽ cách đây 6 tháng vì có một người bạn họa sỹ gửi màu và toan tại nhà tôi. Trong lúc không biết làm gì thì... tôi vẽ! Tôi không phải là người đa tài, tôi chỉ là người có quá nhiều ham mê. Điều đó đôi lúc thật nguy hiểm với đời sống thường nhật. Không như chị nghĩ, có quá ít những người phụ nữ mê tôi. Có lẽ phải nói ngược lại là tôi mới là người đam mê phụ nữ. Tôi xin đọc một bài thơ của nhà thơ Trần Ninh Hồ để nói một điều gì đó về tôi:

Bao nhiêu người đẹp tôi đâu biết

Người đẹp bao người không biết tôi

Tôi đi trong cõi vô tình ấy

Trời bỗng nhòa sương, mắt bỗng nhòe.

Mai Văn Thương - Nam 22 tuổi - Mai Động - Hà Nội:
Nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn: Nhiều người cho rằng khi ta bỏ công việc này để đến với một công việc khác nghĩa là ta đã không còn làm nổi công việc cũ nữa. Với ông, điều này có đúng không? Khi không còn làm được thơ mới quay sang vẽ?
Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Không đúng vì hiện nay lúc nào tôi cũng có thể đồng thời sáng tác điện ảnh, văn học, sân khấu, hội hoạ. Nghề chính của tôi là điện ảnh, các công việc khác chỉ là tay trái, chỉ là thư giãn. Khi bạn nghỉ ngơi, nấu cơm giúp vợ hoặc chơi bóng với con thì đâu có nghĩa là bạn không còn khả năng làm việc ở cơ quan? Nói cách khác, với tôi điện ảnh là nghề, thơ là định mệnh, hội hoạ là niềm vui bất tận của trò chơi trong vương quốc tràn ngập tự do và im lặng. Thơ theo suốt tôi trong mọi lúc, trong cả điện ảnh và hội hoạ. Bạn thấy có ổn không?

Nguyễn Thanh Hiền - Nữ 34 tuổi - 80 Trần Nguyên Hãn, HP:
Tôi không đọc được nhiều lắm, nhưng những tác phẩm văn học hiện tại của Việt Nam đa phần đều buồn, u uất, không định hướng...  Đó có phải là tâm trạng chung của các nhà văn đương thời hay là của tuổi trẻ VN? Có thể phần nào lý giải tâm trạng đó được không anh Minh Tường?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Chào bạn Thanh Hiền! Tôi là người rất hâm mộ các độc giả Hải Phòng. Cuốn tiểu thuyết của tôi được đăng tải trên báo Hải Phòng là cuốn "Thuỷ hoả đạo tặc" không biết Hiền đã đọc chưa? Đây là một cuốn sách có phần buồn như Hiền nghĩ. Nhưng thực ra là một giai đoạn đã qua.

Cái buồn u uất trong tác phẩm phản ánh một thời những người nông dân tìm cách tháo gỡ để thoát khỏi tình trạng mà các HTX nông nghiệp từng gặp phải. Ví dụ như vụ khoán sản phẩm ở Đồ Sơn những năm 1980. Nhưng âm hưởng chủ đạo của các tiểu thuyết có ấn tượng trong những năm qua không quá bi quan như Hiền nghĩ.

Rất nhiều tác phẩm đề cập đến cuộc sống đương đại với những biến động trong đó có nhiều niềm vui nữa. Bạn hãy tìm đọc tiểu thuyết "Ngư phủ" của tôi vừa xuất bản viết về vùng biển với những người đánh cá đang thay đổi cách nghĩ cách làm để làm chủ cuộc sống. Đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết đề cập đến nhiều mối tình đậm chất biển cả mà chắc Hiền và các bạn ở vùng biển Hải Phòng sẽ tìm thấy bóng dáng của mình trong đấy. Nếu bạn không tìm thấy sách bán ở HP, xin gọi về số điện thoại 0912043660. Tác giả sẽ đề nghị NXB gửi tặng.

Phạm Thị Thuỷ - Nữ 24 tuổi - TP.HCM:
 ''Hai người đàn bà xóm trại'', ''Mùa hoa cải bên sông'' và một số bài viết trên tờ ANTG cuối tháng có phải là những sáng tác của chú N.Q.Thiều không ạ? Làm thế nào để biến những cảm xúc và quan sát của mình, giống hệt như những gì chú đã viết trong các tác phẩm đó, thành cái để mọi người đều có thể đọc, giống như chú? Tâm trạng và không gian của truyện ''Hai người đàn bà xóm trại'' ám ảnh cháu, sự khắc khoải, nỗi buồn của hai người phụ nữ sạch sẽ và trong sáng, và không gợi cảm giác cô đơn, vì họ sống cách biệt mọi người. Sao ở đây người ta không gọi chú là nhà văn? Hay cháu nhầm?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Tất cả những tác phẩm trên mà bạn đề cập đến đều là những tác phẩm của tôi. Tôi rất xúc động và cám ơn vì bạn đã đọc của tôi rất nhiều và có thể nói rằng bạn là người đã hiểu và chia sẻ với tôi. Những câu chuyện, những bài báo hay bất kì cái gì tôi viết đều là tôi ở phía này hoặc phía kia. Người ta không gọi tôi là nhà văn vì tôi trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam là do những tập thơ của tôi.  

Phuc An - Nam 24 tuổi - Hà Nội:
Thưa nhà thơ Đỗ Minh Tuấn, xin chúc mừng chú với những thành công mới. Chú đã rất thanh công trong văn học và điện ảnh sao chú không tập trung vào hai lĩnh vực đó mà lại lao vào vẽ, chú có nghĩ mình tham lam ôm đồm quá hay không?
Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Thế cháu không cho chú nghỉ ngơi sao? Một ngày chú dành tới 12 tiếng cho điện ảnh, 18 năm qua chú đã làm hơn 20 bộ phim, số phim chú làm hơn rất nhiều đồng nghiệp khác. Vậy chú không có quyền dành thêm 2 tiếng trong quỹ thời gian của chú để vẽ và viết ư? Các đồng nghiệp của chú nhiều người mỗi ngày chỉ dành vài tiếng cho điện ảnh, lúc rõi rãi thì họ chơi tá lả hoặc đánh tennis. Khổ thân chú không biết chơi mấy thứ đó cũng chẳng được họp hành trong tổ chức nào vậy mà cháu còn bắt chú dành 24/24h cho điện ảnh. Bộ đội cũng còn có lúc nghỉ ngơi nữa là nghệ sĩ, phải không cháu?

Vũ Tuấn Việt - Nam 38 tuổi - Quận 4, TP.HCM:
Nghe đồn rằng triển lãm ''nhà văn vẽ'' được công chúng giới văn chương, mỹ thuật, báo chí kéo đến xem đông nghịt ngay sau ngày ra mắt. Có tò mò, hồ nghi. Không biết cá nhân anh "đùa với hội họa" như thế nào?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Chào bạn Vũ Tuấn Việt! Rất tiếc rằng bạn không có mặt ở HN để chúng tôi được tiếp bạn tại phòng tranh "Nhà văn vẽ". Đây không phải là một cuộc đùa chơi với hội hoạ mà là một lao động nghiêm túc và đầy hứng thú của các nhà văn, nhà thơ chúng tôi. Chúng tôi yêu văn chương, nhưng lại muốn yêu cả hội hoạ, như những anh chàng tham lam muốn yêu rất nhiều phụ nữ. Bởi họ đều là những kiệt tác của Thượng Đế. Phòng tranh sẽ mở cửa đến ngày 12/5, bạn hãy đáp máy bay ra đi, chúng tôi sẽ bán tranh cho bạn để trừ tiền vé máy bay! 

Nguyen Duyen - Nữ 24 tuổi - Thanh Xuan-Ha Noi:
Xin hoi nha tho Nguyen Quang Thieu. Em thay moi nguoi noi rang anh...nguong khi thay tranh cua minh ban chay. Anh khong nhan thay minh cung co tai sao?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Quả thật tôi có ngượng thật. Tôi vẽ không phải để bán tranh và càng không bao giờ nghĩ trở thành một họa sỹ vì điều đó vô cùng khó khăn. Tôi đã làm thơ hơn 20 năm và đến bây giờ nhiều lúc tôi nghĩ tôi không biết làm thơ như thế nào. Thậm chí, bây giờ câu hỏi "Tôi là ai" có lẽ tôi phải nghĩ rất lâu mới mù mờ biết rằng tôi là ai mà chưa chắc đã chính xác!

Câu trả lời khó khăn nhất cho mỗi con người trên thế gian này là "Ta là ai?". Tôi cũng nhận thấy mình có một chút năng khiếu viết thơ, làm văn hay là vẽ nhưng thiên tài là người có 1% năng khiếu cộng với 99% lao động. Nhưng tôi hiện nay có 1% năng khiếu và mới chỉ có 2% lao động mà thôi.

