221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1241278
Bữa tiệc thịnh soạn của New York Philharmonic tại Hà Nội
1
Article
null
Bữa tiệc thịnh soạn của New York Philharmonic tại Hà Nội
,

 - Có lẽ chính Dàn nhạc giao hưởng New York cũng không thể ngờ buổi diễn đầu tiên của họ tại VN lại thành công và được công chúng tại HN chào đón nhiệt thành như thế.

Phe vé hoành hành

Mô tả ảnh.
Nghệ sĩ piano Emanuel Ax phô diễn khả năng trình diễn bậc thầy trên sân khấu Nhà hát Lớn tối 16/10.
Buổi biểu diễn đầu tiên của Dàn nhạc giao hưởng New York (New York Philharmonic) tại HN thực sự là một sự kiện đối với những người yêu nhạc cổ điển. Danh tiếng của dàn nhạc lâu đời nhất nước Mỹ này đã làm cho không khí bên ngoài Nhà hát Lớn tối16/10 thực sự nóng. Trước giờ diễn, rất nhiều người, trong đó đa phần là khán giả nước ngoài tranh thủ chụp ảnh kỷ niệm trên nền tấm băng-rôn phủ ở mặt tiền nhà hát để ghi lại sự kiện lịch sử này.

Tới đây mới thấy sự kiện này "nóng" đến mức nào với sự xuất hiện của đội quân phe vé đông đảo, cả nam lẫn nữ lên đến hơn chục người. Ngay khi vừa táp tới cổng phụ Nhà hát Lớn, rất nhiều người đã bị cánh phe vé bủa vây, mặc cả mua lại vé với mức giá từ 1,5 triệu đồng lên đến 3 triệu đồng/vé. Cảnh tượng tranh giành, níu kéo khách bên ngoài nhà hát của dân phe trước giờ diễn diễn ra hết sức lộn xộn, nhiều cuộc cãi vã, thậm chí xô xát nhẹ đã diễn ra khiến cho lực lượng công an phải can thiệp.

Đã có rất nhiều khán giả trẻ thay vì bước vào bên trong thưởng thức buổi diễn đã thực hiện một cuộc mua bán chóng vánh ngay trên bậc thềm Nhà hát Lớn và... ra về ngay trước giờ diễn. Trong khi đó, lại có không ít người tới trước buổi diễn khá lâu với hy vọng kiếm được tấm vé hiếm hoi dù giá có cao tới mấy. Do vậy, họ phải trả cho dân phe vé với giá chênh lệnh từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng so với giá gốc, để có cơ hội vào bên trong thưởng thức buổi trình diễn của dàn nhạc giao hưởng số 1 thế giới.

Cầu nối văn hoá tuyệt vời

Mô tả ảnh.
Nhạc trưởng Alan Gilbert và dàn nhạc lừng danh trên sân khấu NHL.
Đúng 20h, chương trình bắt đầu. Dàn nhạc giao hưởng New York đã khiến cho những người có mặt trong khán phòng của Nhà hát Lớn bất ngờ khi hoà tấu Quốc ca Việt Nam và Quốc ca Hoa Kỳ. Sau vài giây ngỡ ngàng ấy, tất cả cùng đứng lên để thực hiện nghi lễ chào cờ.

Ngài Michael Michalak, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam hoàn toàn đúng khi mô tả chuyến lưu diễn của Dàn nhạc giao hưởng New York như một sự kiện ngoại giao văn hoá. Hơn hết, âm nhạc chính là cầu nối giữa hai dân tộc đã từng sẻ chia một quá khứ không êm đẹp.

"HN được chọn là điểm đầu tiên trong chặng dừng chân trong tour lưu diễn Các chân trời châu Á của Dàn nhạc giao hưởng New York. Và tôi cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để chúng ta kỷ niệm mối quan hệ sâu sắc giữa Hoa Kỳ và VN bằng buổi diễn mở màn của dàn nhạc tại đây. Đây cũng là thời điểm hết sức thú vị vì dàn nhạc sẽ bắt đầu đánh dấu sự khởi đầu cho hàng loạt các sự kiện văn hoá sẽ diễn ra từ nay cho đến năm sau để kỷ niệm 1000 năm HN và 15 năm hai nước khôi phục quan hệ ngoại giao", Ngài Michael Michalak nói trong cuộc họp báo giới thiệu buổi biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng New York chiều 14/10 tại HN.

Mô tả ảnh.
Hàng trăm khán giả theo dõi buổi hoà nhạc của Dàn nhạc giao hưởng NY qua màn hình đặt tại Quảng trường CMT8 phía trước Nhà hát Lớn tối 16/10.
Sân khấu của Nhà hát Lớn không thể sạch và giản dị hơn, chỉ với một giá hoa nhỏ cùng quốc kỳ của hai nước, không phông nền giới thiệu. Có lẽ danh tiếng của dàn nhạc cùng sự hiện diện của họ lần đầu tiên tại đây đã là một sự giới thiệu quá đầy đủ.

Khán phòng Nhà hát Lớn không còn một chỗ trống, và không chỉ có 595 khán giả lấp đầy ghế ngồi trong nhà hát, công chúng yêu nhạc cổ điển đến với buổi diễn lịch sử của Dàn nhạc giao hưởng New York tối 16/10 còn nhiều hơn thế. Rất nhiều người đã phải đứng, hay "mượn" thêm vài chiếc ghế gấp của nhà hát, đặt ở những khoảng trống sau hàng ghế cuối cùng để có thể thưởng thức đêm nhạc một cách "tiết kiệm" nhất.

