221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1015720
Thiếu điện: Tăng cường cắt điện để giảm lỗ?
1
Article
null
Thiếu điện: Tăng cường cắt điện để giảm lỗ?
,

(VietNamNet) - Liệu có chuyện nhân việc thiếu điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường cắt điện để giảm lỗ và không giảm thưởng cuối năm?

>> EVN: Chưa đến mức cắt điện luân phiên
>> Thiếu điện đến hẹn lại lên... sớm

 

mất điện tại Ký túc xá đại học  Quốc gia Hà Nội( Ảnh minh hoạ)

Một tối mất điện tại Ký túc xá đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ)

Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, do thiếu điện, sẽ thực hiện hạn chế công suất trong các giờ cao điểm, sáng từ 9 giờ đến 11 giờ, tương ứng với 600-1.000 MW và chiều từ 17 giờ đến 19 giờ với khoảng 1.400-1.600 MW từ nay đến hết tháng 12/2007.

Với việc hạn chế công suất này thì hiện tượng cắt điện trên diện rộng lại xuất hiện. Lý do cắt điện thì đã rõ là do Nhiệt điện Uông Bí mở rộng chưa xong, chạy không ổn định. Các nhà máy  Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 không may bị sự cố. Bên cạnh đó, nhu cầu điện tăng nên đã xảy ra tình trạng thiếu điện. Do đó việc cắt điện vào một số giờ cao điểm là không tránh khỏi...

Thiếu điện chuyện đã rõ như ban ngày, nhưng liệu có chuyện nhân việc cung không đủ mà EVN tăng cường cắt điện để giảm lỗ, không giảm thưởng cuối năm? 

Trên thực tế, nếu đáng cắt 1 giờ mà ngành điện cắt thành 1 giờ 30 phút thì với người dân cũng đâu có khác bởi người ta đã biết đó là do thiếu điện, nhưng với các nhà sản xuất, kinh doanh điện thì lại là chuyện khác hẳn.  

EVN hiện là nhà mua buôn điện duy nhất từ các đơn vị thuộc EVN cũng như ngoài EVN. Để đảm bảo nhu cầu điện cho nền kinh tế, ngoài các nguồn điện có giá rẻ được sản xuất bởi các doanh nghiệp của EVN, thì EVN còn phải mua điện từ các nhà máy điện độc lập, các nhà máy điện BOT với mức giá không dễ chịu. Các quan chức của EVN từng phàn nàn, bản thân EVN sản xuất điện thì có lãi, nhưng đi mua của các nguồn ngoài về để bán lại với giá bán lẻ hiện nay thì lỗ, nhất là khi nước cạn, về ít, phải chạy dầu. 

Thủy điện Hòa Bình. Ảnh minh họa

Theo số liệu được công bố tại cuộc họp báo của Tổ công tác giá điện trước thời điểm tăng giá điện từ đầu năm 2007, giá mua điện từ các nhà máy độc lập bình quân là 740 đồng/kWh, nếu tính cả phí truyền tải, phân phối thì chi phí giá thành điện đến khách hàng sử dụng là 1.056 đồng/kWh. Trong khi giá bán bình quân đến hộ tiêu thụ hiện nay là 852 đồng/kWh, nên mua điện  ngoài, EVN phải bù lỗ. Điều này cũng có nghĩa là, tỷ trọng điện mua ngoài càng cao thì EVN càng bị lỗ.

Theo EVN, năm 2007 dự kiến mua của các nhà máy điện BOT, IPP (nguồn điện độc lập)  và các công ty cổ phần khoảng 33,449 tỷ kWh chiếm 49,73% tổng sản lượng sản xuất và mua ngoài của EVN.
Nếu như tình hình nước về các hồ thuỷ điện thuận lợi thì việc gia tăng nguồn thuỷ điện có chi phí sản xuất thấp sẽ giúp bù đắp lại phần nào việc mua điện giá cao, nhưng, năm nay, nước về giảm. Trong tháng 11/2007, nước về hồ Hòa Bình đạt 1.000 m3/s, hiện nay nước về giảm dần đạt hơn 670 m3/s. Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình hiện được khai thác đạt trung bình 23 triệu kWh/ngày. 

Bên cạnh đó, nếu đổ dầu vào chạy máy phát điện thì thua lỗ tính ra còn nặng hơn. Theo tính toán, nếu chạy dầu thì giá thành 1Kwh điện sẽ vào khoảng 3.000 đồng trong khi  bán ra với mức 852 đồng thì lỗ nặng. Vậy nên việc đưa dầu vào chạy và chạy như thế nào chỉ có EVN biết. 

Cũng theo số liệu từ EVN, sau khi xăng dầu tăng giá thì giá thành sản xuất điện tại các nhà máy nhiệt điện chạy dầu tăng thêm 710,25 đồng/kWh, tại nhà máy tuốc bin khí chạy dầu tăng thêm 517,39 đồng/kWh và nhiệt điện chạy diezel tăng thêm 483,94 đồng/kWh. Tính  ra từ khi giá xăng dầu tăng đến hết năm 2007 (khoảng hơn 1 tháng), chi phí sản xuất điện của toàn EVN đã bị tăng lên 150,5 tỷ đồng. Nếu giá xăng dầu tiếp tục duy trì với mức tăng như hiện nay đến hết năm 2008, với sản lượng điện dự kiến cả năm 2008 trên 58 tỷ kWh, chi phí sản xuất điện của EVN sẽ tăng thêm khoảng trên 900 tỷ đồng.

Với chi phí tăng lên EVN đứng trước nguy cơ giảm lợi nhuận. Nếu lợi nhuận giảm thì lương, thưởng cũng theo đó mà bị giảm. Vậy nên rất có thể, bên cạnh câu chuyện thiếu điện thì câu hỏi đặt ra liệu có phải cắt điện nhằm giữ thưởng cuối năm? Điều này thì người ngoài cuộc khó lòng biết rõ. Chỉ biết là việc cắt điện vào giờ cao điểm sẽ tiến hành hết tháng 12//2007.

  • Trần Thuỷ
     
    Ý kiến của bạn đọc:
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,