Chu Minh Hoa - Nữ 23 tuổi - Khương Thịnh - Hà Nội:
Gửi nhà văn Hoàng Minh Tường: Thật tuyệt vì em vô tình có mặt tại triển lãm tranh của 5 nhà văn. Khi xem tranh của anh, em không hiểu vì sao anh lại vẽ Thị Nở rất xinh đẹp, trong khi thực tế lại không phải như vậy. Tại sao thế?
 Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Tôi nghĩ rằng đã gặp Hoa trong triển lãm vừa rồi, một cô gái xinh đẹp đúng như tôi nghĩ. Nhà thơ người Dao Bàn Tài Đoàn đã từng viết: "Con gái thời nay không sợ ế. Cây cong khối kẻ lấy rào vườn". Tôi nghĩ trên đời không có cô gái nào xấu, ngay cả Thị Nở. Trong suy nghĩ của tôi, Thị Nở còn đẹp hơn cả những bức tranh tôi vẽ, một Thị Nở với bát cháo hành thì tâm hồn chắc phải đẹp và tại sao chúng ta lại cứ nghĩ rằng gương mặt của nàng phải xấu nhỉ?

Tú Anh - Nữ 26 tuổi - 124 Minh Khai, Hà Nội:
Chào anh Thiều, hội hoạ đem lại gì cho anh? Trong khi vẽ, cảm giác của anh như thế nào có giống sáng tác thơ, truyện không?
 Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Tất cả đều mang lại cho tôi cảm giác và hạnh phúc như nhau. 10 tuổi, tôi đã thổi sáo trong đội bát âm (đội kèn đám ma) của làng và tôi cũng đã thổi sáo say đắm như vậy. Tôi đã từng trả lời bạn bè tôi có quá nhiều đam mê. Thực tế cho thấy, nếu ai có quá nhiều đam mê thì kẻ đó thường gặp nhiều tai hoạ.

Tran Vuong - Nam 54 tuổi - Ha Noi:
Chào nhà thơ - đạo diễn Đỗ Minh Tuấn! Năm 1994 trong dịp sang Paris công tác tôi có đến xem triển lãm tranh của anh tại 24 rue D'' E''cole và được đọc lời giới thiệu rất hay của nhà thơ Dương Tường, gọi anh là " Kẻ bị bỏ bùa bởi cái đẹp". Xin nhà thơ cho biết cái gì đưa anh đến hội hoạ, phải chăng anh " bị bỏ bùa ??? Anh vẽ có giống anh viết văn và làm phim không ?Anh có bị chía sẻ thời gian khi lao vào hội họa không? Anh bán được nhiều tranh không, đợt triển lãm ấy bán được bao nhiêu bức? Bức tranh anh bán đuơc cao nhất là bao nhiêu? Anh có đự định trở lại Paris triển lãm nữa không?
Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Cám ơn anh đã quan tâm đến xem triển lãm của tôi. Đúng là tôi vẽ vì bị bỏ bùa, đúng hơn là bị nhập đồng. Mỗi cơn nhập đồng có thể ám ta hàng năm nhưng có thể hàng chục năm nó không xuất hiện. Vì thế, từ năm 1994 đến nay thỉnh thoảng tôi mới vẽ và đến bây giờ mới triển lãm trở lại.

Tôi vẽ trở lại nhiều nhất là từ năm 2003, trong thời gian chờ duyệt kinh phí làm phim "Ký ức Điện Biên". Tôi đã định tổ chức một triển lãm cá nhân "Vẽ trong lúc đợi chờ" với một thông điệp rằng "Thời gian và sinh lực của ta đã lãng phí rất nhiều cho cơ chế hiện nay, nếu không có nghệ thuật cứu vớt lại khoảng thời gian hoài phí đó thì nó cũng sẽ là một kiểu sống mòn thôi. Mặc dù thiên hạ nghĩ rằng ta đang tập trung vào một nghề nào đó".

Tôi vẽ hoàn toàn khác với khi tôi viết văn và làm phim. Vẽ tự do hơn, hồn nhiên hơn, vô thức hơn và hầu như không có gì dính líu tới tư tưởng, trách nhiệm, giằng xé... vốn rất nhiều trong thơ ca và điện ảnh. Nghĩa là với tôi vẽ là một trò chơi, thỉnh thoảng cũng bán được tiền, thậm chí một bức tranh vẽ một ngày có thể thu tiền bằng ba lần nhuận bút phim "Vua bãi rác làm" làm trong 2 năm. Bức tranh tôi bán cao nhất là 2.700 USD. Tôi cũng có ý định trở lại Paris và tới một số nước để triển lãm khi triển khai các dự án làm phim với nước ngoài.

Vương Xuân Chí - Nam 34 tuổi - tp HCM:
Ngoài văn, thơ...là nghề chính, hội hoạ là thứ để giải trí chơi hay để kiếm thêm thu nhập vậy anh Đỗ Minh Tuấn ?
Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Câu hỏi của bạn tôi đã trả lời ở trên. Xin bạn vui lòng xem lại.

Madame Bovary - Nữ 32 tuổi - French:
Có tin nói rằng, hiện giờ, lại có cả mode nhà nhà vẽ, người người vẽ, rồi đựơc tuyên truyền lên thông tin đại chúng. Các tác giả ở đây nghĩ gì về điều naỳ? (VD: một số ca sĩ, diễn viên cầm cọ, và được báo chí tung hê rất nhiều!).
Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Chào Madame Bovary. Thực ra tin đồn của bạn cần được kiểm tra lại, sự thật là phòng tranh "Nhà văn vẽ" là một hoạt động của các nhà văn Việt Nam lần đầu tiên được công chúng biết đến.

Nhà văn hay nhạc sĩ, ca sĩ có thêm ý thích vẽ tranh là chuyện rất bình thường. Nhà thơ, nhạc sĩ Văn Cao, một người rất nổi tiếng cũng đồng thời là một hoạ sĩ trong giới nhà văn Việt Nam. Ngoài các tác giả phòng tranh "Nhà văn vẽ" còn có hàng chục nhà văn, nhà thơ khác cũng có tranh nhưng chưa có dịp triển lãm.

Có một câu nói khá quen thuộc: Anh có ẩn ức gì, khát vọng gì thì hãy bộc lộ mình. Chúng tôi coi hội hoạ như một thổ lộ, một ký gửi dưới dạng mầu sắc, đường nét và rất muốn được chia sẻ.

Hoàng Kim Thoa - Nữ 19 tuổi - Cầu Giấy - Hà Nội:
Vì là sinh viên Trường MTCN nên em rất quan tâm đến triển lãm tranh của các nhà văn. Thực ra, em rất bất ngờ, không nghĩ các nhà văn có thể đa tài đến thế. Em thích nhất tranh của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, lại được đọc một bài thơ của anh trong lúc xem tranh, nội dung nói về một con vịt bị cắt tiết nhưng vẫn khát khao sống, khát khao sinh tồn. Đọc xong em rất sợ, liên tưởng đến tranh của anh em cảm thấy như tranh chính để minh họa cho thơ. Anh có tiếp tục vẽ nữa không? Nhà anh có xưởng vẽ riêng chứ? Trước đó anh có qua trường lớp nào không? Trong lúc vẽ anh thường nghĩ đến điều gì, có giống trong khi làm thơ không? Xin cám ơn anh!
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Khi vẽ và khi làm thơ, tôi đều mang một tâm trạng giống nhau. Khi tôi nói về các món ăn ở vùng sông Đáy say mê đến mức tất cả những món ăn đó trở thành như món ăn của Chúa Trời. Mọi điều có trên thế gian này mà chúng ta nhìn thấy đều kỳ vĩ và lộng lẫy. Chính điều đó làm cho tôi luôn luôn cảm thấy tuyệt vọng khi không biết dùng hình thức nghệ thuật nào để bày tỏ tình yêu của tôi với thế giới.

Tôi vẽ ở nhà, có lẽ đấy như một phòng vẽ của tôi. Tôi chưa được học vẽ bao giờ. Có lẽ những bức tranh tôi đã vẽ và sẽ vẽ đang nằm trong đầu tôi và tôi có một nghĩa vụ đặt nó trên một tấm toan hay một tờ giấy. Khi vẽ và làm thơ tôi thấy có một điều khác nhau: Ngôn ngữ trong thơ đôi khi như là của chính bản thân tôi còn màu sắc thuộc về thiên nhiên vốn có. Bởi thế, tôi thấy hạnh phúc và thanh thản hơn khi vẽ. Còn làm thơ, nhiều lúc mệt mỏi hơn.

Vu Viet Anh - Nam 32 tuổi - Cau Giay, Ha Noi:
Chào nhà thơ Trần Nhương, tôi đọc trên một tờ báo thấy anh tâm sự: "Văn chương dằn vặt mình từng câu chữ, còn vẽ thì như sang một chân trời khác. Rất sảng khoái và thảnh thơi", xin anh giải thích rõ cụ thể ''chân trời khác'' là những cái gì?
Nhà thơ Trần Nhương: - Bạn Việt Anh thân mến ạ, ''Chân trời khác'' có nghĩa là: Tôi đang ăn cơm và bây giờ là... ăn phở!  Khi viết văn thì nhà văn phải đối diện với từng trang giấy, dằn vặt với từng con chữ và hình như ở phía sau gáy mình vẫn nhìn trộm xem mình viết những gì. Còn khi vẽ thì thoải mái, tung tẩy với màu sắc và hình khối. Bạn đã xem tranh của tôi chưa? Đấy chính là phút giải tỏa những bức xúc mà văn chương chưa nói được.

