,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
710852
Tính đố kỵ cản trở khoa học
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Tính đố kỵ cản trở khoa học

Cập nhật lúc 19:47, Chủ Nhật, 25/09/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - GS. Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, cho rằng, tính đố kỵ dẫn đến không đánh giá đúng, không phục nhau, gây mất đoàn kết đang làm cản trở sự nghiệp khoa học.

Soạn: AM 560509 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS. Vũ Tuyên Hoàng.

Trao đổi với VietNamNet bên lề hành lang cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng với giới khoa học ngày 24/9, ông nói:

''Chúng ta nói chung đưa ra chủ trương, chính sách với lời lẽ phân tích rất hay. Nhưng đến khi tổ chức thực hiện cụ thể thì yếu. Như thế là giữa lời nói và việc làm có một khoảng cách, không bao giờ thực hiện đầy đủ cả. Bây giờ muốn có chủ trương thực hiện thật đúng thì phải có những cơ chế hết sức cụ thể. Theo tôi muốn giải quyết được phải nghe ý kiến của những nhà khoa học. Đặc biệt là nhà khoa học lão thành, từng trải thường có ý kiến gay gắt cũng phải nghe người ta''.

* Nhiều nhà khoa học có khả năng mà không được trọng dụng, gây lãng phí chất xám. Vậy nguyên nhân ở đâu, thưa Giáo sư?

- Muốn trọng dụng các nhà khoa học, đầu tiên phải đánh giá đúng khả năng của họ. Rất nhiều nhà khoa học làm được việc nhưng mà đánh giá đúng chưa được chính xác. Có người chuyên về lý thuyết, có người chuyên cả lý thuyết lẫn thực hành, có người chỉ chuyên về thực hành mà lý thuyết không mạnh. Tôi sợ rằng chúng ta vẫn còn tệ quan liêu. Thực sự coi trọng các nhà khoa học, quan điểm đó chưa thực hiện một cách đúng. Thành ra ta cứ nói là trọng dụng các nhà khoc học, nhưng trước khi trọng dụng chưa hiểu người ta có khả năng gì, có thể tham gia vào lĩnh vực nào...?

Có người nói giỏi nhưng làm việc thực tế hiệu quả không cao. Nhưng có người không biết nói nhiều nhưng làm rất hiệu quả. Cho nên phải hiểu vấn đề đó chứ không nên chỉ nghe nhà khoa học nói mà phải xem người ta làm và đánh giá kết quả một cách khách quan thì mới nói trọng dụng. Tôi cho đây vẫn là thiếu sót của ta. Tôi đã nói ở trên, chúng ta chính sách rất hay nhưng khi thực hiện vẫn còn một khoảng cách.

* Trong khi đó, chế độ đãi ngộ hiện nay đối với nhà khoa học rất thấp...?

- Người ta nói nhiều về lương bổng rồi thì phải xem xét một cách cụ thể. Lương hành chính và lương khoa học công nghệ, theo tôi, nên có hai hệ thống khác nhau. Chứ đưa người làm khoa học cũng nhập vào lương hành chính là không đúng.

* Theo GS., Nhà nước cần phải làm gì để nhà khoa học toàn tâm, toàn ý cống hiến?

- Thứ nhất, phải chọn lọc đúng những nhà quản lý có hiểu biết về khoa học kỹ thuật. Nhiều nhà quản lý tôi nói thật là không có am hiểu, thành ra trở ngại. Cho nên phải chọn người am hiểu khoa học kỹ thuật và rất năng động.

Thứ hai, nên tạo mức lương nào đấy tối thiểu cho các nhà khoa học tầm cỡ có trình độ, tâm huyết người ta yên tâm làm khoa học. Số này không nhiều, cần có những đặc cách nhất định. Nói chung với đội ngũ các nhà khoa học nên lo đời sống cho họ tương đối đủ, để họ đỡ phải lo hàng ngày.

Quan trọng nhất đối các nhà khoa học tâm huyết, đầu tiên họ chỉ có mong muốn đầu tư về điều kiện làm việc, môi trường làm việc để người ta có thể cống hiến hết sức mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều cái ngăn trở lắm!

Tôi cũng xin nói ở VN ta vẫn còn tồn tại một cái nhược điểm trong con người là tính đố kỵ. Thường là không đánh giá đúng lẫn nhau, không chịu phục nhau, đôi khi đi đến mất đoàn kết không liên hợp với nhau được. Trong thời gian vừa rồi cũng có nơi này nơi kia không tốt. Cái đấy công tác tư tưởng phải giải quyết cho triệt để.

* Xin cảm ơn GS.?

  • Văn Tiến thực hiện
,
,