221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
937718
Sao Mai 2007 miền Trung– Tây Nguyên: Thính phòng lại lên ngôi
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Sao Mai 2007 miền Trung– Tây Nguyên: Thính phòng lại lên ngôi
,

(VietNamNet) - Với ưu thế là những sinh viên đang theo tại các trường nhạc chuyên nghiệp, 6 thí sinh thuộc phong cách âm nhạc thính phòng, cổ điển đã chiếm ưu thế vượt trội tại đêm chung kết Sao Mai 2007 khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Thính phòng áp đảo.

Có 5/6 thí sinh tham gia dự thi ở dòng nhạc này đều đang theo học tại các trường nhạc, chính vì vậy họ đã tích lũy được khá nhiều kiến thức thanh nhạc cũng như kinh nghiệm và bản lĩnh sân khấu, chính vì vậy những phần biểu diễn của họ thật sự thuyết phục.

Ấn tượng nhất phải kể đến thí sinh Lê Anh Dũng đến từ Thanh Hóa. Dũng đã làm Ban giám khảo rất thích thú khi chọn một ca khúc cũ nhưng ít người hát, lại là một bài hát khó nên Dũng đã khoe được chất giọng và sự sáng tạo của mình. Ở đêm chung kết, Dũng là người hát tốt nhất trong số 6 thí sinh dự thi. Các thí sinh còn lại hát cũng khá tốt như Xuân Hào (Quảng Trị), Trung Nhật (Huế)… đáng tiếc là giọng nữ cao khá ấn tượng Phạm Lê Na – thí sinh nữ duy nhất dòng nhạc này đã không thể thắng nổi các chàng trai đành dừng lại tại vòng thi khu vực.

Miền Trung được tiếng là “sở trường” dòng dân gian, và điều này lần nữa được chứng minh khi BTC đã lấy đến 8 thí sinh thay vì 6 như dự kiến để tham dự đêm chung kết. Tuy nhiên, nhược điểm nổi bật của các giọng hát dân gian ở khu vực miền Trung là thiếu đi sự tinh tế cần có mà chỉ đơn thuần là bản năng. Những giọng hát  tốt thì lại không làm được điều mới mẻ như Hà Vy với Bài ca năm tấn (Nguyễn Văn Tý),  Đăng Thuật với Giữa mạc tư khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh (Trần Hoàn), Thành Lê với Xa khơi (Nguyễn Tài Tuệ)… những giọng hát dám tìm kiếm những bài mới và hát khá sáng tạo thì lạ thiếu đi kỹ thuật cần có như xử lý sắc thái hay như cách phân phối hơi để có thể hát tốt cả bài như Thu Phương (Quảng Bình) với ca khúc Chỉ tại dòng sông đa tình (An Thuyên), Viên Thị Hường chọn hát Em yêu anh như yêu câu ví dặm (Vũ Ngọc Quang)…

Danh sách thí sinh miền Trung – Tây Nguyên lọt vào chung kết toàn quốc Sao Mai 2007:

Dòng thính phòng cổ điển:

1. Lê Anh Dũng (Thanh Hóa)

2. Lê Xuân Hào (Quảng Trị)

3. Nguyễn Trung Nhật (Thừa Thiên Huế)

Dòng dân gian:

1. Nguyễn Dăng Thuật (Hà Tĩnh)

2. Đinh Thị Thành Lê (Hà Tĩnh)

3. Lê Thị Hà Vi (Thừa Thiên Huế)

Dòng nhạc nhẹ:

1. Y Garia Nuol (Đăk Lawk)

2. Phạm Thị Ngọc Quyên (Đà Nẵng)

3.Lê Thị Mỹ Như (Phú Yên)

Dòng nhạc nhẹ được đón chờ nhiều nhất nhưng cũng lại khiến khán giả thất vọng nhất. Trừ Y Garia Nuol là một ca sỹ chuyên nghiệp khá quen thuộc với khán giả truyền hình thì các thí sinh còn lại không hề để lại cho khán giả niềm hy vọng về sự phát triển của họ. Với Y Garia, anh có tố chất nhạc nhẹ và được học hành bài bản lại giàu kinh nghiệm nên trình bày khá tốt ca khúc Khói thuốc (Hồ Trọng Tuấn).  Tuy nhiên, từng theo dõi bước đi của giọng hát này thì thấy anh bị hạn chế rất nhiều ở biên độ ca khúc mà anh trình bày, có lẽ quanh đi quẩn lại chỉ thấy Khói thuốc, 12 giờ (lời một thành viên ban giám khảo), cho nên Y Garia cần phải lưu tâm vấn đề này.