Khoáng Lúng - Nam 30 tuổi - Ngọc Khánh- Ba Đình-Hà Nội:
Xin được đặt câu hỏi với nhà văn Hoàng Minh Tường: Được biết ông đã từng công tác ở ngành thủy sản gần 5 năm, trong thời gian này ông cũng có 1 tác phẩm văn học lấy âm huởng từ ngành thủy sản đó là cuốn tiểu thuyết Ngư Phủ. Vậy trong lĩnh vực hội hoạ, ông có nhiều tác phẩm mà chất liệu được xây dựng qua thời gian công tác ở ngành thủy sản không? Và ngành thủy sản có để lại dấu ấn gì trong các tác phẩm hội họa của ông?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Chào bạn Khoáng Lúng! Có một bức tranh biển mô tả một người thiếu nữ cô đơn trên bãi cát. Đó là phần biển hiếm hoi, nhưng theo nhiều người nói đó là một điểm nhấn trong mảng tranh của tôi. Tôi cũng có thêm một vài bức vẽ về biển nữa nhưng chưa tiện trưng bày tại triển lãm. Ngành thuỷ sản và biển với tôi luôn là một góc nhớ không thể quên được. Tiểu thuyết "Ngư phủ" đã nói lên điều đó và tôi sẽ về biển và những người ngư dân của chúng ta. Rất cảm ơn bạn.

Phạm Thị Thuỷ - Nữ 24 tuổi - TP.HCM:
Nhân buổi giao lưu, xin được gửi tới nhà văn lời chúc sức khoẻ và lòng nguỡng mộ công việc mà anh đang làm. Xin hỏi ý kiến của anh về nền văn chương của nước ta, tại sao chúng ta không có những nhà văn và các tác phẩm được thế giới biết đến, như Nhật bản hay Trung Quốc chẳng hạn? Những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Có lời khuyên nào mà theo nhà văn, là sâu sắc nhất, cho những nguời đang có ý định bắt đầu vào việc viết?
Nhà văn Hoàng MInh Tường: - Chào bạn Thuỷ. Câu hỏi của bạn khó như công việc sáng tác của các nhà văn vậy. Đây là một câu hỏi mà tại Đại hội NVVN vừa qua rất nhiều bạn đọc đều muốn được giải đáp. Câu hỏi này tôi xin gửi đến BCH Hội nhà văn khoá 7 và những người lãnh đạo văn nghệ nước ta. 

Nguyễn Vũ Khánh Linh - Nữ 29 tuổi - Gia Lâm - Hà Nội:
Tôi có bi quan không khi thẳng thừng nói rằng, đã từ rất lâu người đọc không còn tìm được những tác phẩm văn học phản ánh đúng nhịp sống xã hội. Không hề xuất hiện những nhân vật điển hình về nhân cách, tư tưởng và lối sống để cho lớp trẻ coi là thần tượng, là mục tiêu phấn đấu. Phải chăng xã hội ta hiện nay không có những người như vậy, hay vì các nhà văn quá kém không viết nổi? Các nhà văn sợ bị trù dập, hay ngòi bút không đủ sắc? (Xin nhà văn Đoàn Lê trả lời giúp tôi câu hỏi này!)
 Nhà văn Đoàn Lê: - Bạn hơi bị bi quan quá đấy?! Hãy cứ đọc kỹ sẽ thấy đâu đó những phần đời được mô tả rất đặc sắc. Rất nhiều các nhà văn đang đóng góp với nền văn học nước nhà, những tác phẩm đáng kể. Có thể nó chưa nổi trội trong hàng nghìn những đầu sách xuất bản hàng tháng, bị chìm ngập trong hàng nghìn những bìa sách bày ra trên các quầy bán sách. Nhưng xin bạn hãy kiên tâm tìm kiếm, bạn sẽ thấy. Chúc bạn... ngày càng đỡ bi quan...

Phuong Thao - Nữ 40 tuổi - Hoa Ky:
Thưa anh Đỗ Minh Tuấn, tôi có đến dự buổi chiếu bộ phim "Vua bãi rác" của anh ở San Jose và nghe anh nói chuyện, nhưng nay về Hà Nội đọc báo mới biết anh cũng là họa sĩ, thậm chí rất có nghề. Đến xem triển lãm đọc mấy cuốn sổ cảm tưởng của mấy lần triển lãm trước thấy anh vẽ đã lâu. Vậy xin phép cho tôi đuơc hỏi anh mấy điều:Anh vẽ từ năm 1993 triển lãm dồn dập trong hai năm 1993 và 1994, nhưng từ ấy đến nay anh mới lại triển lãm trở laị. Sao lâu quá vậy? Trong thời gian 10 năm qua anh có vẽ liên tục không hay chỉ vẽ lại trong vài năm qua như ngày đề dưới các bức tranh? Trong ba cuốn sổ ghi cảm tưởng có rất nhiều lời ca ngợi và nhận xét rất hay, thực lòng anh thích nhất nhận xét nào?
 Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: Từ năm 1994-2000, tôi cũng có mấy năm không có quyền làm phim và viết báo trong nước. Nhưng rất tiếc lại không có hứng vẽ. Trong thời gian ấy tôi bị cuốn vào các cuộc tranh luận văn chương ở hải ngoại và viết một số quyển sách mà tôi tâm huyết, nhưng đến nay mới chuẩn bị xuất bản. Ngoài ra tôi cũng mải mê tổ chức đoàn rối nước "Hoa Sen" của đám trẻ bụi đời, tổ chức các lớp dạy vẽ và nhiếp ảnh cho đám trẻ lang thang để chứng minh rằng có rất nhiều tài năng hoài phí. Tóm lại là tôi tập trung viết văn và hoạt động nhân đạo.

Rất mừng là 2 năm nay cảm hứng vẽ đã trở lại khá mãnh liệt. Trong các cuốn sổ ghi cảm tưởng mà chị nhắc đến có nhiều câu tôi tâm đắc. Nhưng tôi thích nhất 3 nhận xét.

1. ĐD Tự Huy: "Tranh của Tuấn rực rỡ như cầu vồng, nhưng không phải là 7 sắc của phương Tây mà là ngũ sắc của VN. Đứng quên Tuấn là một nghệ sĩ chỉ toàn vẽ theo những thôi thúc vô cớ". 2. Nhà phê bình Văn Tâm: "Tranh-chứng tỏ Đỗ Minh Tuấn bản chất nghệ sĩ". 3. Nhà phê bình Đặng Tiến (Paris): "Tranh Tuấn đẹp, hiện đại và trong sáng. Tuấn đã làm mới ngôn ngữ hội hoạ cũng như đã làm mới ngôn ngữ thơ ca. Cả thơ và hoạ đều mơ mộng, tài hoa và giàu suy tưởng|.

Đoàn Thị Hồng Minh - Nữ 27 tuổi - Thanh Xuân-Hà Nội:
Đuợc biết, truớc đây cuốn tiểu thuyết" Gia Phả của đất" nhiều đọc giả cho rằng nhà văn viết " Hơi ngông",vậy qua những tác phẩm hội hoạ ông có một chút phá cách gì trong những tác phẩm ấy?

Cấy: Hoàng Minh Tường

Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Rất cảm ơn Hồng Minh đã đọc tiểu thuyết của tôi, đúng là "Thuỷ hoả đạo tặc" và "Đồng sau bão" - hai cuốn tiểu thuyết trong bộ "Gia phả của đất" mà bạn đã đọc có vẻ ngông thật. Nhất là cuốn "Thuỷ hỏa đạo tặc" tôi viết từ năm 1982 nhưng mãi đến năm 1996 mới được in ra.

Mấy người bạn ở các NXB nói với tôi rằng nếu cuốn sách in từ những năm 1985-1986, có lẽ tôi đã vào tù! May mà công cuộc đổi mới đã mở hướng để "Thuỷ hoả đạo tặc" ra đời và lại còn được giải thưởng Hội nhà văn ...Đến cuốn "Đồng sau bão" thì lại vừa ngông, vừa rất may là không bị cắt xén một đoạn nào. Đây là cuốn tiểu thuyết chống tham nhũng và đề cập đến những nhân vật tham nhũng cỡ bự nhất từ trước đến nay mà văn học ta đã đề cập đến . Rất may là sự ngông này đã được bạn đọc chấp nhận và yêu mến như bạn Hồng Minh vừa viết.

Còn trong hội hoạ có lẽ sự phá cách nhất của tôi là bộ tranh "Chí Phèo-Thị Nở" 5 bức. Ở đây, thị Nở đã được"chiêu tuyết". Nàng không chỉ đẹp mà còn rất xứng với Chí Phèo. Cám ơn Hồng Minh.

