221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
875720
Thu hút đầu tư nước ngoài trên đà thuận lợi
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Thu hút đầu tư nước ngoài trên đà thuận lợi
,

(VietNamNet) - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 đã có những kết quả rất ấn tượng với kỳ lục về số lượng và chuyển biến về chất lượng. Dường như nhận định về một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam đang trở thành hiện thực. Với nhiều điều kiện thuận lợi mới cộng với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài được đánh giá là đang trên đà thuận lợi.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư (KH - ĐT) cho biết, năm 2006, thu hút đầu tư nước ngoài đã đạt mức kỷ lục kể từ khi ban hành luật Đầu tư nước ngoài đến nay, dự kiến số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký có thể đạt hơn 9 tỷ.

Bên cạnh đó, thu hút vốn FDI năm 2006 đã đánh dấu một bước chuyển mới về chất mà cụ thể chúng ta đã thu hút được nhiều dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao. Lần đầu tiên Việt Nam có những dự án công nghiệp lớn trên một tỷ USD và lần đầu tiên chúng ta thu hút được những dự án công nghệ cao như dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử của Intel với số vốn ần 1 tỷ USD. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới đã chọn Việt Nam là điểm đầu tư sản xuất cho cả khu vực, đưa Việt Nam tham gia vào chu trình sản xuất mang tính toàn cầu của các tập đoàn lớn.

Soạn: HA 983771 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Phan Hữu Thắng. (Ảnh: Phước Hà)

Kết quả tốt đẹp này đã được dư luận nước ngoài đánh giá là hiện tượng Việt Nam. Trong năm 2006, vị thế của nước ta trên thế giới được nâng cao sau khi trở thành thành viên 150 của WTO và tổ chức thành công Hội nghi cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội, tiếp tục làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, môi trường kinh doanh của nước ta đã tiếp tục được hoàn thiện nâng cao nhằm tạo một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh minh bạch thông thoáng hơn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Với kết quả thuận lợi này, ông có nhận định gì về khả năng thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2007 tới?

- Có thể nói, năm 2007, thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục có nhiều thuận lợi nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. Tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với hình ảnh Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế sẽ tiếp tục tạo nên sức thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh càng được cải thiện theo cơ chế thị trường. Hàng loạt luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu cũng như việc phân cấp triệt để việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các địa phương sẽ tạo ra một sự thông thoáng và thuận tiện hơn cho nhà đầu tư. Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được thay đổi góp phần để môi trường kinh doanh ngày càng thuận tiện hơn.

Đồng thời cũng phải kể đến yếu tố thuận lợi về dòng vốn đầu tư trên thế giới đang hồi phục mạnh mẽ và có xu hướng đổ vào các quốc gia đang phát triển có sự ổn định và cởi mở. Việt Nam cũng nằm trong chiến lược phân bổ đầu tư của nhiều tập đoàn ra khỏi Trung quốc để tránh rủi ro. Dự kiến năm 2007 thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ đạt khoảng 9,2 tỷ USD. Trong đó, sẽ tập trung vào các đối tác lớn như Nhật Bản. Chúng ta cũng hy vọng sự tăng trưởng mạnh mẽ về đầu tư từ Hoa Kỳ, EU mà nhất là Đức... Đây là các đối tác tiềm năng về vốn và công nghệ, giúp chúng ta đạt được mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút công nghệ cao. Các đối tác, lĩnh vực khác sẽ tiếp tục được quan tâm xúc tiến và hỗ trợ nhằm thu hút gia tăng nguồn vốn FDI  vào Việt Nam.

Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, điều này sẽ có tác động thế nào tới thu hút FDI của Việt Nam?

- Có thể nói rằng, khi trở thành thành viên WTO, việc thu hút FDI có triển vọng rất sáng sủa. Gia nhập WTO, luật pháp của ta phù hợp với thông lệ quốc tế, các rào cản dỡ bỏ... sẽ có tác động thúc đẩy FDI trong những năm tới đây.

Khi đã là thành viên WTO, Việt Nam cam kết tuân thủ toàn bộ các hiệp định và nghị định mang tính ràng buộc của tổ chức này với nguyên tắc chính là mở cửa thị trường về hàng hoá và dịch vụ. Không phân biệt đối xử giữa các đối tác. Thực hiện các quy định về đầu tư, bảo hộ sở hữu trí tuệ, công khai minh bạch về chính sách, giải quyết tranh chấp thông quan cơ quan của WTO... sẽ có tác động đến môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn hơn, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư khi đến Việt Nam.

Tuy nhiên, gia nhập WTO sức ép cạnh tranh sẽ tăng lên trên thị trường Việt Nam. Hàng hoá sản xuất trong nước sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và dịch vụ từ bên ngoài vào. Một số doanh nghiệp FDI có thể sẽ gặp khó khăn... điều này sẽ có những tác động đến việc thu hút FDI của chúng ta.

Việc phân cấp quản lý đầu tư được xem là một đột phá, thể hiện tinh thần cởi mở của Luật Đầu tư mới. Hiện nay công tác này được triển khai như thế nào, thưa ông?

