,
221
505
Thư Thăng Long
thuhanoi
/thuhanoi/
1241740
Đến điền trang Lép Tônxtôi, nghĩ về những điều giản dị (1)
1
Article
null
,

Đến điền trang Lép Tônxtôi, nghĩ về những điều giản dị (1)

Cập nhật lúc 08:13, Thứ Sáu, 23/10/2009 (GMT+7)
,

- Kể từ giây phút ấy, cái giây phút của sự đốn ngộ ấy, Tônxtôi mới thực sự là một con người vĩ đại, một nhà văn vĩ đại, một nhà tư tưởng vĩ đại, và cả một nhà không tưởng vĩ đại.

Mô tả ảnh.
Nhà văn Nga Lép Tônxtôi.
Hôm chúng tôi đến Matxcơva trời đang đổ mưa. Đường từ sân bay Sheremetyevo về khách sạn Holyday inn tràn ngập xe cộ. Người hướng dẫn cho biết ngày thường ở Matxcơva cảnh tắc đường cũng không kém gì Hà Nội. Đây là ngày cuối tuần nên đỡ hơn. Các bạn đến đây ngày mai thế nào mưa cũng tạnh. Lúc đầu tôi cứ tưởng anh nói đùa nhưng sau mới biết tối mai đội tuyển bóng đá Nga sẽ thi đấu với đội tuyển Đức trong vòng loại Wold Cup, vì vậy thị trưởng thành phố vừa quyết định rải hóa chất lên bầu trời để xua mây đi. Vì thế những ngày ở Mat-xcơ-va trời quang mưa tạnh. 

Đúng như anh nói, một ngày thăm thú ở Thủ đô, bầu trời rất đẹp. Đang độ cuối thu đầu đông nhưng trời xanh và mây trắng cứ bồng bềnh như mơ. Hôm sau chúng tôi lên đường đến điền trang Yasnaya Polyana của Tônxtôi tại tỉnh Tula cũng vậy, trời trong sáng. Mây “nhởn nhơ bay” như mùa  thu tháng Tám Hà Nội. Những cánh rừng bạch dương, rừng phong bạt ngàn, vàng rực. Xe như đi trong ráng chiều cổ tích. Từ Mat-xcơ-va đến điền trang chừng hơn 200 cây số. Anh bạn hướng dẫn cứ phân bua rằng, đoạn đường đến điền trang đúng lúc đang sửa nên chắc là hơi khó đi vì xóc. Anh bảo rằng bên này cái gì cũng vậy, cứ đến kỳ bảo dưỡng là phải làm, không có chuyện để hư hỏng, rồi kêu gào chán mới làm như ở bên ta…

Lép Tônxtôi, nhà văn vĩ đại của Nga đã sống những ngày thơ ấu ở điền trang Yasnaya Polyana, một vùng xa cách với Thủ đô. Tuy nhiên là con nhà đại quí tộc nên ông có điều kiện để tiếp xúc với tầng lớp trên cùng của xã hội ở Thủ đô Mat-xcơ-va cũng như Xanh Pê-téc-bua.

Ai đã từng cp sách đến trường đều biết về nhà văn Nga vĩ đại này. Những tác phẩm nổi tiếng của ông như: Chiến tranh và Hòa bình (1864-1869); Anna Karenina (1877); Phục sinh (1899)… đã được coi là "Tấm gương phản ánh cách mạng Nga" thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, Tônxtôi cũng đã trở nên quen thuộc đối với học sinh, sinh viên. Tác phẩm của ông đã được dịch và in ấn ngay từ rất sớm. Phổ thông thì học một vài trích đoạn. Lên đại học chuyên ngành văn thì học kỹ hơn. Có th nói văn học Nga là một trong những nền văn học vĩ đại của thế giới. Và Tônxtôi là cây đại thụ trong nền văn học ấy. Ai đã từng đọc “Chiến tranh và Hòa bình” cũng đều say mê với mối tình giữa Anđrây và Natasa chắc sẽ nhớ mãi cảnh đêm trăng ở Ôtratnôiê và hình ảnh Natasa - con gái của lão bá tước Rôxtốp. “Vầng trăng gần tròn, trên nền trời xuân trong sáng chỉ lác đác mấy vì sao”. Cảnh vật “Lắng lại như vầng trăng, như ánh trăng”. Còn người con gái thì “mắt đen, tóc đen, vóc người mảnh dẻ đến lạ lùng”.

Những dòng như vậy được Tônxtôi viết tại điền trang của mình. Nơi chúng tôi sắp tới.

Mô tả ảnh.
Cổng vào điền trang. (Ảnh N.Đ.T).

