221
478
Hồ sơ
hoso
/thegioi/hoso/
1234018
Đằng sau xì căng đan tiến sĩ "giấy" ở Đức
0
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
Đằng sau xì căng đan tiến sĩ 'giấy' ở Đức
,

Vụ bê bối tiến sĩ “giấy” đã làm rung chuyển cả hệ thống giáo dục bậc cao ở Đức, vốn có tiếng là một trong những quốc gia có ngành giáo dục phát triển nhất tại châu Âu, đồng thời giáng một cú mạnh vào những ai vốn tự hào về tấm bằng họ vất vả mới đạt được.

 

Mất 30.000 USD để mua một tấm bằng tiến sĩ tại Đức. (Ảnh minh họa)

Tấm bằng tiến sĩ (Ph.D) là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp học hành tại trường đại học, nhưng dường như có những sinh viên Đức quá tham vọng đã tiến tới đỉnh cao đó bằng cách “đi cửa sau”.

Vừa qua, các công tố viên đã tiết lộ rằng họ đang tiến hành điều tra khoảng 100 học viện thuộc các trường đại học hàng đầu của nước này do nghi ngờ họ cấp bằng tiến sĩ cho rất nhiều sinh viên không đủ tiêu chuẩn sau khi nhận hối lộ từ một công ty tư vấn.

Vụ bê bối đã làm rung chuyển cả hệ thống giáo dục bậc cao ở Đức, vốn có tiếng là một trong những quốc gia có ngành giáo dục phát triển nhất tại châu Âu, đồng thời giáng một cú mạnh vào những ai vốn tự hào về tấm bằng họ vất vả mới đạt được.

Tiến sĩ giấy

Cuộc điều tra được tiến hành sau đợt khám xét một cơ quan tư vấn học thuật có tên Trung tâm tư vấn Khoa học ở phía tây thị trấn Bergisch Gladbach vào tháng 3/2008.

Qua đó, nhà chức trách cũng phát hiện rất nhiều thông tin liên quan đến hành vi bất hợp pháp và tiến hành tịch thu hàng ngàn tài liệu, bao gồm hợp đồng giữa trung tâm và các giảng viên, cũng như những bằng chứng về các vụ chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng.

Các công tố viên của thành phố Cologne cho biết trung tâm này đã giúp những sinh viên làm luận án tiến sĩ tìm người giám sát và trả tiền cho các giảng viên để họ nhận các sinh viên nói trên.

“Vài sinh viên đã phải trả số tiền lên tới 30.000 đô la để mua được tấm bằng tiến sĩ triết học", Günther Feld, công tố viên cao cấp của Cologne tiết lộ với TIME. “Rất nhiều người chỉ đạt kết quả thi hạng xoàng và do đó, ngay từ đầu đã không đủ tiêu chuẩn để làm luận án tiến sĩ".

Tại sao bằng tiến sĩ giả lại tràn lan?

Theo một số chuyên gia, tình trạng mua bán bằng bất hợp pháp ở Đức đang diễn ra tràn lan xuất phát từ nhu cầu được xã hội nể trọng với tấm bằng tiến sĩ. “Cuộc điều tra ở Cologne mới là phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm", Manuel René Theisen, giáo sư quản trị kinh doanh tại đại học Ludwig-Maximilians, Munich cho biết. “Vô số trung tâm tư vấn học thuật đang cung cấp bằng tiến sĩ trên thị trường". Theisen dự tính mỗi năm có khoảng 25.000 người được nhận bằng tiến sĩ ở Đức, trong đó 1.000 tấm bằng được cấp trái phép.

“Các trung tâm tư vấn quảng cáo trên tạp chí thương mại và cố vẽ nên câu chuyên cổ tích rằng họ đang hướng dẫn sinh viên làm luận án tiến sĩ", ông cho biết. “Khi đọc những mẩu tin đó, ai cũng biết tấm bằng tiến sĩ danh giá có thể được mua bằng tiền thay vì bỏ công ra nghiên cứu”. Ông nói thêm rằng những người dính líu tới vụ bê bối bằng tiến sĩ đều đang ‘làm ăn lớn’, phần thưởng họ nhận được không chỉ là tấm bằng treo trên tường cho đẹp: “Mua bằng tiến sĩ là một kiểu đầu tư vì họ có cơ hội đòi lương cao hơn từ các nhà tuyển dụng khi đi xin việc sau này".

Thẳng tay với những kẻ hám tiền

Vài đối tượng có dính líu đến vụ bê bối lần này đã bị tống giam. Một giám đốc cũ của trung tâm tư vấn Bergisch Gladbach bị buộc tội nhận hối lộ để giúp hơn 60 sinh viên nhận bằng tiến sĩ vào tháng 6/2008 đã phải nhận án phạt ba năm rưỡi tù. Một giáo sư tại Đại học Hanover đã nhận tiền từ trung tâm tư vấn nói trên để chấp nhận các ứng viên tiến sĩ cũng phải chịu 3 năm tù giam.

Ban lãnh đạo Trường Đại học Hanover đang siết chặt các qui định liên quan đến việc chấp nhận sinh viên làm luận án và có những việc làm mạnh tay đến các đối tượng nhận bằng tiến sĩ bất hợp pháp.

“Chúng tôi vừa thu lại bằng tiến sĩ của 9 người", Henning Radtke, Trưởng khoa Luật - Đại học Hanover cho biết. Những sinh viên đó hiện đang chờ phán quyết cuối cùng. “Vụ scandal này là một thảm họa đối với hệ thống giáo dục Đức", ông bình luận. “Việc một số giáo viên nhận hối lộ để chấp nhận những sinh viên chưa đủ điều kiện làm luận án tiến sĩ là hoàn toàn không chấp nhận được".

Các công tố viên ở Cologne vẫn đang tiếp tục điều tra ba trong số các giám đốc cũ của trung tâm tư vấn học thuật Bergisch Gladbach - hiện đã bị đóng cửa. Trung tâm này đã có mối liên hệ với các giáo viên khắp nước Đức. Theo các phương tiện truyền thông Đức, một số giảng viên thuộc các trường đại học ở Berlin, Frankfurt, Hamburg và Leipzig đều có dính líu tới vụ scandal hối lộ này, nhưng các công tố viên từ chối tiết lộ danh tính cụ thể của các trường đó. Nếu bị kết tội nhận hối lộ, những giảng viên nói trên có thể phải chịu mức án lên tới 5 năm tù giam hoặc phạt tiền nặng.

Bất kỳ ai bị phát hiện đã nhận bằng tiến sĩ giả cũng sẽ bị tống giam vì tội đưa hối lộ. Tuy vậy, theo các công tố viên, có vài sinh viên không hề biết rằng tiền họ đã đưa cho trung tâm tư vấn là để hối lộ cho giáo viên. Khi đó, việc có tước bỏ danh hiệu tiến sĩ của họ hay không phụ thuộc vào cách xử lý của từng trường đại học.

  • Thu Trang (Theo TIME) 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,