221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
901742
Bỏ hoang 7 bãi đất ''vàng'', các chủ đầu tư nói gì?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Bỏ hoang 7 bãi đất ''vàng'', các chủ đầu tư nói gì?
,

(VietNamNet) - Đã sang năm thứ 3 kể từ khi được giao cho các chủ đầu tư, 7 bãi đất ''vàng'' trải dọc đường mới Lê Văn Lương (Hà Nội) vẫn chỏng chơ, hoang tàn... Các đơn vị đã ''xí phần'' đất này để xây mà nhiều năm vẫn chưa xây nói gì về sự chậm trễ, gây lãng phí lớn trên diện rộng này?

7 bãi đất thênh thang nối tiếp nhau trải dọc cả một con đường đôi mới tinh có vỉa hè đẹp như hoa - khiến ai đi qua cũng thấy xót xa!!! (Ảnh: H.H)

>>Hoang phí 7 bãi đất "vàng" trên đường Lê Văn Lương >>Hơn 175 tỷ đồng xây dựng đường Láng Hạ-Thanh Xuân
>>HACINCO tự tin với dự án xây nhà cho thuê tại HN

Như VietNamNet đã phản ánh dịp cuối 2006, 7 bãi đất này có tổng diện tích 48.878m2, toạ lạc tại vị trí ''đắc địa'' đối diện khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính (trên cùng một trục đường đôi mới khánh thành, rất thoáng rộng và là một trong những trục đường chính, rộng và đẹp nhất quận Thanh Xuân hiện nay). Theo quy hoạch, các chủ đầu tư sau khi nhận bàn giao sẽ phải xây dựng các công trình: nhà chung cư cao tầng (căn hộ cho thuê), nhà ở và công trình công cộng, nhà cải tạo có tầng cao trung bình từ 4,5 tầng đến 15 tầng với 165.941m2 sàn xây dựng.

Từ năm 2004, các đơn vị thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng Công ty Đầu tư & phát triển nhà Hà Nội (HANDICO), Tổng Công ty Xây dựng Miền Trung, Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP) đã được UBND TP Hà Nội giao làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng cho thuê trên 7 ô đất này (Quyết định số 3153/QĐ-UB ngày 21/5/2004). Tuy nhiên đến nay, sau 3 năm, trên toàn bộ 7 bãi đất mênh mông mới chỉ mọc lên 1 khối nhà còn dang dở của Công ty Ðầu tư và xây dựng số 2 Hà Nội (HACINCO) thuộc Tổng Công ty Đầu tư & phát triển nhà Hà Nội. Còn lại, chỉ toàn cỏ dại và đất, cát...

Trong các chủ đầu tư này, chỉ Tổng Công ty HUD đã nhanh chóng trình phương án chuyển đổi mục đích dự án thành xây dựng văn phòng cho thuê, đảm bảo tính khả thi và bước đầu được nhiều sở,  ngành, Thành phố xem xét, chấp thuận. Còn với mỗi chủ đầu tư khác, lý do được đưa ra mỗi khác...

Tổng Giám đốc Hoàng Văn Hoà (Ảnh: H.H).

Ông Hoàng Văn Hoà - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội): Chúng tôi rất muốn triển khai nhưng trước đây, chủ trương của Thành phố cho dự án này là BOT - giao đất 50 năm, sau 50 năm chủ đầu tư phải bàn giao nguyên trạng tài sản trên đất cho Nhà nước. Nhưng sau đó Luật Đất đai 2005 ban hành, theo quy định mới, tất cả các trường hợp giao đất đều phải nộp tiền sử dụng đất chứ không chỉ đóng góp ngân sách Thành phố và đền bù giải phóng mặt bằng là xong, là được giao đất như tinh thần ban đầu!

Nếu bây giờ phải nộp tiền sử dụng đất thì không thể làm nổi, vì cứ đánh giá mảnh đất vị trí đẹp thế để rồi thu tiền sử dụng đất cao thì giá cho thuê sau khi dự án hoàn tất sẽ đẩy lên cao, rất bất khả thi.

Tính ra phải hơn 40 năm mới thu hồi vốn được, tức là đến khi trả lại nhà cho Nhà nước hoạ may mới thu hồi hết vốn! Dân tình nhìn thấy để đất trống, sốt ruột hỏi sao các vị ấy ''chiếm đất'' mà không làm thì kỳ thực chúng tôi là doanh nghiệp còn sốt ruột hơn nhiều... Trên thực tế, chúng tôi đã tiến hành khoan cọc đại trà, nhưng hàng năm nay dự án dừng lại như thế, trước hết thua thiệt cho nhà đầu tư và nhà thầu. Chúng tôi rất mong được ''chốt'' một mức giá khả thi để tiếp tục tiến hành.

Giám đốc Nguyễn Chí Sỹ (Ảnh: H.H).

