Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng:
''Mỹ thuật trẻ Việt Nam ít bộc lộ ý kiến cá nhân''
15:52' 19/05/2003 (GMT+7)
Sau nhiều cơ hội tiếp xúc với mỹ thuật quốc tế, mỹ thuật trẻ trong nước đã phát triển. Nhiều cuộc triển lãm tranh của Việt Nam ở nước ngoài ít nhiều để lại ấn tượng tốt trong lòng người xem. Nhiều hoạ sĩ trẻ đã khẳng định được mình, có chỗ đứng trong thị trường, hội nhập được với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên cũng không ít người cho rằng hội hoạ trong nước đang ngày một xa rời đời sống dân tộc.

Một cuộc trò chuyện giữa báo chí với nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng về những vấn đề liên quan đến hội hoạ trẻ hiện nay.

- Hiện nay mỹ thuật trẻ được coi là phần năng động và có nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực nghệ thuật ở Việt Nam kể từ sau thời kỳ đổi mới. Ý kiến của ông như thế nào?

- Hoạt động của mỹ thuật trẻ ở bất cứ nền mỹ thuật nào cũng có tính chất tiên phong vì nhu cầu thay đổi thường xuất phát từ giới trẻ. Sau đổi mới, văn hoá, kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự hội nhập, hội hoạ là lĩnh vực đi đầu bởi: ngôn ngữ hội hoạ có tính chất quốc tế, không cần phiên dịch; tổ chức triển lãm thường mang tính cá nhân, đơn giản hơn rất nhiều so với các loại hình nghệ thuật khác; giá trị của nó đột nhiên được phát hiện và được thấy rất đặc biệt so với thành tựu của nghệ thuật khác; giá trị của nó đột nhiên được phát hiện và được thấy rất đặc biệt so với thành tựu của nghệ thuật Đông Nam Á; hình ảnh của hội hoạ chính là dấu ấn của xã hội qua từng thời kỳ mà người xem có thể thấy ngay được hình ảnh Việt Nam như thế nào. Bốn vấn đề trên nằm gọn trong những sáng tác của hoạ sĩ trẻ.

- Những năm gần đây, nhiều tài năng trẻ đã khẳng định mình bằng các gallery trong và ngoài nước, có uy tín quốc tế, đã kiếm sống và giàu lên nhờ nghề vẽ. Khi các giá trị nghệ thuật chuyển thành giá trị kinh tế, theo ông, liệu mỹ thuật trẻ có giữ được bản sắc dân tộc?

-  Trong hơn 10 năm liền, một thị trường tranh manh nha hình thành nhưng chỉ 10% số tranh ở trong nước còn 90% là ra nước ngoài. Những bức tranh đó có giá cao hơn so với thu nhập của người Việt Nam song lại bình thường so với thu nhập của người nước ngoài, kể cả trong khu vực. Nhiều hoạ sĩ đã tăng giá tranh một cách chóng mặt, bất chấp các quy luật kinh tế thị trường nghệ thuật. Tuy nhiên đây là một điều rất khó phân tích. Chỉ biết rằng nếu có nhu cầu thì việc đáp ứng vẫn tiếp tục. Rõ ràng là không có sự phát triển của thị trường nghệ thuật thì hội hoạ cũng không phát triển được. Không có tiền thì không có xưởng vẽ, màu vẽ tốt. Vấn đề là ở chỗ hoạ sĩ cần biết thế nào là đủ trong sáng tác nếu không sẽ dẫn đến sự suy đồi trong nghệ thuật. Còn bản sắc dân tộc lại được quan niệm rất phức tạp. Có ý kiến cho rằng bản sắc dân tộc là phải tuân theo và khai thác phong cách cổ truyền phương Đông. Nhiều người lại coi chủ nghĩa thực hiện như một phong cách mang bản sắc dân tộc (mà chủ nghĩa hiện thực trong hội hoạ mới chỉ được biết đến ở Việt Nam đầu thế kỷ trước). Lại có ý kiến coi bản sắc dân tộc là vấn đề tiếp nhận giá trị tinh thần Việt Nam và phương Đông chứ không nhất thiết phải lặp lại những biên pháp cũ... Ngần ấy ý kiến, không ý kiến nào thống nhất ý kiến nào, các hoạ sĩ cũng thường có những quan niệm trái ngược nhau về mặt tư tưởng.

- Để hội nhập với mỹ thuật khu vực và quốc tế trong thời đại hiện nay, hoạ sĩ trẻ Việt Nam cần có phương pháp nào để khẳng định mình trong hội hoạ?

 - Trước thời mở cửa, hoạ sĩ Việt Nam nói chung chỉ hoạt động trong nước, thi thoảng có gửi tranh triển lãm quốc tế, thường ở các nước XHCN, nhưng hoàn toàn không hay biết triển lãm đó diễn ra như thế nào. Từ sau đổi mới, nhiều hoạ sĩ được mời đi bày triển lãm ở nước ngoài. Trong đó phần nhiều là nhằm mục đích thương mại. Song việc họ được ra nước ngoài, tận mắt được xem những tác phẩm của các bậc thầy ở các bảo tàng lớn trên thế giới, thấy được cái hay, cái dở, sự khủng hoảng của ngôn ngữ nghệ thuật cũng như thấy được sự phát triển của nghệ thuật đương đại. Trên cơ sở đó, tạo nên phong cách cho riêng mình. Tuy nhiên muốn giới thiệu văn hoá hay hội hoạ Việt Nam ra nước ngoài, chúng ta không thể chờ đợi từ nguồn tài trợ ngoại quốc mà phải bỏ tiền ra thì mới giới thiệu được chân xác bản sắc Việt Nam. Đây là một vấn đề khó khi đất nước còn nghèo nhưng lại là cách thức duy nhất đúng để tự giới thiệu và khẳng định mình trong văn hoá thế giới.

(Theo GĐ&XH)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
"Gương Bác sáng đời tôi" (19/05/2003)
Vẫn còn đó những... tài tử (19/05/2003)
Trao giải cuộc thi sáng tạo trang web ''Bác Hồ với tuổi trẻ'' (18/05/2003)
Một ngày quanh Lăng Bác (17/05/2003)
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ - đến hẹn lại lên (17/05/2003)
Đạo diễn Thanh Vân: Không nên đánh đồng mọi tầng lớp khán giả (17/05/2003)
Đạo diễn Lan Hương: ''Trẻ con bây giờ khó ăn dỗ lắm'' (16/05/2003)
Phát hành tuyển tập nhạc độc nhất vô nhị (16/05/2003)
Nghệ An - náo nức chào đón Lễ hội Làng Sen (16/05/2003)
Nhạc sĩ VN đầu tiên chỉ huy dàn nhạc nước ngoài thu âm cho phim (16/05/2003)
Thực thi quyền tác giả âm nhạc có là cơn bão? (16/05/2003)
Phía sau LHP Cannes (15/05/2003)
"Bài ca tháng Năm" dâng Người (15/05/2003)
Paul McCartney có thể không được biểu diễn tại Moscow (15/05/2003)
Kết thúc liên hoan cồng chiêng và hát dân ca toàn tỉnh Gia Lai (15/05/2003)
Tro ve dau trang