Madame Bovary - Nữ 32 tuổi - French:
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn có thể nói thêm một chút về tranh gà của mình đuợc không? Tại sao cứ phải là những con gà, mà không phải là những con vật khác? Sự lý thú của Đ.D khi sáng tác những bức tranh về gà thế naò? Có thể một lúc nào đó, sẽ bị lặp lại môtip không à?
 Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Tôi cũng không hiểu vì sao con gà lại ám ảnh trong vô thức của tôi, có lẽ đó là dấu vết sâu thẳm của một kỷ niệm tuổi thơ liên quan tới mẹ. Cũng có thể hồi bé khi đi học tôi hay cầm đá ném gà nên bây giờ ân hận bù đắp cho nó chăng? Tôi vẽ chẳng có ý gì sâu xa, nhưng khi xem tranh cũng có những người hiểu nhiều ý khác.

Năm 1994, trong dịp cùng vợ sang Paris triển lãm tôi có vẽ một bức tranh gà với 4 dấu chân của 2 người hàm ý hai vợ chồng bước sang đất nước của gà Gô-loa. Nhưng NSND-ĐD Đào Trọng Khánh lại hiểu con gà là năm Dậu và những vết chân là dấu hiệu của những con người "chân đất" vùng lên khởi nghĩa năm 1945. Và ông đã quay bức tranh này trên Generic của một phim tài liệu về cách mạng. Kể cũng thú vị

Hứa Việt Hùng - Nam 28 tuổi - 90 Phạm Ngũ Lão - Quang Trung - Hưng Yên:
Thưa nhà thơ Trần Nhương! Là một nhà thơ đạt nhiều giải thưởng và giờ lại rất thành công trong lĩnh vực hội hoạ. Nhà thơ có thể cho biết giữa Thơ và Hội họa có mối giao hoà, sự tương tác với nhau hay không? Một bài Thơ có thể chuyển thể thành một tác phẩm hội họa được không? Trong khi ngôn ngữ cuả hội họa và thơ khác nhau. Xin cảm ơn nhà thơ!
Nhà thơ Trần Nhương: - Ngày xưa các cụ đã nói ''Thi trung hữu họa'', những bài thơ đã gợi ý cho tranh rất nhiều. Và chính hội họa cũng làm cho những tứ thơ trở thành màu sắc lung linh hơn. Nhà thơ và họa sĩ giống như một người hai vợ, vợ nào cũng là vợ cả và tôi yêu cả hai.  Lúc nào làm thơ mệt mỏi thì tôi vẽ tranh và đầu óc cảm thấy thư thái, bởi hội họa là trực giác nên chỉ cần một nhòe màu đã làm mình rung động còn thơ thì phải chiêm nghiệm ở phía độc giả. Bạn Việt Hùng đã đọc bài thơ nào của tôi chưa?

Quỳnh Hà - Nữ 33 tuổi - TP HCM:
Em muốn hỏi nhà văn Hoàng Minh Tường - anh đã triển lãm các tranh vẽ về các nhân vật của nhà văn Nam Cao. Anh có thấy ở đó sự đồng cảm không? Sau này anh có định vẽ về các nhân vật của mình không? Nếu có thì anh sẽ vẽ những nhân vật nào ạ?
 Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Quỳnh Hà ơi, bạn hiểu tôi quá rõ, chắc bạn đã đọc những cuốn tiểu thuyết của HMT rồi phải không?  Tôi là một người hâm mộ Nam Cao và muốn được thể hiện những nhân vật của ông  trên toan và mầu. Thực ra, Nam Cao đâu có giễu cợt Chí Phèo - Thị Nở? Tôi muốn nói hộ nhà văn về lòng yêu mến nhưnmgx người nông dân khốn khổ một thời. Đó chính là nét đồng cảm lớn với nhà văn lớn mà tôi yêu mến. Chắc tôi sẽ vẽ tiếp về Chí Phèo - Thị Nở. Và tất hiên cả những nhân vật trong văn của mình. Cảm ơn Hà nhiều.

Phạm Tú Linh - Nam 28 tuổi - Tuần Châu, Quảng Ninh:
Được biết chị Đoàn Lê từng là diễn viên điện ảnh, vậy chị đã đóng những vai diễn nào và trong phim gì? Nhân vật nào khiến chị trăn trở nhất?

Hồng: Đoàn Lê

Nhà văn Đoàn Lê: - Khi tôi còn trẻ thì điện ảnh là niềm khao khát nhưng một thời gian ngắn gắn bó tôi nhận ra mình đã chọn nhầm nghề. Với điện ảnh tôi đóng góp được rất ít. Sau khi tốt nghiệp khóa I Trường ĐH SK- ĐA, vai chính duy nhất tôi tham gia là phim ''Quyển vở sang trang'' của đạo diễn Nguyễn Ngọc Trung. Cô giáo Hồng Vân, trong phim là một nhân vật rất đáng yêu, mẫu hình ao ước của tất cả các em học sinh thời đó. Bộ phim ấy được sản xuất từ lâu lắm rồi, chắc bạn chưa có dịp coi phim đó?

Võ Cao Tuyến - Nam 72 tuổi - Hà Nội:
Kính gởi đạo diễn Đỗ Minh Tuấn! Thưa ông, tôi chưa có điều kiện xem những phim mới của ông, nhưng là độc giả trung thành của báo Văn nghệ, tôi rất thích những bài viết phê bình lý luận của ông in trên báo naỳ trong 10 năm qua. Nếu tôi nhớ không nhầm thì một mình ông đã gây ra trên báo này 3 cuộc tranh luận học thuật về huyền thoaị, về thơ hiện đại và về văn học chống Mỹ. Gần đây nhất là loạt bài hơn 30 số báo về người trí thức trong thiên niên kỷ mới hết sức sắc sảo và thú vị. Sao ông không tiếp tục phát huy khả năng lý luận sắc bén của mình mà lại đi vẽ? Tranh ông vẽ có nhiều ý tưởng như khi ông viết lý luận không? Tại sao trong lý luận ông hùng biện vậy mà tranh lại giằng xé, mâu thuẫn như có bài báo đã viết?
 Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Cám ơn bác đã đọc nhiều bài viết của cháu. Thế nhưng bác muốn cháu bị điên hay sao mà cứ đòi hỏi cháu quanh năm suốt tháng tập trung vào lý luận? Hít vào thì sau đó phải thở ra. Hội hoạ là nhịp thở ra trong hoạt động sáng tạo của cháu, nó giúp cháu cân bằng lại tâm thức và hồi sinh năng lượng tinh thần. Ngoài ra, hoạt động lý luận đã phanh phui các quan hệ xã hội làm cháu mất đi nhiều bạn và thêm lắm kẻ thù. Hội hoạ băng bó lại những vết thương do lý luận gây ra trong tâm hồn và cuộc sống.

 

Trần Nhật Tân - Nam 28 tuổi - Hà Nội:
Xin hỏi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi nghĩ thực trạng thơ hiện nay rất đa dạng và không thể kiểm soát được chất lượng, anh có đồng quan điểm với tôi? Trong số những bài thơ sáng tác anh tâm đắc bài nào nhất? Có bài nào sáng tác trong khoảng thời gian ngắn... thật là ngắn không anh?
 Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Tôi đồng ý với bạn về thực trạng thơ hiện nay nhưng bạn đừng lo lắng thêm một chút nào nữa. Hãy để cho các thi sỹ được tự do. Hãy để cho họ được sai lầm. Hãy để cho họ được tuyệt vọng. Bởi thi ca là kết quả của những trải nghiệm sống và trải nghiệm văn hóa. Bạn đọc sẽ thông minh hơn ai hết để tìm ra tác giả của họ. Chính sự âu lo quá thái của chúng ta đã làm cho những thi sỹ trẻ rụt rè, điều đó không có lợi cho sáng tác.

Tôi đã nói với một nhà thơ trẻ, khi ngồi trước trang giấy để sáng tác thơ, bạn hãy coi mình là ông vua duy nhất trong thế giới của bạn. Không ai có quyền áp đặt bạn, không ai có quyền đe dọa bạn, không ai có quyền can thiệp bạn, kể cả cái chết. Tôi đã viết một câu thơ trong một bài thơ gửi một ông vua của quá khứ, có câu:

Người ngự trị cả thời đại Người, nhưng không ngự trị nổi giấc mơ ta

Nhưng khi viết xong, bạn hãy đọc tất cả, kể cả những tác phẩm của những nhà thơ bạn không thích nhất.

Nếu để chọn một bài thơ tâm đắc nhất lúc này, tôi rất khó chọn. Những bài thơ ngắn thường được sáng tác trong thời gian rất ngắn. Khi chúng ta kéo dài sự sửa chữa một bài thơ là chúng ta đã thò bàn tay lí trí vào để can thiệp bài thơ đó. Trong ánh sáng lạnh lẽo của lí trí, thi ca không có khả năng xuất hiện.

