221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1226239
Body-art, Video-art có "kênh" với hội lễ Lảnh Giang?
1
Article
null
Body-art, Video-art có 'kênh' với hội lễ Lảnh Giang?
,

 - Không phủ nhận việc người dân đến xem lễ hội rất hào hứng,  nhưng PGS Lê Hồng Lý khẳng định: lễ hội không phải là một buổi trình diễn sân khấu hóa.

Mô tả ảnh.

Body-art trong diễn trình lễ hội (nguồn viettems.com)

Tối 23/7/2009, lễ hội đền Lảnh Giang 2009 đã khai hội khá tưng bừng. Theo lời Ban tổ chức thì đây là lần đầu tiên lễ hội được nâng cấp lên quy mô lớn, lần đầu tiên phục dựng huyền tích các vị thánh, diễn xướng hầu thánh Lảnh Giang. Hấp dẫn bởi quy mô và phục dựng ấy, dân bản địa và các vùng phụ cận cũng như báo giới đã đổ dồn về Lãnh Giang rất đông đúc.

Nhiều người đến từ sáng sớm để chứng kiến phần Lễ theo nghi thức truyền thống với lễ cáo yết, rước kiệu, lễ dâng hương...; một số khác đến vào tầm chiều chỉ để xem các hoạ sĩ đương đại trình diễn màn vẽ body - art (vẽ lên thân thể phơi trần nửa trên của các trai làng Lảnh Giang). Tầm 19h30 thì cả dân chúng lẫn báo chí, truyền hình bao quanh sân khấu được dựng ở cuối hồ nước, hồi hộp chờ xem nghệ thuật đương đại sẽ được đưa vào lễ hội như thế nào?

Tiếc thay, phần phục dựng tái hiện huyền tích của các vị thánh đền Lảnh diễn ra khá đơn giản. Chủ yếu là giọng đọc vang lên kể lại thánh tích Lảnh Giang. Còn trên sân khấu chỉ xuất hiện 2 cảnh: bọc trứng nở ra 3 con rắn và cảnh 3 con rắn uốn lượn dưới lòng hồ. Thời lượng mỗi cảnh khá dài nên tạo cảm giác đơn điệu thấy rõ. 

Mô tả ảnh.

Trai làng được chọn vẽ màu lên cơ thể...

Toàn bộ phần còn lại của đêm khai hội tập trung vào màn diễn xướng hầu thánh từ sân khấu bên hồ nước vào đến tận sân đền. Từ diễn xướng của "cô" thủ từ đền Lảnh Giang đến diễn xướng tập thể với sự tham gia của đông đảo thanh niên xã được "phục trang" thành 60 cô đồng.

Ưu điểm lớn nhất của lễ hội là sự háo hức tò mò của đông đảo người dân xã Mộc Nam. Nhưng bên cạnh đó là những băn khoăn không nhỏ.

Cảm giác băn khoăn đầu tiên nằm ở khái niệm "phục dựng". Đã là phục dựng thì phải dựa trên các yếu tố gốc đã được khảo sát kỹ nhưng cho đến nay mới chỉ có khảo sát khá sơ lược của Bảo tàng Hà Nam. Trọng tâm của lễ hội có thực sự đặt vào phần diễn xướng hầu thánh hay không, trình tự diễn trình hội lễ cụ thể như thế nào, màn lên đồng của một cô đồng hay là lên đồng tập thể v.v... là những điểm rất khó xác định. Mặt khác, hiện tượng lên đồng, nhập đồng là yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện trong hội lễ hay nó là một phần bắt buộc phải có trong lễ hội, nó mang ý nghĩa gì v.v..? Dù thế nào đi chăng nữa thì hiện tượng lên đồng, hầu đồng trong lễ thức dân gian cũng không thể "sân khấu hoá" được.   

Băn khoăn lớn thứ hai nằm ở "điểm nhấn" của lễ hội năm nay là việc đưa nghệ thuật đương đại vào phần khai hội. Được quảng bá rất rầm rộ, nhưng sự kết hợp trên thực tế lại tạo cảm giác gượng ép. Video - art chỉ là một màn hình lặp đi lặp lại cảnh đi lại của 3 thanh niên đã được vẽ body - art (trong vai ba vị thần), tạo cảm giác quá xơ cứng và thừa thãi.

Body-art có phần rầm rộ hơn với khoảng 20 thanh niên được tô vẽ từ đầu đến chân, nhưng sẽ rất khó cắt nghĩa vì sao các thanh niên này lại được "tô vẽ" những mảng màu này mà không phải những mảng màu khác? Vẽ khác đi có ảnh hưởng gì không? Tại sao?... Đặc biệt hơn, các thanh niên được vẽ màu lên cơ thể này chỉ để đứng im trên sân khấu theo kiểu "có cũng được mà không có cũng chẳng sao".

PGS-TS Lê Hồng Lý (Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa) khẳng định, xét về mặt nghi lễ thì sự có mặt của những thanh niên được vẽ theo kiểu body - art là không chuẩn, thậm chí là sự "phỉ báng" thần thánh. Còn nếu biến họ thành cờ người, hay hộ pháp của bộ bát bửu thì ý nghĩa của những hình vẽ đó là gì? Vì sao họ lại đứng đó? Hay chỉ để cho lạ?

Không phủ nhận việc người dân đến xem lễ hội rất hào hứng,  nhưng PGS Lý khẳng định, "lễ hội không phải là một buổi trình diễn sân khấu hóa".

  • Khánh Linh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));