221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
691956
Vì sao TP.HCM chậm giải ngân nguồn vốn ODA?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Vì sao TP.HCM chậm giải ngân nguồn vốn ODA?
,

Nếu như năm 2004, tốc độ giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi (ODA) của Ngân hàng Thế giới ở TP.HCM là hơn 14.652.000 USD, chỉ đạt 22,4%, thấp nhất trong cả nước thì đến năm 2005, số dự án lớn cơ bản hoàn thành và tốc độ giải ngân dự kiến sẽ tăng mạnh.

Tuy nhiên, để làm được điều này lại không dễ bởi vướng cơ chế và cần sự chỉ đạo của Chính phủ.

Soạn: AM 510259 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Theo Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM, hiện trên địa bàn có 14 dự án ODA đã và đang triển khai với tổng số vốn hơn 1.657 triệu USD.

Theo Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM, hiện trên địa bàn có 14 dự án ODA đã và đang triển khai với tổng số vốn hơn 1.657 triệu USD. Trong đó, 3 dự án đã hoàn thành và đang theo dõi trả nợ với tổng số vốn đầu tư hơn 80 triệu USD, 11 dự án đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư khoảng 1.577 triệu USD. Tổng số vốn ODA nằm trong các công trình này khoảng 1.133 triệu USD.

6 yếu tố cản trở

Các dự án có quy mô lớn chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực giao thông, môi trường, thoát nước và được tài trợ bởi các nhà tài trợ chính chư JBIC, WB, ADB. Phần lớn các dự án đầu tư hiện đang trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng, phê duyệt thiết kế - dự toán và triển khai công tác đấu thầu, nên khối lượng giải ngân không nhiều.

Theo Sở Kế hoạch Đầu tư, năm 2005, một số dự án lớn sẽ hoàn thành cơ bản công tác giải phóng mặt bằng và tiến hành triển khai công tác xây dựng như: dự án đại lộ Đông - Tây, cải thiện môi trường nước, nâng cấp đô thị thành phố, vệ sinh môi trường.

Tuy nhiên, cũng với đặc thù của giai đoạn thực hiện các dự án này, các hạn chế trong giải ngân nguồn vốn này cũng gặp các "vật cản" như năm 2004.

Sở Kế hoạch Đầu tư cho biết, việc một số ban quản lý dự án chưa phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác đền bù giải tỏa và tái định cư là nguyên nhân chính dẫn tới chậm giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, có một số nhà thầu triển khai thi công không đảm bảo tiến độ cam kết nên chưa thể giải ngân theo tiến độ dự kiến ban đầu.

Trong các dự án vay ODA, 5 dự án có nhiều dự án thành phần thuộc nhóm A và phải giải trình để thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, kế hoạch đấu thầu và điều chỉnh khi có thay đổi nên mất nhiều thời gian. Thời gian thẩm định, giải trình và phê duyệt từ 3 - 6 tháng, thậm chí 12 tháng đối với những hạng mục lớn. Điển hình như dự án vệ sinh môi trường nộp hồ sơ trình thẩm định thiết kế - dự toán mất hơn 14 tháng.

Các quy định về thẩm định đấu thầu và thiết kế - dự toán của nhà tài trợ khác biệt so với quy định hiện hành trong nước, nên cũng làm mất nhiều thời gian trao đổi và thống nhất về các biện pháp xử lý.

Ví như dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đại lộ Đông - Tây có giá dự thầu cao hơn giá dự toán được duyệt và thấp hơn mức chi phí phân bổ cho hạng mục được ký kết trong hiệp định vay.

Thêm vào đó là một số trường hợp chuyên gia do tư vấn đề cử có năng lực kém hoặc không đủ người như đã cam kết ban đầu, thiếu tinh thần hợp tác xây dựng và thường xuyên thay đổi nhân sự chủ chốt cũng làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án.

Kinh nghiệm của các ban quản lý dự án cho thấy, bất cứ một thay đổi nào cũng có thể làm chậm tiến độ thực hiện dự án ít nhất từ 1 - 2 tháng. Thực tế, thời gian từ khi lập dự án nghiên cứu khả thi đến khi hoàn tất việc thiết kế, lập dự toán khá lâu (khoảng 2 - 3 năm).

Chính vì thế, khi dự án đi vào thực hiện có nhiều khác biệt so với ban đầu nên phải bổ sung và điều chỉnh dự án nhiều lần. Đó là chưa kể tới năng lực quản lý của một số ban quản lý dự án chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cho biết việc thực hiện dự án chậm so với tiến độ sẽ làm mất đi tính ưu đãi của thời gian ân hạn. Riêng đối với dự án ODA vay từ WB, mức giải ngân thấp không đúng theo tiến độ sẽ làm tăng khoản phí cam kết trung bình.

Giải pháp phải bắt nguồn từ cơ chế

Căn cứ vào chiến lược vận động ODA của Chính phủ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và phát triển của từng ngành, cũng như khả năng tiếp nhận nguồn vốn ODA và chính sách của các nhà tài trợ, Sở Kế hoạch Đầu tư đã làm đầu mối tổng hợp các danh mục dự án ưu tiên vận động ODA giai đoạn 2006 - 2010 nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân 28 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 5.700 triệu USD.

Các lĩnh vực của dự án là cải thiện môi trường, thoát và cấp nước (11 dự án), y tế (2 dự án), phát triển hệ thống giao thông (12 dự án), giáo dục và đào tạo (2 dự án) và 1 dự án tài chính là Quỹ đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị TP.HCM.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án ODA năm 2005, Sở Kế hoạch Đầu tư đã yêu cầu các ban quản lý dự án đẩy mạnh tiến độ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tăng cường phối hợp với tư vấn giám sát nhằm quản lý tiến độ và chất lượng công trình.

Trong trường hợp thi công chậm so với tiến độ hay xảy ra các sự cố khi thi công, các ban quản lý dự án phải báo cáo ngay cho UBND thành phố và cơ quan liên quan để kịp đề ra phương án giải quyết.

Sở Kế hoạch Đầu tư còn đưa ra một biện pháp nữa là đề nghị rút ngắn thời gian thực hiện dự án theo hướng chấp thuận cho chủ dự án được phép và chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hợp đồng (gồm cả hợp đồng với nhà thầu nước ngoài) đối với các gói thầu quy mô nhỏ. Bởi vì theo quy chế đấu thầu ban hành thì nội dung hợp đồng phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các hợp đồng sẽ ký với nhà thầu nước ngoài.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 thì chủ dự án có trách nhiệm quyết định các nội dung của quá trình đấu thầu. Phần quy định này không đề cập rõ hợp đồng đối với nhà thầu trong nước hay nước ngoài.

Để có điều kiện triển khai thực hiện dự án, Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa danh mục các dự án vào danh sách ưu tiên vận động năm 2005 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận các đề nghị của UBND TP.HCM.

Đó là các dự án: cải thiện môi trường nước giai đoạn 2, tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, mở rộng nhà máy nước Thủ Đức, đường vành đai số 2 (từ đường Nguyễn Văn Linh đến bến phà Bình Khánh) và xây dựng cầu Bình Khánh, xây dựng 2 tuyến metro ưu tiên, tuyến tàu điện ngầm và tuyến xe buýt Chợ Nhỏ - Biên Hòa.

(Theo Thời báo Kinh tế VN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,