Hoàng Xuân Bách - Nam 28 tuổi - Tâp thể Đại học Thuỷ lợi:
Các cụ ơi, trong các cụ có ai dùng ca_ra_vat thay khăn lau không. Nghe cụ Khoa nói chuyện mà anh em thấy như chuyện "bịa như thật ấy" .
Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Chào người bạn cùng họ rất am hiểu văn chương. Chúng tôi không triển lãm cùng nhà văn Lê Lựu, cho nên không nhầm khăn mùi xoa như nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết. Nhưng chắc chúng tôi cũng nhầm và lẩm cẩm về nhiều chuyện khác...vì cũng là cánh "văn vẻ" cả mà...

Madame Bovary - Nữ 32 tuổi - French:
Theo anh Đỗ Minh Tuấn giữa điện ảnh và làm thơ cái gì dễ dàng hơn, thích thú hơn? Cái gì làm cho anh cảm thấy "còn vương nợ"?
Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Điện ảnh, thơ ca và hội hoạ cái gì cũng khó. Nhưng hội hoạ dễ hơn vì nó ít lệ thuộc vào các điều kiện khi sáng tác và khi quảng bá. Không thể làm một bộ phim để cho mình mình xem nhưng có những bức tranh như thế. Cái tôi vướng nợ là những giấc mơ, những bức tranh có tầm nhân loại và "tầm thời đại" trong điện ảnh.

Quỳnh Hà - Nữ 33 tuổi - TP HCM:
Em muốn hỏi luôn anh Hoàng Minh Tường, trong các tác phẩm của anh hay có các nhân vật nhà baó. Liệu đó có phải là một phần chân dung của chính anh không?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Đây là một bí mật. Thực ra các nhà văn luôn biến biến mình thành mọi nhân vật để được chui vào các ngóc ngách của cuộc sống. Cũng như bây giờ tôi rất muốn bay vào TP.HCM để biết xem người đang giao lưu với mình - Quỳnh Hà - đang nghĩ về tôi như thế nào nhỉ?

ke19582@yahoo.com - Nữ 23 tuổi - danang:
Chao chu Nguyen Quang thieu, chau da nghe noi ve chu rat nhieu, chu noi tieng khong phai chi la mot nha tho ma chu da tung viet nhung bai bao de bao ve cho mot nguoi nuoc ngoai thu hoi lai duoc tai san cua minh, de nhung nguoi nuoc ngoai dang sinh song tai VN co cai nhin dung ve con nguoi VN va luat cua Vietnam. Bay gio lai duoc biet chu ve tranh cung rat gioi. Tai sao trong chu rat "nong dan" ma lai hoi tu nhieu "tai hoa" the.
 Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Suốt tuổi thơ ấu của mình, tôi sống với hai tinh thần: phong kiến và hoang dã. Tôi không biết tài năng sinh ra từ cái gì. Tôi cũng không biết tôi có phải là một người có tài hay không. Tôi viết văn, tôi làm thơ, tôi viết báo, tôi vẽ, tôi nấu ăn (tôi rất thích nấu ăn) đều say đắm như nhau. Hình như sự say đắm và thành thật sẽ mang lại cho những tác phẩm mình làm một chút gì đó có giá trị. Tôi trở thành hội viên CLB Thơ Làng Chùa ở quê tôi trước khi trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội nhà văn Việt Nam mỗi ngày một xa lạ với tôi, còn CLB Thơ Làng Chùa  mỗi ngày một thiêng liêng và gắn bó với tôi.

Bách Việt - Nam 30 tuổi - Hà Nội:
Chào nhà văn Hoàng Minh Tuong, khi đứng truoc giá vẽ, ông có cảm giác của một họa sĩ hay vẫn là một nhà văn. Khi xem tranh của ông, tôi thấy hình như ông thích vẽ tả thực nhiều hơn. Có phải đây là truờng phái mà ông thích không?
 Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Chào bạn Bách Việt. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một hoạ sĩ. Vì thế trước giá vẽ tôi vẫn là một anh viết văn đang thích trò phiêu lưu với mầu sắc và đường nét, hình khối. Bạn tôi, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có một cái tít rất hay trên báo Tiền Phong "Xem tranh như xem văn". Nhà thơ đã hiểu rất rõ về cái tạng của chúng tôi.

Về trường phái hội hoạ, chúng tôi thực ra chẳng đáng xếp hạng ở trường phái nào. Thích là vẽ, thế thôi. Rất cám ơn bạn.

Phu Cuong - Nam 57 tuổi - Echíp:
Chao anh Trần Nhương, tôi đã được gặp anh hồi năm 1974 ở Tổng cục Hậu cần và tôi cũng là người thích thơ anh, bài thơ về tiểu đội các cô gái thông tin có câu "Trăng rất gần mà suối thì xa tít. Em ở trên này như trên cung mây..." thật hay. Chúc anh Trần Nhương viết hay vẽ đẹp! Tôi cũng đã được đọc một bài báo của nhà văn Nguyễn Tuân, cụ nói đại ý rằng "kiếp sau sẽ cầm cọ chứ không cầm bút nữa vì cầm cọ là làm một lúc cả việc sáng tác và ...xuất bản luôn, không phải in ấn phát hành....
 

Nhà thơ Trần Nhương: - Chào anh Cương, cảm ơn anh đã nhớ bài thơ ''Vành trăng trên đèo Bapông'' tôi sáng tác vào năm 1971. Với ông Nguyễn Tuân, cụ ao ước ''kiếp sau sẽ cầm cọ'' nhưng những áng văn của cụ thực sự đã là những tác phẩm hội họa bằng con chữ.

Lớp sau chúng tôi bạo phổi hơn cụ Tuân là thích gì thì làm nấy. Chúng tôi vẽ tranh chẳng mong để bán chỉ thích là vẽ để thể hiện sự khát vọng của mình. Trong cuộc đời còn rất nhiều bất cập. Nhiều khi nghĩ ngợi cũng mệt đầu thì lấy màu sắc để giải khuây. Chúc anh và gia đình mạnh khỏe và hạnh phúc.

phan văn luận - Nam 23 tuổi - 16/4A Nguyễn Việt Hồng,Quận Ninh Kiều,Tp Cần Thơ:
Kính gởi các nhà thơ, ông có nhận xét gì về việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông hiên nay? Có người cho rằng việc dạy và học văn chỉ là cưởi ngựa xem hoa? có đúng không? Vì sao?
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Những điều bạn băn khoăn về việc dạy văn trong nhà trường của chúng ta lâu nay là hoàn toàn đúng. Dạy văn trong nhà trường theo tôi không phải là để thuộc lòng bài văn đó và làm bài thi theo barem của giáo viên đề ra. Dạy văn là xây dựng chủ nghĩa mỹ học trong mỗi con người.

 Người dạy văn phải làm cho học sinh của mình nhìn thấy cái cây trước cửa trường trở nên lộng lẫy hơn trước khi học văn. Phải mang lại cho học sinh một cái nhìn nhân văn, thơ mộng và nhân ái đối với thế gian trong đó có thiên nhiên và con người. Chúng ta không cần những học sinh được điểm 10 thi giỏi văn, mà chúng ta cần những tâm hồn đẹp đẽ.

Hoàng Xuân Bách - Nam 28 tuổi - Tâp thể Đại học Thuỷ lợi:
Thưa chú Tuấn, nguời ta biết đến chú là Đạo diễn nhiều hơn là một nhà thơ, chú xác định nghiệp chính cuả mình là gi? sắp tới chú co tập thơ mới nào không?
 Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Chú xác định nghiệp chính của mình là điện ảnh. Hiện chú đang cố gắng mở rộng sự nghiệp này ra ngoài biên giới để có đủ điều kiện vật chất, kỹ thuật và xã hội đáp ứng tưởng tượng sáng tạo của mình. Khi chưa có tiền làm phim thì chú viết văn. Nếu chẳng may bị cấm viết văn thì chú... vẽ. Vẽ là căn hầm trú ẩn cuối cùng của chú, giống như gia đình vậy. Đó là nơi chú hoài thai nghệ thuật trong cô đơn để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật khác có tầm xã hội. Nói cách khác, hội hoạ giống như một miền quê thanh bình mà chú về sơ tán trong lúc chiến tranh.

Trần Minh Thắng - Nữ 29 tuổi - Hà Nội:
Chào anh Hoàng Minh Tường!Với sự nhìn nhận tinh tế của một nhà văn, theo anh thời gian tới, sẽ có nhiều tác phẩm văn học đột phá nào về các vấn đề nhậy cảm của mặt trái xã hội hiện nay, cũng như tác phẩm " Gia phả của đất " của anh về đề tài nông thôn trước đây không? Hình như em thấy các nhà văn cũng rụt rè trước cái gì mình nhìn thấy, nghe thấy, dù có thể hiện trong tác phẩm cũng chỉnh, nắn làm cho ý tưởng khác với ý tưởng ban đầu phải không anh?
 Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Chào một người có cái tên rất nam tính, câu hỏi của bạn thật hóc búa nhưng rất hay và khơi gợi cho những người viết chúng tôi nhiều điều.

Đã đến lúc đỏi hỏi của độc giả phải được các nhà văn đặc biệt các nhà viết tiểu thuyết trả lời. Thực ra, lâu nay rất nhiều tác phẩm viết về mặt trái của xã hội đấy chứ. Vấn đề là nhà văn có nói đúng bản chất của cuộc sống đang vận động hay không? Vấn đề này không tuỳ thuộc vào viết về mặt trái hay phải mà tuỳ thuộc vào tài năng và khát vọng của nhà văn. Rất mong sẽ được gặp bạn trên trang sách.

