,
221
3765
Trẩy hội báo xuân
baoxuan
/tet/baoxuan/
760332
Đầm ấm Tết quê hương
1
Article
3761
Tết
tet
/tet/
,

Đầm ấm Tết quê hương

Cập nhật lúc 12:18, Thứ Bảy, 28/01/2006 (GMT+7)
,

“Thuở nhỏ, mỗi khi đến Tết, tôi lại thấy náo nức, rạo rực trong lòng. Đến bây giờ, nhất là khi xa quê hương càng lâu, cảm giác ấy lại càng nhân lên gấp bội…”- Đó không chỉ là tâm sự của ông Ngô Xuân Thân, Việt kiều Đan Mạch mà cũng của hầu hết những người Việt Nam ở xa Tổ quốc.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Việt kiều Đức: Chúng tôi quây quần đón Tết chung, nhưng vẫn thấy rưng rưng nỗi nhớ quê hương...

Soạn: AM 689935 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tôi sang Đức từ năm 1971. Năm 1978, tôi về thăm lại quê hương lần đầu tiên. Lần ấy về quê, thấy đất nước còn nhiều khó khăn, không chỉ riêng gia đình tôi mà nhiều gia đình khác còn phải ăn cơm độn sắn, tôi cảm thấy rất buồn, mặc dù vẫn tôi biết khó khăn đó là do hậu quả của chiến tranh để lại. Bắt đầu từ năm 1986, tôi thấy có sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống người dân quê tôi, phần lớn các gia đình đã có đủ ăn, nhiều nơi nhà cửa được xây dựng lại khang trang hơn. Nhưng từ năm 1995 trở lại đây, thì Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng. Thường xuyên về nước 8-10 lần trong năm nhưng tôi vẫn cảm thấy rõ rệt sự thay đổi. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… như khoác lên mình tấm áo mới, chẳng khác mấy so với thành phố ở nhiều nước châu Âu mà tôi đã được đến. Tôi thực sự tự hào và hãnh diện về sự phát triển của đất nước mình.

Hiện nay, tôi là Chủ tịch Hội Hỗ trợ phụ nữ và thanh niên Việt-Đức. Hội có nhiệm vụ hỗ trợ cho thanh niên, phụ nữ sống tại Đức còn gặp khó khăn. Ngoài ra, chúng tôi còn có một số hoạt động tại Việt Nam, như là các dự án xây dựng xây trường học, nhà tình thương, tình nghĩa, viện trợ cho các trại trẻ mồ côi… Mỗi khi làm được một việc gì đó có ích cho Việt Nam, tôi lại thấy gần gũi hơn và như được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa cho đất nước.

Mặc dù về Việt Nam thường xuyên, nhưng tôi chưa có dịp nào được đón Tết ở quê nhà. Những ngày Tết cổ truyền, chúng tôi luôn tổ chức Tết chung cho kiều bào nơi tôi ở. Chúng tôi cũng đến chúc Tết đại sứ quán Việt Nam ở Đức. Chúng tôi cũng tổ chức nấu bánh chưng, sắm sửa đầy đủ những món ăn quê nhà như thịt mỡ, dưa hành, mứt tết… Đúng 6 giờ chiều 30 Tết, hàng trăm bà con quây quần đón Tết, cùng nhau hát vang bài hát Việt Nam. Tuy không ai nói với ai, nhưng đều thấy trong lòng rưng rưng nỗi nhớ quê hương, thấy thiếu vắng một thứ gì không thể bù đắp nổi...

Bà Nguyễn Quý Huyền, Việt kiều Mỹ: Ở quê hương mình, tôi cảm thấy bình yên lạ lùng...

Soạn: AM 689937 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hiện nay tôi đang làm quản lý Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Mỹ-Việt. Công ty của tôi nằm trong tập đoàn tài chính Sieutech, có nhiệm vụ thẩm định và chọn các dự án của tập đoàn vào Việt Nam, vì thế chúng tôi có thể thu hút vốn nước ngoài đầu tư về Việt Nam. Chúng tôi luôn cố gắng tạo điều kiện để thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất về cho đất nước.

Tôi là con gái làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội). Dù đi đâu, ở đâu tôi cũng nhớ về Hà Nội. Nhất là những ngày gần đến Tết Nguyên đán, không về quê ăn Tết được, tôi lại nhớ Hà Nội day dứt. Hồi bé, mỗi năm cứ đến dịp này, tôi lại cùng mẹ chuẩn bị đem hoa đi bán chợ Tết. Ở Mỹ, qua lời tôi kể, tất cả bạn bè của tôi kể cả người Việt Nam và người nước ngoài đều biết đến Hà Nội và mong muốn có dịp được đến Hà Nội. Sau hơn 30 năm xa Hà Nội, tôi thực sự ngạc nhiên trước sự phát triển của Hà Nội. Hà Nội giờ đây hoàn toàn mới, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, thâm trầm không thể lẫn với một nơi nào khác.

Ở Mỹ, ngày thường công việc bận rộn đã cuốn chúng tôi theo nhịp sống ở đây. Chỉ có những ngày Tết, chúng tôi mới có thời gian để nghỉ ngơi và sắm Tết. Ngày Tết nhà nào cũng có bánh chưng, có các món ăn Việt Nam nhưng ai cũng cảm thấy thiếu vắng cảm giác ấm cúng, bao bọc của quê nhà.

