221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1140338
Rạp phim Hà Nội: "Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra"
1
Article
null
Rạp phim Hà Nội: 'Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra'
,

 - Trong khi có rạp chiếu hoặc là đóng cửa, hoặc hoạt động thoi thóp thì rạp chiếu khác lại phải tận dụng không gian chật hẹp xây thêm phòng chiếu để giải quyết tạm thời tình trạng quá tải.
Kẻ ăn không hết...

Khán giả thường xuyên lui tới cụm rạp MegaStar Hà Nội dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người đứng xếp hàng dài trước quầy vé trong những dịp cuối tuần và các phòng chiếu thường xuyên kín mít.

 

8 phòng chiếu vẫn là chưa đủ với MegaStar. Ảnh: Hạnh Phương

Nhiều phim ăn khách còn được chiếu "interlook" đồng thời tại nhiều phòng chiếu để đáp ứng nhu cầu quá lớn của khán giả.

Việc mua được vé xem phim với một chỗ ngồi ưng ý vào những suất chiếu giờ cao điểm cuối tuần và dịp lễ tết tại cụm rạp này thực sự là một... thách thức.

Do chưa tìm được địa điểm ưng ý để mở thêm một cụm rạp mới nên MegaStar đã quyết định tận dụng khoảng không gian trống ở sảnh lớn để làm thêm 2 phòng chiếu mới, nhằm giải quyết tạm thời tình trạng quá tải tại cụm rạp này vào dịp Tết âm lịch tới.

Ngoài cụm rạp MegaStar Hà Nội, Trung tâm chiếu phim Quốc gia (TTCPQG) cũng đang là điểm hút khán giả chủ yếu tại Hà Nội. Mặc dù bên trong các rạp chiếu không thay đổi gì nhiều nhưng TTCPQG đã có sự cải tạo đáng kể ở sảnh, khu vực bán vé, kết hợp thêm các loại hình giải trí khác, cộng thêm giá vé bình dân, chỉ 30.000 VNĐ, nên đang làm ăn khá phát đạt và thu hút lượng lớn khán giả trẻ, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên.

Người lần không ra

Đối lập với sự khởi sắc của hai địa điểm trên, rất nhiều rạp chiếu phim ở HN đang rơi vào cảnh chợ chiều.

Rạp Fansland, vốn nổi tiếng một thời với việc chiếu các bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới đã ngừng chiếu phim từ vài tháng trước vì tình trạng ế ẩm kéo dài, quay về chức năng chính là phát hành phim cho Quân đội.

Rạp Đặng Dung chưa đến mức đóng cửa như Fansland nhưng hoạt động vô cùng yếu ớt. Chị Kim Dung, quản lý rạp Đặng Dung cho biết: "Do rạp không ở vị trí trung tâm, lại nằm ở phố chuyên bán điện thoại nên không có mấy người đến xem. Thêm nữa, phim chiếu tại rạp chủ yếu là phim cuối nguồn, nguồn cung cấp ít, phòng chiếu lại nhỏ, máy móc quá cũ nên lượng khách nói chung rất vắng".

Rạp Tháng 8 nổi tiếng một thời dù nằm ở vị trí cực đẹp trên phố Hàng Bài nhưng sự xuống cấp về cơ sở vật chất theo thời gian là điều nhận thấy rõ. Ngoại trừ những ngày lễ, vài suất chiếu vào giờ cao điểm cuối tuần và sự xuất hiện của các bộ phim "hot", còn lại thì "vắng như chùa bà đanh". Có suất chiếu dù vào tối thứ 6 ở phòng chiếu số 1, phòng chiếu lớn nhất cũng chỉ có hơn chục người xem.

 

Những rạp chiếu xuống cấp đang đánh mất khán giả. Ảnh: Hạnh Phương

 

 Ông Nguyễn Kim Hòa, Phó rạp thường trực thừa nhận: "Vào những ngày thường, từ thứ 2 đến thứ 6 lượng khán giả đến xem suất chiếu ban ngày chỉ có khoảng chục khách. So với rạp MegaStar thì mình kém hơn họ về cơ sở vật chất và nội thất, còn máy móc như nhau".

Các phim chiếu tại rạp Tháng 8 khá phong phú nhưng do cơ sở vật chất quá cũ, hệ thống âm thanh không đạt quy chuẩn... nên đã đánh mất lượng khán giả đáng kể về các rạp chiếu chất lượng. Do vậy, ngay sau Tết âm lịch, Tháng 8 sẽ tiến hành cải tạo để hút khách.

Chung quy chỉ tại... khán giả

Nguyên nhân dẫn đến tình cảnh bi đát của các rạp chiếu phim Hà Nội không đơn giản chỉ do nằm ở vị trí không đẹp, dịch vụ kém, cơ sở vật chất lạc hậu... mà bắt nguồn từ một nguyên nhân khác, rất dễ hiểu nhưng lại có tính quyết định đến sự sống còn của các rạp chiếu phim.

Văn hóa xem phim hiện nay đã thay đổi, khái niệm đến rạp xem phim đã được thay thế bằng khái niệm đến rạp thưởng thức phim.

Sự bùng nổ của hệ thống truyền hình cáp, truyền hình số với hàng chục kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có các kênh chuyên về phim nước ngoài như: HBO, Star Movies, Cinemax... chiếu phim liên tục 24/24h với phụ đề tiếng Việt tạo cơ hội cho khán giả VN tiếp cận nhiều hơn với phim ảnh nước ngoài.

Thêm vào đó, sự ra đời của các kênh chiếu trực tuyến cùng hệ thống DVD phong phú là khiến việc tiếp cận với phim ảnh thế giới trở nên khá dễ dàng.

Với nhiều kênh tiếp cận phong phú như vậy, bộ phận khán giả thích ra rạp sẽ chỉ muốn thưởng thức những bộ phim hay nhất, mới nhất tại các rạp hiện đại, đạt chuẩn quốc tế về âm thanh, hình ảnh và rạp chiếu. Nhiều người chung quan điểm, "đến rạp để xem những thước phim méo mó đi kèm với thứ âm thanh đầy sạn trên những chiếc ghế chỉ chực sập thì chẳng thà ngồi nhà xem phim trên "màn hình rộng" còn hơn, dù giá vé có thể gấp đôi".

Đi kèm với sự phát triển về kinh tế và nhu cầu giải trí cao cấp ngày càng lớn của khán giả ở các đô thị, sự xuất hiện của các rạp chiếu hiện đại là tất yếu. Điều này buộc các rạp chiếu "nhàng nhàng" phải thay đổi, phải nâng cấp nếu như không muốn đóng cửa vì ế khách.

  • Bích Hạnh
     

 

     

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,