,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
721666
Kinh tế học về... bia
1
Article
null
,

Kinh tế học về... bia

Cập nhật lúc 09:28, Thứ Bảy, 22/10/2005 (GMT+7)
,

Giáo dục không được thì chỉ còn cách đánh vào túi tiền. Khi mà các quán nhậu trưa trưa chiều chiều vẫn còn đông vui tấp nập, có lẽ phải tăng thêm thuế nữa để giảm bớt số “thượng đế lưu linh”.

Nam vô tửu như kỳ vô phong?

Những ai không biết uống bia hẳn không thể hiểu được đám người chen chúc nhau trong quán nhậu, mặt đỏ phừng phừng, hò hét ầm ĩ khi đổ cái chất lỏng vàng vàng kia vào cổ họng, người uống nhiều được phong anh hào, kẻ uống ít len lét xấu hổ. Để rồi tàn cuộc lại nôn ói ra hết. Để rồi bò lết ra về hay kềnh ra đường mà ngủ. Có gì mà thích thú thế nhỉ?

Soạn: AM 593408 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ảnh: globalbeer.com

 

Kẻ lợi người hại

Các nhà máy bia đua nhau mọc lên, các quán nhậu đua nhau mọc lên. Ai đó mỏi mắt đi tìm khắp Thành phố Hồ Chí Minh cũng khó thấy có con đường nào mà lại không có quán bia.
 
Trong khi đó, bệnh viện Chợ Rẫy thống kê trên 30% số tai nạn giao thông là do người say gây ra (tất nhiên không tính số tai nạn quá nhẹ để không phải vào bệnh viện, hoặc quá nặng để đi thẳng đến một nơi nào khác).
 
Theo báo Người Lao động, một nghiên cứu khoa học cho thấy trong số 761 đứa trẻ của gia đình nghiện rượu bia thì có 322 trẻ đần độn, 155 trẻ bị điên…

Còn vô số cảnh báo về rượu bia gây mọi thứ bệnh nan y như xơ gan, giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, bệnh u xơ v.v... Rượu bia tăng tệ nạn xã hội, rượu bia giảm hạnh phúc gia đình. Hội Phụ nữ ở một thành phố đã có lần đề xuất (nhưng không thành công) là phải liệt kê tình trạng nhậu nhẹt như một tệ nạn xã hội.

Chúng ta đã uống đủ chưa?

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, trong bài “Chạy đua sản xuất... bia!”, sản lượng bia năm 2005 của cả Việt Nam chắc chắn phải trên 1,5 tỉ lít. Cụ thể là Tổng Công ty Rượu bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) nấu hơn 403 triệu lít/năm; Tổng Công ty Rượu bia - Nước giải khát Hà Nội nấu hơn 200 triệu lít bia/năm; 10 tỉnh miền Trung cũng góp trên 500 triệu lít bia/năm. Làm ra bao nhiêu cũng nghĩa là uống hết bấy nhiêu, vì lượng bia xuất nhập khẩu, nếu có, cũng không đáng kể.

Các nhà sản xuất bia thích đưa ra con số: bình quân một người Đức tiêu thụ 119 lít bia/năm (theo Bảng Thông tin Thị trường Toàn cầu), ở ta chưa đến số ấy, nên ta còn tiềm năng lắm. Nhưng nếu cũng theo bảng này, trong 18 nước tiêu thụ bia theo đầu người cao nhất thế giới thì châu Á chỉ có mỗi Nhật bản. Nhật tiêu thụ 55 lít bia/đầu người. Tiêu thụ bia của ta (chỉ tính những bia sản xuất chính thức) là 18 lít/đầu người. Trong khi đó thu nhập bình quân đầu người của Nhật cao hơn ta đến 60 lần. Trung Quốc uống bia hàng năm 18 lít/đầu người như ta, nhưng thu nhập đầu người của họ gấp đôi của ta.

Nhìn theo một cách khác. Việt Nam đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo. 4 triệu tấn gạo bán đi thu về được gần 1 tỉ đô la. Bia chai như Tiger hay Heineken giá khoảng 2 đô la/lít, bia hơi giá nửa đô la/lít, tạm coi bình quân tất cả là 1 đô la/lít. 1,5 tỉ lít bia là 1,5 tỉ đô la. Vậy là sau khi nỗ lực để giành được giải nhì thế giới về xuất khẩu gạo, riêng việc uống bia ăn mừng đã tốn gấp rưỡi số tiền thu được!  
 
... Tăng liên tục
 
Tháng 8/2004, Chính phủ đã có Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21). Trong đó nêu rõ “Hạn chế sự phát triển sản xuất rượu, bia, thuốc lá…”
 
Kiểm lại trong các năm qua, sản lượng bia hàng năm luôn luôn tăng nhanh hơn mức tăng thu nhập. Trong một năm thu nhập bình quân đầu người tăng 5%-6% thì bia tăng 8%-10%. Theo dự báo thì sản lượng bia của ta sẽ đạt đến 2,5 tỉ lít vào năm 2010. Cả công ty sữa Vinamilk cũng đang đầu tư 300 tỉ đồng để sản xuất bia.
 
Trong quy hoạch phát triển ngành lương thực thực phẩm của Hà Nội, bia được đưa lên hàng đầu, tiếp đến là rượu, mục tiêu đến năm 2010 đạt 2,5 – 3 triệu lít bia, mục tiêu rượu cao độ chiếm 60%-65% sản lượng rượu. Còn lương thực, rau quả và sữa được đưa xuống… cuối bảng danh sách.
 