Nguyễn Ngọc Anh - Nam 30 tuổi - Từ Liêm - Hà Nội:
Thưa Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Tôi rất nguỡng mộ và khâm phục nhà thơ. Tôi xin phép đuợc hỏi quê gốc Nhà thơ ở Thanh Oai - Hà Tây đúng không? Nhà thơ có một tuổi thơ rất vất vả với những con cua, con ốc đúng không? Những ngày tháng tuổi thơ đó có ảnh huởng gì tới chất thơ và chất hoạ sỹ của Nhà thơ. Xin cám ơn Nhà thơ.. .
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Tôi sinh ra ở làng Chùa, Sơn Công, Ứng Hòa, Hà Tây. Thế giới côn trùng: cóc nhái, sâu bọ... đã trở thành một kí ức đầy thân thương và đẹp đẽ trong tôi. Tôi đã đọc một câu thơ: Nghe vọng lại mùa châu chấu đói / Xòe cánh bay qua vòm họng người nghèo  cho các bạn Mỹ nghe trong chuyến đi Mỹ năm 2003. Họ hỏi tôi về hình ảnh của câu thơ đó, và tôi đã nói cho họ nghe về tuổi thơ nghèo đói và cô đơn của mình.

Thơ ca đối với tôi là tiếng thì thầm của ký ức. Nó lãng mạn, huyền ảo, đau đớn nhưng không bao giờ hão huyền và xa thực tế. Mỗi thi sỹ đều có một cố hương của mình, nếu không có anh ta không biết làm gì cả.

Trương Văn Hải - Nam 24 tuổi - Xuân La - Tây Hồ - Hà Nội:
Cháu chào cô Lê: Cháu đã đọc tác phẩm "Cuốn gia phả để laị" của cô. Qua tác phẩm này cháu thấy các nhân vật được cô thể hiện với một cá tính mạnh mẽ, tinh tế và sắc nét. Vậy ngoaì đời cô là người có cá tính mạnh mẽ như các nhận vật thể hiện trong tiểu thiết? Điều gì khiến cô tìm cho mình một môn nghệ thuất khác là vẽ tranh.
 Nhà văn Đoàn Lê: - Cá tính ngoài đời của tôi không lấy gì là mạnh mẽ lắm đâu. Tôi là người phụ nữ bình thường, chỉ có điều những tác động của đời sống khiến tôi phải viết tác phẩm ''Cuốn gia phả để lại''. Cảm ơn cháu Hải đã có những nhận xét ưu ái dành cho tác phẩm này.

Hiện nay, tôi vẽ tranh như một để nghỉ ngơi. Mỗi khi cầm bút hơi ''bí'' thì tôi lại cầm bút vẽ và sau khi được giải phóng mình bằng màu sắc và đường nét theo cảm hứng tức thời thì ngồi vào bàn viết nó trôi chảy hơn... Màu trắng của toan và màu trắng của giấy đều là những thách thức đối với tôi cả. Và cả hai cái đam mê ấy đều cuốn hút tôi. Rất mong có lần cô cháu mình gặp nhau để trao đổi nhiều.

Bách Việt - Nam 30 tuổi - Hà Nội:
Kính gửi nhà văn Hoàng Minh Tường, tôi được biết ông có những tác phẩm rất thành công về đề tài nông thôn VN. Tuy nhiên, đó là nông thôn của những năm thời kì trước hoặc vừa đổi mới. Bây giờ, nông thông đã khác so với mươi mười lăm năm trước nhưng không thấy xuất hiện trong các tác phẩm của ông. Phải chăng vì ông không còn sống gần nông thôn nên những cảm nhận không còn sâu sắc như trước nữa?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Bạn Bách Việt trách tôi hay chính là điều tôi luôn tự trách mình? Rất cám ơn bạn đã có một câu hỏi như một đòi hỏi của các độc giả yêu quí văn chương.

Tôi chỉ sợ mình già và lười đi thôi. Mong muốn luôn có được những độc giả đòi hỏi như thế. Tôi vẫn luôn coi nông thôn là vùng quê sáng tác của mình. Không dám hứa hẹn trước điều gì. Nhưng tôi vẫn tự treo mình cho mình một món nợ...

Khánh Hoàng - Nam 48 tuổi - 195 Đội Cấn Hà nội:
Xin "đi đêm" với anh Quang Thiều vài câu: - Mấy bức tranh "ngày xưa" (xóm chùa 1,2) đã có người mua chưa? Tôi "sướng" mấy bức đó vì thấy được hình ảnh của anh... một cậu bé tò te và thật chân quê... còn hay không? có giá bao nhiêu? - Bao giờ anh lại viết? - Cảm ơn nếu anh có thể cho biết địa chỉ liên lạc
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:  - Tôi đã rất hạnh phúc khi có một người đã mua cả hai bức tranh đó. Người đó nói với tôi rằng anh ấy mua bức tranh đó vì nhìn thấy tuổi thơ của anh trong hai bức tranh của tôi. Anh có hai đứa con trai, anh muốn tặng hai bức tranh đó cho các con anh. Anh muốn treo trong phòng ngủ của chúng để trước khi đi ngủ chúng nó sẽ nhìn bức tranh  và thấy được cái thế giới đầm ấm, trong sáng, thơ mộng mà cậu bé trong bức tranh kia đang nhìn.

Tôi vẫn viết hằng ngày. Có thể in, có thể không in. Bởi vì viết vô cùng quan trọng đối với tôi, kể cả khi tôi viết về lỗi lầm của chính mình. Điện thoại của tôi 0903 261 250. Nếu anh buồn, không có ai uống cafe, hãy gọi cho kẻ nghiện cafe này (nghiện quá nặng, khó cứu chữa!).

Nguyen Thi Kieu Thuong - Nữ 26 tuổi - Hanoi:
Thua nha tho Tran Nhuong, da tung doc tho va xem cac trien lam tranh cua anh, em co mot cau hoi: Tai sao cac tap tho cua anh deu lay chu de la "Gio"? Co ve nhu ''Gio" rat tham dam trong cac tac pham cua anh, vay sao lai chua thay no duoc the hien qua tranh?
Nhà thơ Trần Nhương: - Chào Thương, mình đã có 4 tập thơ có từ ''Gió'' mở đầu. Bởi vì ''Gió'' là một cái gì rất bản năng và tự do. Và điều đó cũng là khao khát trong mỗi người chúng ta. Còn trong tranh, thì gió đã được thể hiện bằng màu sắc và hình khối và đấy cũng chính là tự do. Tất nhiên chưa có bức tranh nào của mình tả về gió cụ thể nhưng chính nó đã chứa đựng bao nhiêu ngọn gió. Có thể làm mát lòng những người xem không biết Thương đã xem tranh của mình chưa? Nhân đây, tặng Thương bài thơ ngắn ''Mưa bóng mây'':

Bóng mây là cái mưa chi

Đến thì như vỡ mà đi như lành

Trời kia ngằn ngặt vòm xanh

Để em ướt áo, để anh não lòng!

            ****

Giữa đường ngỡ thế là xong

Bóng mây một thoáng sao không tạnh.... buồn? 

 

Trần Minh Thắng - Nữ 29 tuổi - Hà Nội:
Xin hỏi anh Quang Thiều-một nhà thơ, một họa sỹ của xứ Đoài thì giữa anh, cũng như nhiều nhà thơ đồng hương của mình (tiêu biểu nhất là nhà thơ Quang Dũng), có một nét độc đáo nào giống nhau không? như: đột phá trong sáng tác, đề cao cái tôi, không bị bó buộc bởi hoàn cảnh...
 

Con bò mùa thu: Nguyễn Quang Thiều

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Có lẽ điểm giống nhau nhất của tôi và cố thi sỹ Quang Dũng hay của tôi và nhiều thi sỹ khác là sự tự do. Có một số thi sỹ nói rằng, hãy cho họ một điều kiện, họ sẽ viết những bài thơ rất hay. Nói như vậy là một sự sai lầm.

Tôi cho ở Việt Nam hiện nay, họa sỹ và thi sỹ là hai kẻ có khả năng tiếp cận tự do dễ nhất. Một nhà văn dù viết truyện ngắn hay tiểu thuyết, thơ ngắn hay trường ca, viết về con kiến hay về mặt trời thì luôn luôn cái Tôi của anh ta vẫn là nhân tố quan trọng nhất. Tôi biết không có gì cản trở tôi ngoài chính hạn chế về tư tưởng, về cảm xúc của tôi mà thôi.