Lần nào có dịp về Việt Nam ăn Tết, tôi lại có cảm cảm giác nôn nóng và ngóng chờ như hồi còn bé. Ở quê hương mình, tôi cảm thấy bình yên lạ lùng. Đó là món ăn tinh thần không thể thiếu được và tôi càng cảm thấy phải có trách nhiệm đóng góp xây dựng quê hương.

Ông Ngô Xuân Thân, Việt kiều Đan Mạch: Mỗi khi đến Tết, tôi lại thấy náo nức, rạo rực trong lòng. Có lẽ đó cũng là điều dễ hiểu đối với người Việt Nam, đi đâu cũng hướng về cội nguồn...

Soạn: AM 689939 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tôi thực sự vui mừng vì những năm gần đây Nhà nước đã có nhiều chính sách thuận lợi, mở cửa đón bà con ở khắp nơi trở về đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Nhất là việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 về người Việt Nam lại một lần nữa khẳng định người Việt Nam dù ở đâu đều có chung một quê hương, một cội nguồn. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước làm bà con kiều bào rất phấn khởi và hoan nghênh, ngày càng thấy gắn bó và đóng góp công sức của mình đối với đất nước. Số lượt kiều bào về thăm và đầu tư tại Việt Nam ngày càng đông, gia tăng theo cấp số nhân.

Thuở nhỏ, mỗi khi đến Tết, tôi lại thấy náo nức, rạo rực trong lòng. Đến tận bây giờ, nhất là khi xa quê hương càng lâu, cảm giác ấy lại càng nhân lên gấp bội. Có lẽ đó cũng là điều dễ hiểu đối với người Việt Nam, đi đâu cũng hướng về cội nguồn. Mỗi dịp lễ, Tết là mỗi lần chúng tôi có dịp nghĩ xem mình đã làm được gì, dù chỉ là nhỏ bé để góp sức xây dựng quê hương. Đó cũng chính là sợi dây để liên hệ những người Việt Nam chúng tôi với Tổ quốc, với cội nguồn.

Gần 30 năm đón Tết ở nước ngoài nhưng thực sự chưa bao giờ tôi cảm nhận được đầy đủ cảm giác ấm cúng, xum họp như đón Tết ở quê nhà.

Ồng Hồ Thiệu Trị, Việt kiều Pháp: Bản thân tôi và nhiều kiều bào khác, khi xa Tổ quốc trong lòng luôn mong muốn có ngày được trở về quê hương

Soạn: AM 689941 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trong thời gian qua, những người xa Tổ quốc như chúng tôi, khi trở về Việt Nam, đã cảm nhận được sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trên mọi mặt, đặc biệt là đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Sự thay đổi về chính sách kinh tế, đã đưa đất nước ta kết thúc thắng lợi mục tiêu kinh tế- xã hội của kế hoạch 5 năm 2000 – 2005 với kim ngạch xuất khẩu cao, thu hút vốn lớn từ đầu tư nước ngoài. Rất đáng mừng là ngày càng nhiều người nước ngoài tới Việt Nam để học tập, làm việc, để du lịch, điều đó cho thấy đất nước đã và đang thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều quốc gia, là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Những năm gần đây, Nhà nước ta đã có những chính sách trọng dụng nhân tài, với những điều kiện và môi trường làm việc được cải thiện, tôi tin ngày càng sẽ có nhiều người muốn trở về quê hương lập nghiệp và phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Bản thân tôi và nhiều kiều bào khác, khi xa Tổ quốc trong lòng luôn mong muốn có ngày được trở về quê hương.

Tôi đã sang Pháp làm việc và sinh sống hơn 25 năm, mỗi khi Tết đến, tôi có cảm giác náo nức, mong đợi và nhớ về cái Tết ở quê hương. Với tôi, dường như hương vị ngày Tết vẫn còn nguyên cảm xúc với những hình ảnh quen thuộc của bánh chưng, bánh tét. Ở nước ngoài, vào dịp Tết, chúng tôi vẫn làm các món ăn truyền thống, cúng tổ tiên, thăm hỏi bạn bè, mừng tuổi cho trẻ con và chúc Tết như ở Việt Nam vậy. Tuy nhiên, không khí đón Tết chỉ được cảm nhận trong phạm vi hẹp ở mỗi gia đình, với mục đích để nhắc nhở con cháu ý thức về ngày Tết của dân tộc.

Khi trở về Việt Nam, không chỉ riêng cá nhân tôi mà nhiều kiều bào xa Tổ quốc càng thấm thía hơn tình cảm của quê hương. Càng vào những ngày cuối năm, ai nấy đều cố gắng thu xếp công việc để được trở về với gia đình, thế mới nói Tết là dịp để cả nhà đoàn tụ, quây quần. Rồi các phong tục như hái lộc, xông nhà…với hy vọng trong năm mới sẽ làm ăn thịnh vượng, thành đạt hơn năm cũ đều là những phong tục rất hay, rất đẹp của dân tộc. 10 năm nay, tôi thường xuyên trở về Việt Nam làm việc, tôi không thấy có gì vui hơn được ăn Tết ở quê nhà. Năm nay là một năm niềm vui của tôi lại được nhân lên gấp bội vì cả gia đình tôi đón Tết ở Việt Nam.

  • Hoà An (Đài Tiếng nói VN Xuân 2006)

 

,

Tin khác

Tin khác của 'Trẩy hội báo xuân'

,
,