- Phân cấp là một yêu cầu hợp lý, trong quá trình xây dựng luật Bộ KH - ĐT đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Ngay sau khi luật có hiệu lực, cụ thể là từ thời điểm 25/10 ngày nghị định 108 có hiệu lực, Bộ  KH - ĐT đã không xem xét việc cấp phép đầu tư và đã bàn giao lại hết cho các địa phương. Toàn bộ quy trình cấp phép bây giờ sẽ do địa phương là đầu mối. Bộ sẽ chuyển sang xây dựng chính sách, hướng dẫn thực hiện và đi vào kiểm tra giám sát.

Nhằm đảm bảo thực hiện việc phân cấp không gây ra những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, Bộ KH - ĐT đã có công văn yêu cầu các Sở KH - ĐT ở địa phương phổ biến các nội dung luật một cách rộng rãi, tiến hành kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực thẩm tra, thẩm định dự án, đáp ứng yêu cầu theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn Bộ KH - ĐT sẵn sàng giúp đỡ, tư vấn và cử cán bộ hỗ trợ.

Gần đây Bộ có nhắc đến việc triển khai cơ chế "một cửa" trong thu hút đầu tư, việc này sẽ được triển khai cụ thể thế nào?

- Cơ chế một cửa cũng sẽ do các địa phương triển khai. Theo đó, cơ quan chịu trách nhiệm đầu mối của cơ chế này là  là Sở KH - ĐT các địa phương. Các nhà đầu tư chỉ cần đến Sở KH - ĐT nộp hồ sơ và chờ nhận đăng ký đầu tư. Còn các vấn đề khác về quy hoạch, xây dựng, nhà đất... là câu chuyện nội bộ của các sở ngành địa phương. Các cơ quan này sẽ phối hợp với nhau để giải quyết, nhà đầu tư không mất nhiều thời gian để chạy đi tất cả các nơi để giải quyết công việc nữa.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng cần thực hiện nghiêm túc việc quy định rõ ràng, minh bạch thủ tục hành chính ở mọi khâu và mọi cấp. Công khai, quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục về đầu tư.

Việc đầu tư xây dựng hạ tầng nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh sẽ được thực hiện thế nào trong năm tới?

- Một trong các lĩnh vực tập trung thu hút đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 là nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có ở Việt Nam bao gồm cả hệ thống các nhà máy điện, hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng... Chúng ta biết rằng, nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh hiện là lớn; thu hút đầu tư nước ngoài gia tăng, đầu tư trong nước gia tăng, nền kinh tế tăng trưởng cao đòi hỏi nhất thiết phải có sự nâng cấp mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng.

Hiện nay, bên cạnh nguồn vốn đầu tư của nhà nước đầu tư lớn cho các công trình hạ tầng. Chúng ta đang tập trung kêu gọi đầu tư vào hạ tầng kinh tế lớn, có ảnh hướng tới sự phát triển của cả vùng và đất nước. Một số hạng mục kêu gọi như Cảng Vân Phong, các nhà máy điện, các dự án hạ tầng đô thị... đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tập trung thu hút đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ nguồn tập trung vào các khu như  Láng - Hoà Lạc; đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cho đầu tư sản xuất.

Trong tình hình mới và yêu cầu thu hút đầu tư ngày càng cao, công tác xúc tiến đầu tư năm tới sẽ được tiến hành thế nào thưa ông?

- Năm 2007, Việt Nam đã gia nhập WTO, vị thế và sức hút sẽ được nâng lên; bên cạnh đó, cùng với việc phân cấp triệt để cho các địa phương... đã tạo ra môi trường đầu tư mới Việt Nam. Điều này, đòi hỏi xúc tiến đầu tư cũng phải có những thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Bộ KH - ĐT mà Cục Đầu tư nước ngoài phải đi vào những dự án thật lớn, có tầm ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bộ mặt các vùng. Ví dụ tập trung triển khai 3 đề án lớn mà Thủ tướng đã làm việc với phía Nhật Bản là lấp đầy khu công nghệ cao Hoà Lạc, đường sắt cao tốc, đường cao tốc Bắc - Nam. Chúng tôi cũng sẽ tập trung thu hút vào 5 khu kinh tế mà Thủ tướng đã phê duyệt.

Bên cạnh đó, các dự án cụ thể cũng đã được phân cấp cho các địa phương. Nhưng với vai trò của mình Bộ KH - ĐT sẽ cố gắng hướng dẫn các địa phương phối hợp, tránh chồng chéo, không có hiệu quả, hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Mới đây, Chính phủ đã giao cho Bộ KH - ĐT xây dựng quy chế để hình thành nên chương trình xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch. Trước khi đi vào năm mới chương trình này sẽ hoàn thành để Thủ tướng phê duyệt làm cơ sở cho công tác xúc tiến. Trong năm tới, Việt Nam cũng sẽ phối hợp với 16 hãng thông tấn báo chí lớn của khu vực sẽ tổ chức một hội nghị về xúc tiến đầu tư vào khu vực và Việt Nam. Đây có thể coi là  sự kiện xúc tiến đầu tư lớn của năm 2007. Bên cạnh đó chúng ta vẫn sẽ tiến hành các hoạt động khác một cách hiệu quả hướng tới các nhà đầu tư cụ thể cho từng dự án cụ thể.

Xin cảm ơn ông.

  • Phước Hà

Ý kiến của bạn về một làn sóng đầu tư mới vào VN?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,