To Troc Ngang - Nam 40 tuổi - Hanoi:
Tôi chưa đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều nhiều, nhưng tôi rất thích những bài phóng sự của ông về trận chiến o Afganixtan năm naò, nó cho tôi hình ảnh chuyên nghiệp về 1 phóng viên chuyên nghiệp xông pha vào những nôi khói lửa hiểm nguy...Giờ đây khi chạm 1 chân vào nghiêp VẼ, ông có cảm nhận thế naò, nó lặng lẽ hay còn khốc liệt hơn cả nơi chiến truờng khi ma nguời ta phải thật sự đối diện với bản thân và chắc chăn công chúng sẽ ít hơn nghề VIẾT VĂN và LÀM BÁO
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: - Không bao giờ người ta chạm một chân cả. Tôi chạm cả hai chân, hai tay và toàn bộ thân xác và tinh thần của tôi vào việc vẽ. Ngày mai, tôi lại có thể chạm tất cả thân xác tôi vào một việc khác.

Nỗi kinh hãi nhất, cô đơn nhất của nghệ sỹ là trước trang giấy trang hay một tấm voan trắng của mình. Kẻ thù trong mặt trận được xác định cụ thể, còn kẻ thù trong bóng tối của lòng mình thật khó có thể xác định. Cho nên tôi nghĩ rằng, sự khốc liệt của một cuộc đấu tranh ngoài chiến trường nhiều lúc không hiểm nguy bằng cuộc đấu tranh trong chính lòng mình.

Đỗ Sơn Hà - Nam 26 tuổi - TP.HCM:
Cho tôi hỏi nhà văn Trần Nhương: Nếu cháu muốn vẽ được tranh thì cần phải có yếu tố gì, xin chú tiết lộ? Nghệ thuật đã giúp gì cho chú vậy? Hay chúng ta cũng hay nói trong thơ có hoạ, trong hoạ có thơ?
 Nhà thơ Trần Nhương: - Yếu tố đầu tiên là bạn có thích vẽ không? ''Gái có công thì chồng chẳng phụ'', bạn cứ yêu nó đi thì sẽ có cách làm được tất. Tôi và nhà văn Đoàn Lê học hành hội họa cũng chẳng mấy, nhưng vì đam mê nó nên mỗi người đã có nhiều triển lãm cá nhân.

Bạn hãy ngồi trước toan và mầu, rồi trời sẽ mách bảo bạn sẽ làm gì. Chúc bạn thành công. Hy vọng, dịp nào đó sẽ được xem tranh của bạn.

Nguyen Thi Giang - Nữ 42 tuổi -Đà Nẵng:
Lâu lắm rồi em không gặp anh nhưng em thấy anh vẫn giống anh của thời xa xưa khi em con hoc trường Kiến trúc . Lần đầu tiên em biết là anh cũng vẽ . và vẽ nhiều , có hăn phòng tranh .Em rất muốn biết là anh học vẽ lâu chưa và thể hiện các ý tưởng của mình có khó khăn không?Tức là anh có hài lòng khi thể hiện bằng cây cọ như khi làm thơ , hay làm đạo diễn không ? Một công việc nghệ thuật nghiêm túc không hay chỉ để thư giãn ?
 Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Chào bạn, mình thích vẽ từ lúc còn sinh viên nhưng chỉ vẽ bưu thiếp, nhạc bướm, báo tường hoặc các bảng quảng cáo cho trường. Đến năm 1980 anh bắt đầu xé dán các con giống để dán ở nhà mỗi dịp Tết. Hoạ sĩ Nguyễn Tước (Fafilm) và một số bạn bè cuả tôi đến xem rất thích, xin về treo. Nhưng đến năm 1993, vợ mình là Hoàng Kim Oanh vốn học lỹ luận Mỹ thuật ở Yết Kiêu ra đã động viên mình vẽ tranh.

Bức tranh đầu tiên vẽ hai con chim kiểu Picasso, sau này bán được ở Paris. Nhờ qua được bước đầu tiên đó mà mình bị cuốn vào vương quốc hội hoạ, bắt đầu vẽ ngày đêm, sau 3 tháng được hơn 100 bức tranh. Hoạ sĩ Trịnh Sinh Nha, GĐ TT triển lãm 43 Tràng Tiền đến xem rất ngạc nhiên và đề nghị triển lãm.

Triển lãm cá nhân đầu tiên tổ chức tháng 10/1993 đã được các hoạ sĩ như Trần Lưu Hậu, Văn Giáo..., các thành viên của hội đồng nghệ thuật trong Hôị Mỹ thuật VN tổ chức hội thảo và đánh giá là triển lãm ấn tượng nhất trong 200 triển lãm tổ chức trong năm. Nhận xét này đã in trên báo Hà Nội mới. Sau đó NXB Mỹ thuật đề nghị in vựng tập tranh Đỗ Minh Tuấn gồm 36 tranh, TT VH Pháp-Việt ở Paris mời sang triển lãm.

Vẽ với tôi là hành động sáng tạo thoải mái nhất mặc dù sau hàng chục giờ đồng hồ vẽ có khi bức tranh bị xoá đi chỉ vì bị nhầm một nét. Đây là hoạt động sáng tạo nghiêm túc, đầy đam mê nhưng tôi chỉ coi là hoạt động thư giãn mặc dù có lúc nó đem lại thu nhập rất cao.

Thu Hà - Nữ 28 tuổi - Hà Nội:
Ông có thể bật mí về tác phẩm đang viết dở? Tôi vẫn nghĩ, văn học sẽ có độc giả đông đảo hơn hội hoạ, còn ông thì sao?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Chào bạn Thu Hà! Có lẽ bí mật này chỉ một mình bạn biết thôi nhé. Vì tiết lộ đề tài tức là đã mất bản quyền và rất dễ bị "đạo" trong thời kỳ đạo văn và đạo nhạc đang gia tăng như bây giờ. Tôi đang có nguyện vọng viết tiếp một cuốn tiểu thuyết về nông thôn. Có thể đây là một cuốn tự truyện về gia đình và dòng họ tôi. Nhân vật sẽ được tái hiện từ thời ông, cụ tôi cho đến các con tôi bây giờ.

Tất nhiên nông thôn vẫn là "nhân vật" lớn  trong cuốn tiểu thuyết đó và tôi hy vọng sẽ chiếm lĩnh được độc giả nhiều hơn là khi tôi đóng vai hoạ sĩ "dỏm" như bây giờ. Hẹn gặp lại trên trang văn.

Kim Oanh - Nữ 30 tuổi - TPHCM:
Thưa nhà văn Hoàng Minh Tường, ông và các đồng nghiệp có ý tuởng mở phòng tranh này khi naò? ông đánh giá thế nào về tranh của các đồng nghiệp đang cùng trưng bày với ông? Cá nhân ông thích tranh của ai nhất?
Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Đây thật là một câu hỏi khó và tôi xin nhường câu trả lời cho các nhà phê bình mỹ học. Ý định mở phòng tranh có trong tôi ngay từ khi đầu tiên cầm cọ vẽ, tức là đã cách đây 5 năm. Nhưng thực sự có cơ hội để phòng tranh được mở là dịp Đại hội NVVN lần thứ 7. Và tất nhiên phải được một vài nhà tài trợ khích lệ. Cám ơn bạn.

nguyen hung - Nam 33 tuổi - thanhhoa:
Theo tôi, thành quả to lớn của dân tộc ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ có sự đóng góp của các nhà văn, nhà thơ cùng có nghĩa rằng đi qua 2 cuộc chiến này thế hệ nhà văn nhà thơ lúc đó đã khẳng định được vai trò của mình, để lại nhũng tác phấm đỉnh cao. Trong công cuộc đối mới hiện nay, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội, tại sao các nhà văn nhà thơ không có những tác phẩm đạt đỉnh cao hay mang hơi thở của cuộc sống xã hội? Vì sao?
 Nhà thơ Trần Nhương: - Nói những tác phẩm đỉnh cao thì rất khó, mấy trăm năm chúng ta mới có một truyện Kiều. Công cuộc đổi mới vừa mới bắt đầu được mươi năm thành tựu cũng chưa phải nhiều, cũng không nên đòi hỏi các nhà văn, nhà thơ phải có những tác phẩm lớn. Bởi vì để có nó không những chỉ ở tài năng của nhà văn mà còn môi trường thuận lợi hay không?  

Các nhà văn của ta, ít người sống được bằng ngòi bút. Người viết ra sách nhuận bút rất ít, còn người bán sách lại có lợi nhuận cao. Cũng như trong âm nhạc nhạc sĩ chắc không thể bằng cát sê của ca sĩ. Nhà văn cũng bao nhiêu nhu cầu của cuộc sống... không thể chỉ chăm chút lo cho công việc văn chương.

Phạm Tú Linh - Nam 28 tuổi - Tuần Châu, Quảng Ninh:
Là người viết kịch bản "Làng Vũ Đại ngày ấy", chị Đoàn Lê có điều gì không hài lòng khi đạo diễn xây dựng thành phim không?
 Nhà văn Đoàn Lê: - Thường thì quan hệ giữa nhà biên kịch và nhà đạo diễn giống như "lấy chồng chung". Riêng kịch bản Làng Vũ Đại ngày ấy khi được dựng thành phim, nó cũng chịu chung số phận những kịch bản khác, nghĩa là nó không còn là đứa con riêng của tôi nữa, mà là một công trình sáng tác của một tập thể: họa sỹ, nhạc sỹ, quay phim, diễn viên..., đặc biệt là dấu ấn của ông đạo diễn, một người không phải là tôi!