Trong cuộc chạy đua xây dựng nhà máy bia, trong tổng số 64 tỉnh thành thì đến nay chỉ còn lọt lại 15 tỉnh chưa kịp có nhà máy bia cho riêng mình. Có lẽ con số thu ngân sách mỗi năm trên 1.000 tỉ đồng từ Habeco Hà Nội và Sabeco Thành phố Hồ Chí Minh quả là quá hấp dẫn đối với các địa phương.
 
Một anh chàng đi công tác đến tỉnh nọ và gặp bạn. Buổi đầu khách đãi chủ nhà, ăn tối uống bia Tiger. Buổi sau chủ nhà đãi khách, nhất định phải uống bia do địa phương liên doanh sản xuất. Anh chủ nhà thanh minh: Tỉnh đã có chỉ thị cho cơ quan tài chính không được thanh toán các hóa đơn tiếp khách nếu trong đó có dùng bia ngoại tỉnh. Bao nhiêu tiền ngân sách đã sa vào cái vòng luẩn quẩn đó: Hãng bia đóng thuế cho ngân sách, tiền ngân sách lại chi cho bia.
 
Kinh tế học về bia
 
Những mặt hàng như rượu bia gây ra những chi phí không thể hiện trong giá mua hàng. Đó là chi phí y tế mà xã hội phải trợ cấp để chữa bệnh gây ra bởi bia rượu, đó là những tổn thất gây ra bởi người say lái xe trên đường, hay đó là những tổn thất tinh thần mà vợ con người nghiện phải chịu đựng. Kinh tế học gọi đó là ngoại tác tiêu cực (negative externality). Vai trò của Chính phủ là phải đưa những chi phí đó vào giá hàng, một trong những cách đó là thuế tiêu thụ đặc biệt mà chúng ta đang áp dụng cho bia rượu.
 
Nhưng biết thuế bao nhiêu thì đủ? Tất nhiên các nhà sản xuất và người uống bia bao giờ cũng muốn thuế thấp. Các bà mẹ và bà vợ thì muốn thuế cao. Nhà nước có thể tính một mức thuế để tối đa ngân sách. Nhưng bài toán không đơn giản. Tiêu thụ bia tăng thì thu ngân sách tăng nhưng tổn thất xã hội cũng tăng.
 
Tuy nhiên, nếu nhìn vào Nhật bản và Trung Quốc như trên thì rõ ràng là tiêu thụ bia của ta đang quá cao so với mức tiêu dùng xã hội. Đó là cơ sở để thấy Chính phủ đã có quyết định đúng đắn là phải hạn chế bia hơn nữa.
 
Ai đó có thể kỳ vọng vào các biện pháp tuyên truyền giáo dục để hạn chế bia rượu. Nhưng có tuyên truyền nào mạnh hơn sức hấp dẫn của chiếc ô tô khuyến mãi hay giải thưởng du lịch nước ngoài? Có giáo dục nào mạnh hơn những lời khích bác của bạn nhậu hay cái nhìn nồng nàn của cô nàng tiếp thị bia?
 
Giáo dục không được thì chỉ còn cách đánh vào túi tiền. Khi mà các quán nhậu trưa trưa chiều chiều vẫn còn đông vui tấp nập, có lẽ phải tăng thêm thuế nữa để giảm bớt số “thượng đế lưu linh”.

  • Bùi Văn

Theo dòng sự kiện:

Chạy đua sản xuất... bia!

Thu nhập từ lúa mạch gấp đôi trồng lúa

Đại biểu Quốc hội không muốn tăng thuế bia hơi

Sôi nổi chuyện bia hơi và xe máy

Tuyên chiến với nhậu

Chỗ cho nhà đầu tư đến sau

Quy hoạch phát triển ngành chế biến lương thực - thực phẩm Hà Nội đến 2010

 

Ý kiến bạn đọc:

 

Ho ten: Le Minh Khai
Dia chi: 467 Hoang Van Thu, TP HCM
Email: copconlmk@yahoo.com
Tieu de: Đồng ý tăng thuế
Noi dung: Tôi hoàn toàn đồng ý việc tăng thuế đối với ngành sản xuất bia rượu tại VN. Lấy ví dụ từ Singạpore, Chính phủ Singapore áp dụng mức thuế cao đối với thuốc lá và bia rượu và họ đã thu được kết quả rất tích cực trong việc hạn chế tiêu thụ các mặt hàng trên của người dân.

Ho ten: Nguyen Van Khiem
Dia chi: 129 Thong Nhat Nha Trang - Khanh Hoa
Email: ksnhatrang@dng.vnn.vn
Tieu de: De nghi tang thue bia
Noi dung: Tôi đồng ý tăng thuế TTĐB của các loại bia lên 50% để hạn chế bớt tác hai của loại sản phẩm này đối với xã hội.

Ho ten: hua hong
Dia chi: long xuyen
Email: evenhua@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi, tăng thuế bia hơi là một việc nên làm. Thứ nhất, nó có thể tăng thêm ngân sách cho Nhà nước, thứ hai có thể hạn chế được sức tiêu thụ bia đồng thời hạn chế số bệnh nhân nhập viện vì bia.

Theo bạn có nên tiếp tục tăng thuế với bia hơi không?

,
,