221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1223581
Hầu thánh Lảnh Giang bằng DJ và video-art
0
Article
null
Hầu thánh Lảnh Giang bằng DJ và video-art
,

Muốn mỗi lễ hội có bản sắc riêng của mình, mỗi thời đại phải có sự bổ sung, sáng tạo thêm. Có những cái đời trước chưa làm (bởi những giới hạn về kinh tế, công nghệ…) thì đời sau có thể bổ sung thêm - TS Bùi Quang Thắng.

LTS- Trong lễ hội đền Lảnh Giang (xã Mộc Nam, Duy Tiên - Hà Nam) năm nay (tổ chức từ 23 - 26/7/2009), diễn xướng tái hiện huyền tích các vị thánh được thờ ở đền  Lảnh Giang  sẽ được phục dựng. Và điểm lạ của nó nằm ở chỗ: đưa nghệ thuật đương đại vào diễn trình nghi lễ hầu thánh: video art, performance art và âm nhạc lúc kỳ ảo, lúc dồn dập.

Rất khó tưởng tượng được các vị thánh của đền Lảnh Giang chứng giám những màn trình diễn nghệ thuật đương đại mang đậm dấu ấn văn hoá tây phương xa lạ sẽ phản ứng như thế nào, nhưng  có thể "rụt rè"  băn khoăn: nghệ thuật đương đại mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, còn chưa nhận được sự đồng thuận ngay cả trong giới làm nghệ thuật, thì những người dân, chủ nhân của hội làng, sẽ quá khó để tạo đồng cảm.

Hát hầu thánh, hát cửa đình bao gồm cả các tích trò... theo truyền thống chỉ nhằm tái hiện lại sự tích, thần tích riêng của làng xã. Mối cộng cảm gắn bó dân làng cũng nảy sinh và được vun bồi qua các diễn trình nghi lễ mang tính "uống nước nhớ nguồn" như vậy.  Việc đưa thêm "yếu tố mới" vào "yếu tố gốc" ở phần Lễ là rất hiếm gặp. Đặc biệt, việc đưa thêm yếu tố mới không thuộc văn hoá Việt vào yếu tố gốc thuần Việt thì lại càng chưa có tiền lệ.

Với những băn khoăn như vậy, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam), đạo diễn chương trình.

Tam quan đền Lảnh Giang.
Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã dựa vào những tư liệu nào để phục dựng diễn xướng tái hiện huyền tích của các vị thánh đền Lảnh Giang và diễn xướng hầu Thánh cho đúng với tinh thần lễ hội trong quá khứ? 

- Chúng tôi sử dụng tư liệu của nhà đền (do các nhà bảo tàng của Tỉnh Hà Nam biên soạn) để làm căn cứ phục dựng diễn xướng tái hiện huyền tích các vị thánh đền Lảnh Giang.

Còn diễn xướng hầu thánh là việc thường ngày và muôn thủa của các cộng đồng theo tín ngưỡng tứ phủ hay Đức Thánh Trần. Việc làm của chúng tôi chỉ là: tập hợp họ vào một môi trường diễn xướng đặc biệt hơn, có tổ chức hơn.

Vì sao Viện lại có ý định đưa nghệ thuật đương đại vào những màn diễn xướng cổ truyền này? Xử lý độ kênh giữa hát hầu thánh, tích trò truyền thống với nghệ thuật đương đại vốn dĩ còn xa lạ cả với công chúng hiện nay ra sao? 

- Chúng tôi muốn đưa nghệ thuật đương đại về với cộng đồng. Từ trước đến nay, nghệ thuật đương đại ở Việt Nam mới chỉ được coi là những thử nghiệm của giới nghệ sĩ, khán giả của loại hình này chỉ là một nhóm thiểu số và môi trường xã hội của nó mới chỉ dừng lại ở các salon nghệ thuật (thường là được sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài). Tại sao chúng ta không phổ cập hoá, đại chúng hoá loại hình nghệ thuật này và tạo cho nó một đời sống trong các cộng đồng cư dân khi có điều kiện?

Một điều cũng rất quan trọng nữa là: Muốn mỗi lễ hội có bản sắc riêng của mình, mỗi thời đại phải có sự bổ sung, sáng tạo thêm. Có những cái đời trước chưa làm (bởi những giới hạn về kinh tế, công nghệ…) thì đời sau có thể bổ sung thêm. Đây là xu hướng mới của các nước phát triển trên thế giới trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá.

Cuối cùng, tổ chức lễ hội thực chất là tổ chức một sự kiện. Vì vậy, trên phương diện truyền thông đại chúng việc đưa nghệ thuật đương đại một cách hài hoà vào lễ hội cổ truyền sẽ có sức hấp dẫn mạnh hơn là những lễ hội được tổ chức theo cách thông thường.

Không gian phục dựng sẽ theo thời gian nào trong quá khứ (Thế kỷ nào, triều đại nào)? Ta có tư liệu đáng tin cậy để chọn được nét nhạc, trang phục... để phục dựng gần đúng với nguyên gốc không?

- Chúng tôi không chú trọng đến việc phục nguyên những chi tiết như trang phục, âm nhạc… mà chỉ chú trọng đến tính tập thể của các diễn xướng và hiệu quả của nó, vả lại chúng ta làm gì có những tư liệu như thế?

Liệu có khoảng cách giữa những người dân mộc mạc với thứ nghệ thuật đương đại có phần hào nhoáng này không? Phản ứng của chủ nhân lễ hội cho đến thời điểm này ra sao, thưa anh?

- Có một nhà nghiên cứu đã nói: nhiều khi cái mới chính là cái cũ bị lãng quên. Nghệ thuật đương đại ở một phương diện nào đó, cũng chính là cái cũ bị lãng quên (!?). Có thể lấy những ví dụ trong các lễ hội cổ truyền của các tộc người ở Việt Nam để chứng minh điều này: Nghệ thuật cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên luôn là một thành tố không thể thiếu trong các nghi lễ như bỏ mả, đâm trâu, mừng cơm mới… nghệ thuật ở đây mang tính chức năng nghi lễ.

Mặt khác, khi nghệ thuật đương đại được tách khỏi môi trường của các bảo tàng, triển lãm và được đưa vào lễ hội với tư cách là một nghi tiết trong diễn trình lễ hội thì chức năng chính của nó lại là chức năng nghi lễ. Khi tham dự lễ hội người dân sẽ thưởng thức các sáng tạo của các nghệ sĩ đương đại theo cách của họ. Họ không bận tâm đến chuyện nghệ thuật đương đại là gì, họ không tách rời các tác phẩm của thời đương đại ấy ra khỏi diễn trình nghi lễ, nói cách khác, họ không thưởng thức chúng như là những tác phẩm nghệ thuật đơn lẻ. 

  • Khánh Linh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,