Ông Nguyễn Chí Sỹ - Giám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (Tổng Công ty Đầu tư & phát triển nhà Hà Nội): Đây là 1 dự án chúng tôi rất say sưa, vì cho rằng chắc chắn trong tương lai quan niệm về sở hữu nhà sẽ thay đổi. Cùng với cuộc sống ngày càng hiện đại, mọi người dần sẽ hiểu rằng ở nhà thuê là tối ưu nhất, mặc dù ngay bây giờ thì chưa dễ gì thay đổi cả một hệ tư tưởng đã hằn sâu, tư duy của nhiều thế hệ qua nghìn đời rằng nhà ở phải có sở hữu, cha truyền con nối - ''cả đời sống để làm nhà cho con''... Song tôi tin rằng lớp thanh niên mới lớn lên sẽ thích nghi chuyện này nhanh hơn. Chính vì vậy chúng tôi là đơn vị đầu tiên và hiện cũng duy nhất triển khai nhanh chóng việc xây dựng tại tuyến này!

Ý tưởng của Thành phố về dự án xây nhà cho thuê này theo tôi rất hay nhưng khi thực hiện gặp nhiều trở ngại, mà khó khăn lớn nhất là vấp phải tâm lý thị trường. Mười khách đến với chúng tôi thì cả 10 đều hỏi: ''Bán thì mua ngay! Bao nhiêu cũng mua vì vị trí rất đẹp!'' - nhưng nếu biết chỉ cho thuê thì lại lăn tăn, lần chần, chưa quen với khái niệm này mặc dù chúng tôi cũng đã dày công phân tích...

Trải dọc theo 7 bãi đất ''vàng'' mênh mông là dải vỉa hè cũng thênh thang của đường mới Lê Văn Lương - điều đáng quý và không dễ tìm tại Hà Nội! (Ảnh: H.H)

Một nguyên nhân chậm trễ nữa (không chỉ của công ty tôi mà của chung các đơn vị) là do vướng tuyến điện cao thế. Theo kế hoạch thì phải ngắt, hạ ngầm xuống tuy-nen phía dưới nhưng vì đây là tuyến điện 220KV (quốc gia) nên Ban Quản lý dự án Láng Hạ - Thanh Xuân cho biết vấn đề kỹ thuật rất phức tạp, phải thuê chuyên gia nước ngoài xử lý, nhập thiết bị vật tư, chi phí khá lớn nên chưa thể làm ngay ''một sớm một chiều''. Vì vậy, chưa thể hạ ngầm thì phải tính chuyện chung sống với nó! Toà nhà A thuộc ô đất của chúng tôi cũng chính vì ảnh hưởng tuyến điện này nên chậm cam kết với khách hàng: đúng ra hết 2007 phải hoàn tất nhưng bây giờ phải tính lại, điều chỉnh thiết kế để đủ hành lang an toàn tuyến điện, chắc phải 2008 mới xong.

Tuy nhiên, toà nhà B của chúng tôi đã sắp hoàn thiện, khoảng giữa 2007 là đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang tính toán theo Luật Đất đai mới, vì nếu thu tiền sử dụng đất thì bản chất dự án sẽ thay đổi, sẽ gắn với yếu tố kinh doanh chứ không còn chuyện 50 năm phải bàn giao tài sản nữa! Song tất nhiên không phải cứ nộp tiền sử dụng đất rồi muốn làm gì thì làm, mà các đơn vị phải chủ động tính bài toán kinh tế của mình, trình Thành phố xem xét, quyết định.

Bãi đất của TCty Xây dựng Miền Trung vẫn đang có chức năng chính là trồng cây, cỏ và... thi thoảng bán bia! (Ảnh: H.H)

Ông Trần Danh Thanh - Giám đốc Công ty Đầu tư và xây dựng Phương Bắc (Tổng Công ty Xây dựng Miền Trung): 3 năm được giao chủ đầu tư thì cũng 3 năm Thành phố Hà Nội chưa làm xong việc giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư! Đến nay mới giải phóng mặt bằng được 2/3 diện tích, còn lại gần 6.000m2 nữa - 29 hộ dân vẫn đang giữ đất! Chúng tôi cũng rất muốn mọi cái OK để bắt tay vào thực hiện đúng chủ trương xây dựng nhà ở cho thuê mà Thành phố đã giao phó nhưng quả thực là... vướng quá!

Toàn bộ câu chuyện này sẽ diễn tiến ra sao, còn hay hết những lý do quanh 7 bãi đất ''vàng'', dự án thí điểm xây nhà cho thuê 3 năm ''vẫn y nguyên'' có phải ''lỗi tại cơ chế'' - VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc...

Đối với Dự án thí điểm xây nhà cho thuê này, chủ trương ban đầu của Thành phố là ưu đãi về chính sách đối với các chủ đầu tư, như không hoặc chậm thu tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và phần doanh thu cho thuê nhà mang lại, được quyền sử dụng từ 40 - 50 năm trên diện tích dự án... Tuy nhiên, Thành phố sẽ có khung giá định hướng để chủ đầu tư dựa vào cơ sở đó mà quy định giá cho thuê, không tuỳ tiện đặt giá vượt quá khả năng người thuê.

Ngày 30/10/2006 vừa qua, UBND TP đã gửi công văn đến tất cả các chủ đầu tư dự án, các sở: Kế hoạch & đầu tư, Tài chính, Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Tài nguyên, môi trường & nhà đất cũng như Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Láng Hạ - Thanh Xuân nhằm ''quyết liệt'' đôn đốc các đơn vị cần hoàn thiện thủ tục, lập phương án khả thi và tiến hành thủ tục giao đất xong trước 31/12/2006. Quá hạn ''chót'' này, đơn vị nào chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, Thành phố sẽ thu hồi.

  • Tràng An Nguyễn (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,