Đó gần như là yếu tố tất nhiên mà các nhà làm phim phải chấp nhận. Bạn ạ, tôi thực sự chưa hài lòng về bộ phim ấy. Sự chưa hài lòng cũng chẳng có gì đáng lạ đối với các biên kịch. Dù sao thì anh Bùi Cường đóng vai Chí Phèo và chị Đức Lưu đóng vai Thị Nở được rất nhiều người nhớ tới và yêu mến. Nếu có điều kiện, tôi ao ước mình được làm lại và tự mình làm đạo diễn.

Bách Việt - Nam 30 tuổi - Hà Nội:
Kính gửi các nhà văn,  theo các vị, khi nào được coi là nhà văn, nhà thơ và tiêu chí nào để được coi là một tác phẩm nổi tiếng? Theo các vị, tại sao chúng ta vẫn chưa có được những tác phẩm vượt khỏi biên giới quốc gia mà đa số chỉ "thường thường bậc trung"? Có phải vì tài năng hay vì một lý do nào khác cản trở sự sáng tạo của các nhà văn? Liệu việc "trốn chaỵ" sang đất vẽ có giải thoát được những đòi hỏi cũng như trăn trở về nghiệp cầm bút của mình không, thưa các vị?
 Nhà văn Hoàng Minh Tường: - Chào bạn. Câu hỏi của bạn thật là hắc búa.Theo tôi, ai cũng có thể được coi là nhà văn nhà thơ khi có tác phẩm được công chúng đón đọc và tác phẩm nổi tiếng tất nhiên là sẽ được nhiều người hâm mộ.

Chúng ta vẫn chưa có những tác phẩm thực sự vượt biên giới quốc gia như bạn nghĩ, chắc có một phần là do tài các nhà văn chúng ta chưa đủ tầm. Nhưng chắc chắn có một phần trong khâu thẩm định và dịch thuật ra tiếng nước ngoài. Tôi nghĩ, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố...trước đây và một số nhà văn bây giờ nếu được dịch một cách nghiêm túc để giới thiệu ra thế giới chắc chắn cũng không đến nỗi làm cho bạn đọc nước ngoài thất vọng đâu...

Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Chào bạn Bách Việt, tác phẩm văn nghệ của chúng ta chưa hay vì thiếu tài năng và tự do sáng tác. Tài năng nghệ thuật phải được nuôi dưỡng bằng cả một xã hội, nếu không nó sẽ mai một và thui chột. Một khi người viết có tâm lý tự biên tập thì làm sao có tác phẩm hay. Bạn có nghĩ rằng bây giờ chúng tôi vẫn có những tác phẩm chưa xuất bản được không?

Tôi coi vẽ như hầm trú ẩn, như nơi sơ tán nhưng việc vẽ không phải là trốn chạy. Thậm chí, có thể coi đó là cuộc phiêu lưu, khám phá cõi bí ẩn câm lặng của mầu sắc và hình khối, là nơi người nghệ sĩ chiến đấu với những khái niệm khô cứng trong đầu mình để hồn nhiên lấp đầy những khoảng trống bất tận của tự do.

Nguyễn Bất Đồng - Nam 30 tuổi - TP Đà Nẵng:
Các anh - chị có vẽ tranh khõa thân không? Có rất nhiều ý kiến trái nguợc nhau về đề tài này (ủng hộ và không ủng hộ), theo anh - chị ý kiến nào là hợp lý hơn cả?
Nhà thơ Trần Nhương: - Sao lại không vẽ tranh khỏa thân? Nhà thờ công giáo thời phục Hưng đã vẽ đầy tranh những người đàn bà đẹp. Chẳng lẽ bây giờ chúng ta lại né tránh? Điều cốt lõi là tấm lòng của người vẽ thể hiện người phụ nữ ấy có thánh thiện hay dung tục mà thôi. Theo tôi, việc vẽ khỏa thân là một nhu cầu không nên kiêng kị. Trong thực tế, đã có nhiều triển lãm hoàn toàn là tranh khỏa thân mà tôi đã từng xem. Tôi nghĩ làm cho cuộc sống đẹp hơn thì không việc gì phải né tránh và cũng không nên quy kết nó là đồi trụy để gạt bỏ nó.  Ngay trong triển lãm của 5 nhà văn chúng tôi, đã có gần chục bức tranh khỏa thân.

nguyen hung phong - Nam 24 tuổi - 235hoang quoc viet hn:
Thưa nhà văn Đoàn Lê. Để tạo được một tác phẩm hay đã là khó và để tác phẩm đó có thể chuyển thể thành những bộ phim hay thì ngay từ khi viết bà đã chọn lựa đề tài như thế nào?
Nhà văn Đoàn Lê: - Những chuyện tôi viết, không bao giờ tôi có ý đồ từ ngay khi cầm bút rằng mình đã chuyển thể thành kịch bản phim. Thường thì sau khi viết xong một truyện ngắn hay một tiểu thuyết, các nhà làm điện ảnh có nhu cầu chuyển thể thành phim và nhận thấy trong tác phẩm văn học ấy có thể chuyển thể thành phim thì họ làm.

Trường hợp của tôi cũng không ngoại lệ. Bản thân tôi chuyển thể nhiều truyện ngắn của mình thành phim như Niết Bàn rực cháy, Người cầu may. Nhưng cũng có khi tôi viết thẳng kịch bản và làm phim, không "chuyển thể" sang văn chương. Nó tùy thuộc vào vấn đề cảm hứng. Cũng giống như có những vấn đề chỉ vẽ được mà không viết được. Cảm ơn em đã quan tâm.

ke19582@yahoo.com - Nữ 23 tuổi - danang:
Nha van Doan le, chi ve nhung buc tranh ve nhung nguoi phu nu trong rat goi can va dep. vay chi co y dinh tiep tuc ve nua khong?
Nhà văn Đoàn Lê: - Viết là cái nghiệp, nhưng vẽ là chơi, mà trong đời người người ta luôn luôn không bỏ được nghiệp, cũng không bỏ được chơi. Vì thế còn những nhan sắc tuyệt vời mà tạo hóa đã tạo ra thì tôi vẫn còn muốn cầm bút. Mong rằng có dịp đựơc giới thiệu với em những bức tranh sau này.

Mỹ Bình - Nữ 26 tuổi - Hà Nội:
- Em đã xem rất nhiều phim của Việt Nam và nuớc ngoài tuy nhiên em cứ thấy phim Việt Nam của mình thiếu rất nhiều thứ: Diễn Viên thì diễn xuất không đuợc tự nhiên còn kịch bản phim thì mới xem đầu phim đã biết đuợc kết thúc. Đặc biệt nền điện ảnh hiện nay kém xa so với nền điện ảnh trong thời kỳ cách mạng trước kia. Xin nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho biết nguyên nhân do đầu và khi nào khán giả Việt Nam có thêt tự hào về nền điện ảnh của nuớc nhà?

Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: - Em nhận xét rất đúng. Việt Nam chưa có văn hoá điện ảnh vì chưa phát triển văn hoá thị giác, mà vẫn có thói quen thưởng thức, tiếp nhận mọi hình ảnh thông qua kênh ngôn ngữ và khái niệm. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là VN chưa có một nền công nghiệp điện ảnh, các đạo diễn làm phim vẫn mang nặng dấu vết thủ công.

Trong khi đó các đạo diễn nước ngoài khi làm phim được cả một guồng máy sáng tạo với hàng trăm người hỗ trợ, họ như đứng trên vai người khổng lồ. Nếu các đạo diễn VN cũng được sự hỗ trợ của một guồng công nghiệp như vậy thì tác phẩm của họ sẽ khác hẳn đấy. Các đạo diễn nước ngoài nghĩ một guồng máy có thể thực hiện gấp hai, các đạo diễn VN nghĩ mười có khi chỉ thực hiện được hai, ba.

Chính vì thế, anh đang hy vọng triển khai được dự án làm phim với Hollywood và một số hãng nước ngoài khác để có thể thực hiện được hết những ý tưởng sáng tạo của mình. Em hãy chờ xem những bộ phim đó nhé. Anh tin rằng nó sẽ khác hẳn những bộ phim anh làm trước đây.

Trần Công Thực - Nam 21 tuổi - Thanh Xuân -Hà nội:
Chị làm rất nhiều công việc khác nhau (kể cả thành "nhân vật" trong thơ của em gái), vậy chị thích công việc gì nhất? Tác phẩm chị yêu thích nhất?
Nhà văn Đoàn Lê: - Một người có thể làm được rất nhiều việc nếu có lòng yêu thích và có thời gian, trước nhất là lòng yêu thích. Tôi thấy nhiều người còn làm được nhiều việc hơn tôi trong nhiều lĩnh vực, điều đó cũng chả có gì lạ cả. Chúc em ra đời sẽ tìm được nhiều lĩnh vực mình thích để hoạt động và trước trang giấy cũng như trước tấm toan tôi đều yêu thích như nhau.
 

  • VietNamNet  

 

,
,