221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1233153
Chủ quyền biển đảo từ những lá thư...
0
Article
null
Chủ quyền biển đảo từ những lá thư...
,

 - Theo TS. Nguyễn Nhã, tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam không chỉ có trên bản đồ, sách vở mà còn có rất nhiều ở những hình thức văn bản khác như châu bản, bản tấu...

Hàng trăm bản đồ cổ ghi Trường Sa - Hoàng Sa của Việt Nam

Bản đồ trạm khí tượng Trường Sa - Hoàng Sa năm 1940 của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

Chủ quyền biển đảo của Việt Nam được khẳng định bằng nhiều tư liệu, hiện vật quý trong triển lãm Hoàng Sa và Trường Sa - biển đảo Việt Nam khai mạc ngày 1/9/2009 tại TP.HCM.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho Ban tổ chức triển lãm mượn đến 40 bản đồ cổ Việt Nam, cùng 4 cuốn sách nghiên cứu về Trường Sa - Hoàng Sa. Tuy nhiên do diện tích phòng trưng bày có hạn, số lượng bản đồ được chọn treo không nhiều.

Nhà sử học có bộ sưu tập bản đồ cổ nhiều nhất Việt Nam này khẳng định: "Từ năm 1525, người phương Tây đã có hàng trăm bản đồ vẽ biển Đông, trong đó ghi Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam. Không có bản đồ nào nói hai quần đảo này là của Trung Quốc".

Tiến sĩ Nguyễn Nhã, người có luận án tiến sĩ về xác lập chủ quyền Trường Sa - Hoàng Sa của Việt Nam, đóng góp cho triển lãm bằng chính luận án này, cùng một Tập san Sử Địa, tập san chuyên ngành sử địa đầu tiên do ông cùng bạn bè thành lập từ năm 1966 khi còn là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn.

Tập san Sử Địa số 29 rất dày, đăng nguyên một đặc khảo (chuyên đề) về Trường Sa - Hoàng Sa, xuất bản tháng 1/1975 với rất nhiều bài viết, nghiên cứu công phu của các nhà khoa học, chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết: "Tôi đang sở hữu tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ rất quý có từ năm 1838 thể hiện rõ chủ quyền Trường Sa - Hoàng Sa, trong đó ghi chính xác tọa độ cùng dòng chữ "Paracel seu Cat Vang", tiếng Latin có nghĩa là "Paracel hay là Cát Vàng", tức Hoàng Sa".

"Tôi đã in tấm bản đồ này ra hàng nghìn bản nhưng rất tiếc nó không có mặt ở triển lãm. Đây là bản đồ khách quan nhất, chính xác nhất do người phương Tây vẽ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông", TS. Nhã khẳng định.

Chủ quyền biển đảo trên những cánh thư

Lá thư của chiến sĩ Lương Ngọc Quý

Trong nhiều hiện vật tại triển lãm, có những vật lưu niệm do bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP.HCM tặng lại cho Bảo tàng TP.HCM sau chuyến đi thăm chiến sĩ Trường Sa trở về. Đáng chú ý, có bức thư viết tay với những con chữ khá nắn nót của chiến sĩ Lương Ngọc Quý ở đảo Phan Vinh.

Lá thư trên trang giấy học trò chứa đựng tình cảm chân thành của chiến sĩ hải quân 19 tuổi này có đoạn: "Hôm nay, nhân dịp tàu hậu cần ra thăm và tiếp lương thực cho đảo, cháu tranh thủ ghi mấy dòng hỏi thăm sức khỏe của dì... Cháu vẫn giữ mãi ấn tượng với dì, cháu viết lá thư này không biết có đến được với dì không vì cháu không có địa chỉ cụ thể và biết dì bận nhiều công việc...".

Người chiến sĩ trẻ với lá thư không ghi rõ địa chỉ nơi đến ấy với dòng mở đầu "chắc dì ngạc nhiên lắm khi nhận được lá thư này", hẳn cũng sẽ "ngạc nhiên lắm" nếu biết cánh thư qua nghìn trùng sóng nước của mình đang được đặt trang trọng trong hộp kính.

TS. Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bảo tàng TP.HCM cho biết, đây là lần đầu tiên bảo tàng thực hiện triển lãm chuyên đề về Trường Sa - Hoàng Sa nên hiện vật, tư liệu sưu tầm chưa được nhiều (gần 150 hiện vật, hình ảnh). Ông Tuấn cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục khai thác các tư liệu cổ, bản đồ khắc gỗ, sách cổ từ các trung tâm lưu trữ để tập hợp thành chuyên đề lớn hơn trong tương lai".

Theo TS. Nguyễn Nhã, tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam không chỉ có trên bản đồ, sách vở mà còn có rất nhiều ở những hình thức văn bản khác. Chẳng hạn châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại năm 1939 - văn bản cấp nhà nước - khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trong đó có Trường Sa - Hoàng Sa, bản tấu của tỉnh Quảng Ngãi ngày 19 tháng 7 năm 1838 xin miễn thuế cho những thuyền đi Hoàng Sa đo đạc, châu bản ghi đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật chỉ huy đi cắm mốc xác lập chủ quyền trên đảo Hoàng Sa hàng năm từ 1836, v.v...

Triển lãm có một số thiếu sót như bản chụp văn khao lề thế lính Hoàng Sa năm Tự Đức thứ 20 (1867) chú thích sai thành Trường Sa, hoặc chưa có tư liệu cho thấy rõ đội Bắc Hải, đội quân quản lý, khai thác biển Đông trên quần đảo Hoàng Sa thời Nguyễn.

Tuy vậy, TS. Nguyễn Nhã đánh giá: "Triển lãm rất có ý nghĩa trong việc góp phần tăng cường nhận thức cho người dân về ý thức chủ quyền Trường Sa - Hoàng Sa và biển đảo Việt Nam".

Cũng như lá thư cũ của anh lính trẻ Trường Sa, đặt bên chiếc mũ hải quân, sẽ cho những người sống bình yên ở đất liền thêm một hình dung về những chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió, đang chắc tay súng giữ yên vùng trời, vùng biển biên cương Tổ quốc.

 Một số hình ảnh tại triển lãm:

 
Mô tả ảnh.
Đại tướng Lê Đức Anh thay mặt chiến sĩ Trường Sa đọc lời thề sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc 
Mô tả ảnh.
Lính đảo Sinh Tồn Đông tập luyện chiến đấu
Mô tả ảnh.
Tư lệnh hải quân kiểm tra cột mốc chủ quyền
Mô tả ảnh.
Chuyến hàng đầu tiên ra đảo Song Tử Tây
Mô tả ảnh.
Cơ sở hành chính trên quần đảo Hoàng Sa thời Pháp
Mô tả ảnh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra vùng biển đảo Trường Sa
Mô tả ảnh.
Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại năm 1939 liên quan đến Trường Sa - Hoàng Sa
Mô tả ảnh.
Văn khao lề thế lính Hoàng Sa năm 1867
DSCF2299.jpg
Học trò trên đảo Trường Sa
Mô tả ảnh.
Những ấn phẩm khẳng định chủ quyền biển đảo
  • V.Tiến

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,