Mặc dù sinh ra trong một gia đình đại quí tộc, đã sống một cuộc đời phong lưu, giống như nhà thơ Puskin (người cùng họ hàng với ông), song câu hỏi lúc nào cũng day dứt ông: “Đời là gì”. Có điều kiện đi khắp nơi, chứng kiến cảnh giàu sang phú quí, những cung điện vàng son rực rỡ của Sa Hoàng cùng những cảnh sống cơ cực của người lao động, ông đã đốn ngộ và tự nguyện bỏ cuộc sống của người “giàu nhất” giữa “những người giàu nhất” để sống và đi về phía người nông dân Nga. Cuộc “lột xác” một cách quyết liệt để từ bỏ giai cấp mình hướng về phía người cùng khổ như đi về phía ánh sáng.

Qua khỏi Thành phố Tula vài chục cây số về phía Nam, điền trang Yasnaya Polyana ở sát ngay đường, về phía bên phải. Cái cổng vào điền trang cũng thật gản dị, chỉ là hai cột gạch xây. Cạnh đấy là một hồ nước, thấp thoáng những căn nhà nhỏ bên hồ. Những cây phong đang độ cuối thu vàng rực. Du khách có thể tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh để làm kỷ niệm. Phong cảnh đẹp như tranh thủy mặc. Điền trang của Tônxtôi rộng đến hàng trăm ha. Hầu hết những cây phong, cây sồi, cây táo đã thành cổ thụ.

Những ngôi nhà ở đây đều nhỏ, từ ngôi nhà của những quản gia đến chủ nhân của nó. Không thấy có sự rực rỡ, xa hoa của một quí tộc danh giá bậc nhất của nước Nga.

Ở Tônxtôi là một sự trái ngược, trái ngược đến cực đoan. Ông vừa nhà văn lại vừa là nhà tư tưởng. Tất cả những suy tưởng của Tônxtôi đều là những “suy tưởng phi thời". Ông bắt đầu trở thành một người "vô chính phủ thuần khiết", với những tư tưởng và những giải pháp rất ngây thơ về nhà nước, về tình trạng phân biệt giai cấp trong xã hội, về cách xoá bỏ những bất công. Điều kỳ lạ chính là chỗ đó. Không có ai lại dám từ bỏ giai cấp của mình, giai cấp đặc quyền nhất trong xã hội để đứng về phía người nghèo khổ. Không có ai lại tự tay cởi trói cho những người làm thuê, từ bỏ cho họ cái cái áo khoác của kẻ nô lệ. Trong tác phẩm Anna Karênina (1877), nhà văn đã lớn tiếng tố cáo luật pháp vô nhân đạo của xã hội quý tộc tư sản Nga, ước vọng đem lại tự do và cuộc sống no đủ, yên vui cho nhân dân.

Đang yên lành, khoẻ mạnh, giàu sang, danh vọng, thoả mãn, hưởng lạc... đột ngột từ trong bóng tối ra một câu hỏi, cái câu hỏi đơn giản mà như một cú sốc cực mạnh, nó hất nhà văn vĩ đại về phía bên kia, đối lập với chính mình, với giai cấp mình - nhân dân. Và phải chăng, kể từ giây phút ấy, cái giây phút của sự đốn ngộ ấy, mà Tônxtôi mới thực sự là một con người vĩ đại, một nhà văn vĩ đại, một nhà tư tưởng vĩ đại, và cả một nhà không tưởng vĩ đại.

Đó là cái ngây thơ của một bậc thánh nhân, sau khi đã đi qua tất cả những lầm lạc những vinh quang - đau khổ để cuối cùng thấy mình đã sát kề vực thẳm. Và khi đó bật ra trong ông những câu hỏi đơn giản, những câu hỏi như của trẻ con, nhưng hoàn toàn không dễ trả lời. Thật hiếm có nhà văn nào trên thế giới lại có một "cuộc lật đố ngoạn mục" như thế đối với chính mình.

Mô tả ảnh.
Du khách vào thăm nhà Tônxtôi. (Ảnh N.Đ.T)

Tônxtôi như vậy có không tưởng chăng? Hay vì tư tưởng của ông vượt quá xa thời đại, tới mức người đương thời thấy nó như không tưởng? Tônxtôi từng mơ ước một sự thay đổi từ căn cốt, một "cuộc cách mạng từ bên trong" một cuộc cách mạng của lương tâm, một "cuộc cách mạng của tâm hồn. Và Phải chăng chính những người cùng khổ đã “đốn ngộ” cho ông, cuộc đời người lính, một viên thiếu úy tham gia trận mạc đã ‘lột xác” cho ông? Cái vĩ đại chính là từ trên đỉnh cao của giàu sang, từ đỉnh cao của địa vị mình ông đã nhìn thấu, thấy rõ chân giá trị của cuộc đời.

Một con người vĩ đại nhưng những gì ông để lại tại điền trang Yasnaya Polyana lại thật giản dị, khiêm nhường.

Nước Nga những ngày cuối thu 2009 

  • Nguyễn Đăng Tấn

 

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,