221
458
Tài chính
taichinh
/kinhte/taichinh/
943930
Cổ phiếu bảo hiểm sau “cơn bão” Bảo Việt
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Cổ phiếu bảo hiểm sau “cơn bão” Bảo Việt
,

Trước khi có kết quả IPO của Bảo Việt, hàng loạt cổ phiếu  ngành bảo hiểm đã rớt giá từ 10-15% .

Những ngày gần đây, khi mà giá cổ phiếu  CP Bảo Việt được rao bán rộng rãi với số lượng khá lớn dưới cả giá trúng bình quân và chỉ nhỉnh hơn 70.000 đồng/ cổ phiếu  thì cổ phiếu  ngành bảo hiểm lại càng ế ẩm dù đã “sale off” khá nhiều...

Trước tháng 2/2007, cổ phiếu bảo hiểm trên thị trường OTC được lùng mua với giá tăng gấp 2-4 lần  vì nhà đầu tư hy vọng khi Bảo Việt IPO thì “thuyền lên theo nước”.

d
Cổ phiếu bảo hiểm sau “cơn bão” Bảo Việt. Ảnh LAD

Nhưng sát đến ngày Bảo Việt IPO thì cổ phiếu  bảo hiểm giảm mạnh, ít nhất là 10.000 đồng/cổ phiếu (tính theo mệnh giá 10.000 đồng /cổ phiếu) vì ai cũng hiểu Bảo Việt không thể quá 100.000 đồng/cổ phiếu.

Ông Võ Hữu Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt chi nhánh TP.HCM thừa nhận: “Nhiều nhà đầu tư cho rằng Bảo Việt là cổ phiếu bảo hiểm hàng đầu thì các cổ phiếu  bảo hiểm khác không thể cao giá hơn”.

Hiện nay giá nhiều loại cổ phiếu  bảo hiểm trên thị trường OTC vốn đã ế ẩm, hạ giá lại tiếp tục hạ. Đến ngày 11/6, cổ phiếu Bảo hiểm dầu khí từ 180.000 đồng xuống còn 140.000 đồng /cổ phiếu; Bảo Long từ 70.000 đồng hạ còn 45.000 đồng/cổ phiếu; Viễn Đông từ xấp xỉ 100.000 đồng rơi xuống 55.000 đồng/cổ phiếu; PIJCO từ trên 100.000 đồng xuống còn 80.000 đồng /cổ phiếu... 

Bà Đặng Thị Hồng Ngọc, nhà môi giới tự do chợ chứng khoán Nguyễn Công Trứ cho biết: “Chào bán thì nhiều nhưng mua chẳng bao nhiêu, ai cũng chờ Bảo Việt xuống nữa để mua vì với giá trên dưới 70.000 đồng /cổ phiếu thì giá Bảo Việt hấp dẫn hơn nhiều”.

Tâm lý này càng được củng cố khi càng sát đến ngày đóng tiền mua cổ phiếu  Bảo Việt trúng đấu giá ( hạn chót là ngày 26/6), nhiều nhà đầu tư trúng đấu giá không đủ tiền hoặc không được vay theo quy định mới đã vội bán cổ phiếu Bảo Việt với thậm chí chỉ 70.000 đồng/ cổ phiếu.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tài chính lớn đã cho rằng cổ phiếu ngành bảo hiểm thời gian tới sẽ bớt sức hấp dẫn do  năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam không cao và ngày càng phải mở rộng cho các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài.

Hơn nữa, đây là một ngành kinh doanh chứa nhiều yếu tố rủi ro, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ không phải là thế mạnh của doanh nghiệp bảo hiểm nội, thị phần lớn chủ yếu do chưa có cạnh tranh từ nước ngoài.

Thị trường tái bảo hiểm phụ thuộc vào nước ngoài còn thị trường bảo hiểm nhân thọ mấy năm gần đây phát triển chậm.

Tăng vốn khó khăn

Trong tình cảnh này thì việc thị trường OTC giảm chung cũng ảnh hưởng lớn đến cổ phiếu ngành bảo hiểm.

Nhà đầu tư Vũ Đăng Thắng (sàn SBS TP.HCM) cho rằng: “Cổ phiếu  hàng đầu trong ngành bảo hiểm như Bảo Việt chỉ mua với giá trên dưới 70.000 đồng/cổ phiếu  thì chúng tôi tội gì mua các loại cổ phiếu  bảo  hiểm  khác với giá cao hơn. Vài ngày nữa giá cổ phiếu  bảo hiểm còn giảm, có khi chỉ còn bằng giá trúng thấp nhất vì một số người thà hoà vốn còn hơn mất cọc”.

“Cơn bão” Bảo Việt ập đến không chỉ làm hạ giá của “những người anh em” mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch tăng vốn của hàng loạt công ty bảo hiểm.

Quí I/2007, hàng loạt công ty bảo hiểm đã xin Bộ Tài chính được tăng vốn như Bảo Việt, Bảo Minh, Vinare, Bảo Long, Viễn Đông, BIC và cả những Cty vừa được cấp phép hoạt động cũng đề nghị tăng vốn như  Toàn Cầu, Bảo Nông, Bảo Tín...

Ngoài việc phải bổ sung cho đủ vốn theo quy định mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng (mức cũ là 70 tỉ đồng); doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng (mức cũ là 140 tỷ đồng) và 4 tỷ đồng với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm còn có nguyên do chính là cổ phiếu bảo hiểm đang ăn khách.

Vào thời điểm đó thì tăng vốn (phát hành thêm cổ phiếu) sẽ vô cùng thuận lợi và có thể thu về số tiền gấp cả chục lần, nhưng hiện nay thì nhiều Cty đang xem lại thời điểm tăng vốn vì “cơn bão” Bảo Việt.

Ngay cả  Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) vừa được Ngân hàng mẹ BIDV đổ vào thêm 300 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ của doanh nghiệp này lên 500 tỷ đồng vào tháng 6/2007 cũng bị “tai bay vạ gió”.

Bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm AAA, một doanh nghiệp mới và đang trên đường chuẩn bị bán rộng rãi cổ  phiếu  khẳng định: “Chúng tôi chú trọng đến nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khách hàng trước khi nghĩ đến thu lợi từ bán cổ phiếu”.

Có lẽ, đó cũng là “con đường chính” để doanh nghiệp bảo hiểm tồn tại và phát triển lâu dài hơn là trông chờ vào giá cổ  phiếu mưa nắng thất thường.

(Theo Tiền Phong)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,