221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1083640
Văn hóa có phải chuyện "cờ, đèn, kèn, trống..."?
1
Article
null
Văn hóa có phải chuyện 'cờ, đèn, kèn, trống...'?
,

  - Văn minh kỹ trị mang tính thực dụng đã tác động đến văn hóa như thế nào và tại sao lại có sự lệch nhịp ngày càng rõ giữa kinh tế và văn hóa đến như vậy? 

Khuê Văn Các - Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Văn hóa là động lực phát triển, ai cũng nhớ mệnh đề quan trọng này nhưng trên thực tế, khái niệm văn hóa thường bị diễn giải theo chiều hướng là "cờ đèn kèn trống....". Đã có thời, ngân sách chi cho văn hóa quy định là 21% nhưng xuống đến tỉnh thì con số này bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang những lĩnh vực thiết yếu cho cuộc sống hơn như điện, đường, trường, trạm... xuống đến huyện, xã  lại bị chuyển đổi nữa nên thực chất mẩu bánh ngân sách chi cho văn hóa teo tóp đến mức chỉ là con số tượng trưng.

Nghĩa là ngay trong nhận thức và cách ứng xử với văn hóa đã có sự nhất quán "cắt xén" từ trên xuống dưới và hậu quả là "động lực phát triển" không hề được coi trọng.

Tính từ mốc thời kỳ đổi mới 1986 đến nay, những lĩnh vực kinh tế, khoa học đã có sự phát triển và mỗi cá nhân đều được hưởng lợi từ thành quả của nó nhưng ở lĩnh vực văn hóa thì ngược lại. Với kinh tế, chúng ta đã chấm dứt nạn đói thông qua công cuộc xóa đói giảm nghèo; với khoa học ứng dụng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong 10 năm qua đã có sự phát triển vượt bậc nhưng sẽ rất khó khăn khi chọn ra một cái gì đó tương ứng trong lĩnh vực văn hóa nếu không muốn nói là không tìm được hoặc nếu có tìm thì kết quả sẽ là cái mà chúng ta không mong muốn.

Xét cho cùng thì văn hóa, theo V. Soloviev, bao gồm 3 quan hệ ứng xử của con người: Ứng xử với cái thấp hơn nó (thế giới tự nhiên), ứng xử với cái ngang bằng nó (giữa con người với con người) và ứng xử với cái cao hơn nó (tôn giáo).

Trong cả 3 quan hệ ứng xử này chúng ta đều làm chưa tốt. Trong chuyến đi thăm lại Tây Nguyên đầu năm 2008, nhà văn Nguyên Ngọc chứng minh cho giới trí thức cùng đoàn thấy bằng mắt rằng đường xá mở đến đâu thì rừng già Tây Nguyên mất đến đấy. Văn hóa các tộc người Tây Nguyên gắn với rừng, mất rừng thì cồng chiêng Tây Nguyên dù đã được UNESCO phong tặng là Kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại cũng đâu còn nhiều ý nghĩa?

Bánh chưng bị mốc và bánh dầy độn mút xốp 2008.
Trong quan hệ với cái cao hơn nó, cụ thể là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, uống nước nhớ nguồn... chỉ tính mấy sự kiện gần đây nhất cũng thấy rất đáng báo động. Chiếc bánh chưng cực lớn dâng lên vua Hùng đúng ngày Quốc giỗ bị thiu mốc, vữa nát, còn chiếc bánh dầy có kích thước cũng cực đại nhưng ruột độn toàn mút xốp. Không thể tin được đồ dâng cúng tổ tiên mà lại làm theo cách gian dối, hình thức chỉ để quảng bá cho thương hiệu của đơn vị sản xuất mà xem nhẹ cõi tâm linh của cả dân tộc! Thành tâm uống nước nhớ nguồn thì chẳng thấy đâu mà cách làm đại khái qua quýt chỉ vị danh tiếng của mình như vậy sẽ bị các cụ ngày xưa chỉ đích danh là "buôn thần bán thánh".

Có là lạc hậu nếu bàn đến các đức tính tốt đẹp được dân tộc hun đúc suốt mấy ngàn năm thành thói quen ứng xử, thành đạo lý làm người như: lòng tốt, can đảm, biết nhường nhịn, kính già yêu trẻ, lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân... Văn hóa bộc lộ qua những khái niệm này cần phải là thực chất và nó không chấp nhận bệnh hình thức phô trương quá lố. 

Văn minh kỹ trị mang tính thực dụng đã tác động đến văn hóa như thế nào và tại sao lại có sự lệch nhịp ngày càng rõ giữa kinh tế và văn hóa đến như vậy? Đa số tri thức được hỏi đều đổ lỗi và quy hết tội cho ngành giáo dục, nhưng liệu có hợp lý khi cũng vẫn hệ thống giáo dục ấy trong những giai đoạn trước đây đã không xảy ra tình trạng buồn tẻ vô vị như bây giờ?

Xin mời độc giả cùng tham gia vào mạch bài này cùng với các nhà văn hóa học, khoa học, sử học v.v... để làm rõ vấn đề.

  • Ban Văn hóa VietNamNet

Bài viết tham gia chuyên đề: "Sự phát triển lệch pha giữa kinh tế và văn hóa" xin gửi về tòa soạn theo cách sau:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,