Tuy thế, họ còn may mắn hơn hàng trăm khán giả khác phải thưởng thức buổi biểu diễn qua hai màn hình lớn đặt bên ngoài Nhà hát Lớn trong sương đêm và cái lạnh đầu Đông của Hà Nội. Với hình ảnh và âm thanh hoàn hảo, Quảng trường CMT8 phía trước Nhà Hát Lớn tối 16/10 thực sự là một đêm tuyệt vời dành cho những người yêu nhạc cổ điển. Trong khi đó, khu vực dành cho khán giả bên trong Nhà hát Lớn im phăng phắc, nhường chỗ cho những âm thanh tuyệt hảo.

Đêm nhạc đẳng cấp thượng hạng

Mô tả ảnh.
Nhạc trưởng Alan Gilbert và các nghệ sĩ của dàn nhạc phải chào khán giả nhiều lần để đáp lại những tràng pháo tay nhiệt liệt.
Người yêu nhạc đã được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn với khả năng trình diễn bậc thầy của các nghệ sĩ đến từ Dàn nhạc giao hưởng New York. Đêm nhạc 16/10 có thể nói là đêm nhạc của Beethoven. Bản Concerto số 4 dành cho piano đã thực làm người nghe "choáng váng" với khả năng trình diễn ở một đẳng cấp rất cao của dàn nhạc và kỹ thuật chơi điêu luyện của nghệ sĩ piano lừng danh Emanuel Ax.

Phần solo của nghệ sĩ gốc Ba Lan này khiến cho nhiều người kinh ngạc và ngưỡng mộ. Nghệ sĩ piano 60 tuổi từng giành giải Grammy chinh phục cả những khán giả khó tính nhất với phần trình diễn tinh tế, phô diễn kỹ thuật biểu diễn bậc thầy. Việc Emanuel Ax trở lại biểu diễn với Dàn nhạc giao hưởng New York cũng như có mặt trong tour lưu diễn châu Á này có thể coi là một "đặc ân" với những người yêu nhạc cổ điển. Bởi hiếm khi công chúng yêu nhạc Việt Nam được nghe Emanuel Ax, một trong những nghệ sĩ piano cổ điển xuất sắc nhất thế giới đương đại trình diễn trực tiếp.

"Dàn nhạc chơi ở một đẳng cấp rất cao, mang đến một đêm nhạc chất lượng, có chiều sâu. Bản thân tôi rất sức yêu thích bản Concerto số 4 dành cho piano và cũng đã hướng dẫn học sinh chơi rất nhiều. Có thể nói nghệ sĩ Emanuel Ax đã hiểu tác phẩm này hết sức sâu sắc và thể hiện nó với tất cả những tinh thần mà nó có thể có được. Tôi thấy phần 1 của đêm diễn rất hoàn hảo", NSND Trần Thu Hà, nguyên Giám đốc Học viện âm nhạc quốc gia chia sẻ với VietNamNet.

Nửa cuối buổi trình diễn đầu tiên mới thực sự là một sự kiện. Với sự dẫn dắt của Alan Gilbert, Dàn nhạc giao hưởng New York đã thực hiện hoàn hảo Bản giao hưởng số 7 của Beethoven. Sinh trưởng tại New York nhưng vị nhạc trưởng 42 tuổi này lại mang trong mình một nửa dòng máu Nhật Bản, do vậy Alan Gilbert mang đến cho khán giả một cảm nhận riêng. "Dàn nhạc chơi ở một trình độ cao, chuyên nghiệp, thể hiện sự tinh tế của một nhà chỉ huy gốc châu Á", ông Ngô Văn Thành, Giám đốc Học viện âm nhạc quốc gia nhận xét.

Mô tả ảnh.
Khán phòng Nhà Hát Lớn cuối đêm diễn dường như nổ tung vì những tràng pháo tay tán thưởng.
Khi bản giao hưởng số 7 của Beethoven kết thúc, khán phòng Nhà hát Lớn dường như nổ tung với những tràng pháo tay không dứt. Nhạc trưởng Alan Gilbert liên tục phải ra sân khấu chào khán giả. Ông biểu thị sự xúc động của mình bằng cái cúi đầu cùng bàn tay đặt lên ngực trái. "Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều. Chúng tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi được biểu diễn tại Hà Nội", Alan Gilbert nói. Và để đáp lại tình cảm ấy, Dàn nhạc giao hưởng New York đã phải chơi hai bản nhạc "bonus" mới đủ quyết tâm để kết thúc buổi diễn.

Tuy vậy, vẫn còn đâu đó một chút tiếc nuối. "Tôi rất thích phần trình diễn solist. Nhưng với dàn nhạc thì tôi mong đợi nhiều hơn. Tất nhiên họ vẫn chơi ở một đẳng cấp rất cao. Nhưng về phần trình diễn cũng như cảm xúc thì tôi không cảm nhận được nhiều của họ. Có cảm giác họ chơi tác phẩm này rất nhiều lần nên cảm xúc không được nhiều. Nếu mà ở Mỹ thì tôi nghĩ họ sẽ chơi khác", nghệ sĩ violin Bùi Công Duy chia sẻ sau khi kết thúc đêm diễn 16/10.

Dàn nhạc giao hưởng New York chơi bản giao hưởng số 7 của Beethoven trong cả hai đêm diễn tại HN. Sự khác biệt duy nhất giữa hai buổi diễn là thay vì chơi lại bản concerto số 4 dành cho Piano của Beethoven vào đêm 16/10, buổi biểu diễn thứ hai của Dàn nhạc giao hưởng New York tại Nhà Hát Lớn HN tối 17/10 giới thiệu bản concerto dành cho violin của Brahms. Sau Hà Nội, điểm công diễn đầu tiên của Dàn nhạc giao hưởng New York tại Đông Nam Á, 
New York Philharmonic sẽ công diễn tại Singapore.

  • Bài và ảnh, Bích Hạnh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,