Một điều mà các thí sinh nhạc nhẹ thường rất coi nhẹ đó là xuất sứ của ca khúc, họ thường không để ý mà chỉ chú tâm vào việc biểu diễn và làm sao khoe được chất giọng khỏe khoắn của mình, điều này rất sai lầm. Hát nhạc nhẹ không có nghĩa cứ phải nhảy nhót và gào thét. Đơn cử như Em không vào chùa của Lê Minh Sơn được thí sinh Quỳnh Trang (Nghệ An) làm cho “tan nát”, “biến dạng” sai hoàn toàn ý đồ của tác giả.

Hoặc lỗi khác mà các thí sinh nhạc nhẹ thường mắc phải là hát không có cảm xúc và đi theo lối mòn.  Ngọc Quyên của chủ nhà Đà Nẵng giọng đẹp nhưng hát Không thể và có thể (Phó Đức Phương) không có gì mới và cũng chẳng thấy cảm xúc. Tệ hơn, cho dù có được ban giám khảo chọn vào vòng trong nhưng thí sinh Mỹ Như (Phú Yên) cần phải “tỉnh” để thấy rằng mình đã quá may mắn. Mỹ Như hát bài Giấc mơ của tôi nếu nhạc sỹ Anh Quân nghe được chắc chắn anh sẽ không hài lòng. Một giọng hát không xuất sắc, hát vô cảm và thiếu quá nhiều thứ để có thể trở thành một ca sỹ nhạc nhẹ.

Chọn bài sai – vấn đề muôn thuở

Không thể không nhắc lại khi mà Sao Mai và SMĐH năm nào việc chọn bài hát sai giọng cũng trở thành “vấn nạn” mà nhiều thí sinh vẫn cứ vô tư mắc phải. Một Anh Tuấn (Đà Nẵng) giọng baritone pha chút tenor khá đẹp nhưng lại chọn hát Chào em cô gái Lam Hồng (Ánh Dương) – một bài hát chỉ nên để đi biểu diễn vì nó quá quen thuộc dẫn đến nhàm chán.  Hay ca khúc Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (Hoàng Hà) được Lê Văn Khanh (Huế) chọn hát cũng quá cũ nên không thể làm mới ngoài việc hát đúng tinh thần bài hát đã là khó khăn.

Ở dòng dân gian các thí sinh lại mắc phải việc chọn bài của những ca sỹ đã quá nổi danh, những ca khúc gắn liền tên tuổi họ như Làng quan họ quê tôi (Nguyễn Trọng Tạo) từng gắn với NSND Thanh Hoa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Tý) gắn với NSND Thu Hiền… nên dễ bị so sánh, và chắc chắn là khong thể nào bằng các “ngôi sao” được, ít nhất, nếu có thì phải hát khác đi, phối khí mới hơn hoặc được dàn dựng một cách có sáng tạo, mà điều này thì không thấy xuất hiện trong đêm chung kết này. Chưa kể các thí sinh bắt chước “thần tượng” một cách lộ liễu từ việc phát âm, lấy hơi, nhả chữ.. đó là một sai lầm mà các thí sinh nên phải từ bỏ.

Kho tàng âm nhạc Việt Nam có quá nhiều ca khúc hay cả cũ và mới, những ca khúc mang đậm hơi thở cuộc sống đương đại dưới góc nhìn của các nhạc sỹ trẻ cũng xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Vậy nhưng trong các cuộc thi hát người ta thấy xuất hiện quá nhiều những ca khúc quen thuộc đến mức nhàm chán. Chính vì vậy mà thí sinh Lê Anh Dũng được cả ban giám khao, các khách mời trong trường quay S1 và khán giả Đà Nẵng dành cho nhiều cảm tình nhất khi anh chọn một bài lạ tai nhưng rất hay.

Bài hát thì nhiều, và chỉ có thí sinh nào dũng cảm và chịu khó tìm tòi, thí sinh ấy mới có cơ hội chiến thắng, con đường đi tới ngôi Sao Mai trước mặt còn rất dài, và nếu thí sinh nào quá ít “vốn” lại lười “vận động”, thí sinh đó sẽ thất bại. Chiến thắng chỉ dành cho người dũng cảm, hay ít nhất là “biết người biết ta”.

  • Việt Tùng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,