221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
746908
FDI năm 2006 có thể vượt 6 tỷ USD
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
FDI năm 2006 có thể vượt 6 tỷ USD
,

(VietNamNet) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức cho biết, năm 2005, cả nước thu hút vốn đầu tư hơn 5,8 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2004 và vượt 29% so với kế hoạch thu hút 4,5 tỷ USD đề ra.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt, điều đáng chú ý là năm 2005, rất nhiều các tập đoàn lớn đã đầu tư các dự án quan trọng vào những lĩnh vực mà lâu nay Việt Nam vẫn mong muốn. Đáng chú ý như dự án nhà máy sản xuất thép không gỉ 700 triệu USD, dự án phát triển mạng di động CDMA gần 600 triệu USD... Bên cạnh đó, một số tập đoàn lớn tại Việt Nam đã mở rộng sản xuất và chọn Việt Nam làm địa bàn đầu tư lâu dài như: Canon, Matsushita...

 
Soạn: AM 659207 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sự yếu kém của hạ tầng cơ sở, nhất là điện, đường giao thông đang gây ra trở ngại cho các nhà đầu tư.

Trong năm 2005, Việt Nam cũng đã mở cửa kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nhất là các dự án năng lượng, giao thông vận tải. Hàng loạt dự án cụ thể đã được chuẩn bị để kêu gọi đầu tư và bước đầu thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2005, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục sản xuất kinh doanh hiệu quả, với tổng doanh thu không kể dầu thô đạt 21 tỷ USD, xuất khẩu 10,3 tỷ USD tăng 26,6% so với năm 2004, nộp ngân sách 1,29 tỷ USD tăng 39% và chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước. Trên các lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp, tỷ trọng đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.

Năm 2006, dự kiến tốc độ thu hút đầu tư vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, có thể vượt mức 6 tỷ USD. Vấn đề mà Việt Nam quan tâm hiện nay là đẩy nhanh tiến thực hiện các dự án đã được cấp phép, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn năm 2006, tốc độ giải ngân vốn đầu tư sẽ tăng thêm 10% để có thể đưa 3,5 tỷ USD vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng thu hút đầu tư nước ngoài điều lo ngại lớn nhất hiện nay là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng sẽ gây ra những trở ngại cho các nhà đầu tư nhất là thiếu điện, quy hoạch sản xuất chưa rõ ràng và hợp lý, kết cấu các công trình giao thông còn yếu kém và chưa đồng bộ, hệ thống các khu công nghiệp còn thiếu nhiều các công trình kỹ thuật và sự liên kết để đáp ứng các dự án lớn, công nghệ cao.

Về vấn đề hạ tầng, tại Diễn đàn Doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đã chọn đây làm nội dung chủ yếu. Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận đây là những yếu kém, là "nút cổ chai" của nền kinh tế và kêu gọi các nhà đầu tư tiếp cận các dự án hạ tầng. 

Phía Việt Nam cũng đã công khai kế hoạch đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng quan trọng như điện, viễn thông, cảng biển... Việt Nam cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư với những hình thức đầu tư thích hợp nhất cho từng lĩnh vực.

  • Đông Hiếu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,